Hiển thị các bài đăng có nhãn Noel. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Noel. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2018

Công thức làm bánh Cookie Sugar ngộ nghĩnh trang trí Noel

Cookie Sugar - Cookie đường là loại bánh vô cùng phổ biến, dùng làm quà tặng các dịp lễ lớn như đám cưới, christmas, halloween, đầy tháng, thôi nôi, theo mùa: xuân, hạ, thu, đông vân vân và mây mây luôn. Dịp gì cũng thích hợp, chỉ cần khéo leo trang trí bánh theo chủ đề là nức nở lắm rồi.

Ứng dụng nhiều như vậy thì các nàng phải ghim ngay công thức làm bánh Cookie Sugar - Cookie đường này lại đi ;)


Nguyên liệu làm bánh Cookie Sugar cookie đường

– 2 cups bột
– ¼ tsp muối
– ½ tsp bột nở
– 4 ounce bơ
– 1 cup đường
– ½ trái chanh, vỏ chanh (không bắt buộc)
– ½ đậu vani, bỏ hạt để sử dụng (không bắt buộc)
– 1 quả trứng
– 2 tbsp kem
– ½ tsp vani

Cách làm bánh Cookie Sugar ngộ nghĩnh trang trí Noel

Bước 1. Để lò nóng ở nhiệt độ 350 độ.

Bước 2. Dùng cái đánh kem trộn bột, muối cùng với bột nở. Sau đó thêm kem cùng bơ và đường với vỏ chanh, vani, đậu vani. Thêm trứng và trộn đều.

Bước 3. Thêm kem và các nguyên liệu khô vào hỗn hợp bơ, tiếp tục trộn đều.

Bước 4. Bọc bột và để trong tủ lạnh ít nhất 1 đêm.

Bước 5. Tạo bột thành hình những chiếc bánh quy dày 1/8 inch. Nướng bánh khoảng 10 phút cho đến khi các cạnh chín vàng.


Các đầu bếp bánh ngọt tại Gramercy Tavern ở thành phố New York thường sử dụng các bánh cookie này để trang trí cùng với một chút kem làm từ lòng trắng trứng.

>>> Xem thêm: Tổng hợp video hướng dẫn làm các loại bánh cookie

Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2018

4 bước làm bánh Cookie Gingersnaps dịp Giáng sinh

Cookie Gingersnap là một trong những chiếc cookie cổ điển không thể không nhắc đến, có vị gừng ấm áp và rất mỏng rất giòn. Cookie Gingersnaps thường được làm vào dịp Giáng sinh hàng năm có lẽ bởi sự ấm áp từ các nguyên liệu hòa quyện trong chiếc bánh, chỉ cẩn ngừi mủi và nhìn màu sắc thôi là đã đủ ấm sực ngày đông giá lạnh rồi.

4-buoc-lam-banh-cookie-gingersnaps-dip-giang-sinh-14-buoc-lam-banh-cookie-gingersnaps-dip-giang-sinh-2

Công thức làm bánh cookie gingersnaps mà Bếp Bánh chia sẻ dưới đây sử dụng một lượng lớn mật đường nên bánh đảm bảo được độ mềm và ẩm trong vòng 2 tuần nhé.

>>> Công thức 10 loại bánh cookie được yêu thích nhất Thế giới

Nguyên liệu làm bánh cookie gingersnaps

  • 2 sticks bơ, mềm
  • 1 cup đường cát
  • 1 tsp Muối
  • 4 cups bột
  • 1 tbsp gừng
  • 1 tbsp baking soda
  • 1 cup mật đường
  • 1/4 cup nước

Cách làm bánh cookie gingersnaps

4-buoc-lam-banh-cookie-gingersnaps-dip-giang-sinh-3

Bước 1: Để lò nướng nóng ở nhiệt độ 350 độ.

Bước 2: Trong bát của một máy trộn đứng trộn kem bơ, đường và muối với tốc độ trung bình cho đến khi mịn, trộn trong  3-5 phút. Trong một bát lớn, trộn bột, gừng, và baking soda. Đun nóng mật đường và nước trong một cái chảo nhỏ trên lửa vừa, khoảng 4-5 phút. Đừng đun sôi.

Bước 3: Từ từ thêm các thành phần khô và mật đường vào hỗn hợp kem, trộn đều bằng máy với tốc độ thấp. Múc bột lên tấm nướng đã được chuẩn bị trước đó ( khoảng 1 tbsp bột), ép phẳng bột dày khoảng 1 ½ inch.

Bước 4: Nướng cho đến khi chín vàng và có các vết nứt trên bề mặt bánh. Nướng khỏang 12 phút.

4-buoc-lam-banh-cookie-gingersnaps-dip-giang-sinh-44-buoc-lam-banh-cookie-gingersnaps-dip-giang-sinh-5


Bánh quy gừng còn được sử dụng nhiều để trang trí bánh ngọt thêm phần đặc sắc và hấp dẫn nữa, thế nên phải "thủ" ngay công thức này lại đi các mom ui!!!

>>> Xem thêm: Tổng hợp video hướng dẫn làm các loại bánh cookie

Điểm mặt những loại bánh không thể thiếu trong lễ Giáng sinh

Góp phần không nhỏ giúp không khí Giáng sinh thêm rộn ràng và hấp dẫn chính là sự góp mặt của những loại bánh thơm nồng nàn, những chiếc kẹo ngọt ngào và cả các loại đồ uống có nhiều ý nghĩa...


Và những loại bánh Giáng sinh này dường như không thể thiếu trong mỗi bàn tiệc hàng năm. Cùng điểm mặt những loại bánh không thể thiếu trong lễ Giáng sinh này nhé!!!

1, Bánh khúc cây – món bánh Giáng sinh truyền thống của Châu Âu

Tương truyền, chiếc bánh khúc cây ra đời khoảng năm 1875 khi một người thợ làm bánh người Pháp có sáng kiến làm chiếc bánh ngọt hình khúc cây cho đêm Giáng sinh thay cho… khúc gỗ thật. Và để làm chiếc bánh thêm sinh động, các thế hệ sau nghĩ ra thêm cách phủ lên đó hình ảnh của những cây thông, ông già Noel, thảm cỏ, người tuyết… khiến bạn liên tưởng đến một khu rừng đầy sắc màu.



Nói đến Giáng sinh thì chúng ta không thể quên món bánh khúc cây đặc biệt chỉ dành riêng cho dịp lễ đầy sắc màu này. Bánh có nguồn gốc từ Pháp với tên gọi “chính chủ” là Bûche de Noël, có ý nghĩa “khúc cây lễ Giáng sinh".

Theo một nguồn tài liệu khác, trong lễ hội Yule cổ xưa, người ta phải chuẩn bị một khúc gỗ lớn và đốt lên trong suốt 12 đêm để đón chào sự trở lại của thần mặt trời để thể hiện sự sùng bái thần linh. Nếu thân cây cháy trước lúc kết thúc lễ hội thì đó là báo hiệu một điềm chẳng lành cho cả năm.


Cũng có ý kiến cho rằng, theo tục lệ vào đêm trước Noel, người phương Tây thường vào rừng chặt một khúc cây lớn và đem về nhà làm lễ dâng rượu. Khúc cây được đặt trên lò sưởi, rắc thêm ít dầu, muối, rượu nóng và mọi người bắt đầu nghi thức cầu nguyện. Tương truyền rằng, tiếng lửa kêu tách tách và bột than từ khúc cây đã cháy này sẽ bảo vệ ngôi nhà khỏi thiên tai và sự xâm nhập của ma quỷ.

Dù ở khía cạnh nào thì sự ra đời của món bánh khúc cây nhân ngày Giáng sinh ít nhiều cũng mang ý nghĩa cầu mong sự an lành, hạnh phúc cho gia chủ.

2, Kẹo chiếc gậy và nghĩa nghĩa thú vị của nó

Từ rất lâu, kẹo cây gậy đã trở thành món ăn không thể thiếu trong lễ Giáng sinh. Thuở ban đầu cây kẹo này có hình dáng thẳng và chỉ có màu trắng. Sau này kẹo được thêm những vằn đỏ, vị bạc hà và được uốn cong 1 đầu thành hình cây gậy như hiện nay.


Nếu lật ngược cây gậy theo bảng chữ cái tiếng anh, bạn sẽ thấy cây kẹo có hình chữ J, đó là chữ cái đầu tiên của tên chúa Jesus. Màu trắng muốt của kẹo biểu hiện cho sự xuất hiện của Đức Mẹ Đồng Trinh, sự trong trắng vô tội của Chúa. 

Độ cứng của kẹo biểu trưng cho ý chí sắt đá, nền tảng vững chắc của nhà thờ và lời hứa cao cả của Chúa. Những sọc nhỏ màu đỏ tượng trưng cho những giọt máu đau đớn mà Ðức Chúa phải chịu đựng trước khi ngài chết trên cây Thánh giá.

Chính vì vậy mà kẹo cây gậy Giáng sinh xuất hiện như một biểu tượng thiêng liêng, đồng thời giúp con người hướng đến cuộc sống thánh thiện, tốt đẹp hơn mỗi khi được thưởng thức, thể hiện tình yêu và sự hi sinh của Chúa Jesus.

Cách làm kẹo cũng khá đơn giản cho những ai có ý định tự thưởng thức hoặc tặng cho “nửa kia”. Bạn chỉ cần một chén đường, dầu bạc hà, vanilla và phẩm màu đỏ là đủ. Đầu tiên bạn nấu đường trên lửa vừa, khuấy liên tục đến khi sánh lại thì bắt ra khỏi bếp.


Cho ½  muỗng cà phê dầu bạc hà và 4 muỗng canh vani, khuấy đều. Chia hỗn hợp làm 2 phần, một phần để nguyên, một phần cho phẩm màu đỏ vào và khuấy cho đến khi hỗn hợp chuyển đỏ. Để 2 hỗn hợp nguội nhưng hơi âm ấm thì bắt đầu kéo kẹo. Bạn chập 2 hỗn hợp lại với nhau và xoắn như xoắn quẩy. Cuối cùng, bẻ cong một đầu kẹo để cho thành hình cây gậy nhé!

3, Bí mật của món “eggnog” từ xứ sở sương mù

Eggnog là loại cocktail được làm bằng kem, sữa, đường và lòng đỏ trứng, có thể kết hợp với hương với quế hay nhục đậu khấu, thêm rượu brandy, rum hay whiskey.


Eggnog được định nghĩa là “trứng trong một chén nhỏ”. Loại đồ uống này rất phổ biến tại nước Anh trong những năm 1800. Eggnog bắt nguồn từ tiếng Anh “posset”, loại đồ uống chứa rượu mạnh cùng với sữa và trứng. Người ta tin rằng “Nog” xuất phát từ chữ “đồ để đo lường”, đây là một cụm từ tiếng Trung dùng để mô tả một chiếc cốc nhỏ có quai bằng gỗ thường dùng để đựng rượu.

Tuy nhiên, eggnog đã vượt qua Đại Tây Dương và trở nên rất phổ biến ở châu Mỹ trong thế kỷ 18 với hương rượu rum, khi mà rượu vang và rượu mạnh đang bị đánh thuế nặng nề.

4, Bánh quy tặng ông già Noel

Theo truyền thống, vào đêm Giáng sinh,mỗi đứa trẻ luôn để một ít bánh quy và sữa trên bàn ăn như một cử chỉ nhằm bày tỏ sự biết ơn của mình đến ông già Noel đã phải đi một chặng đường xa xôi để mang quà tới cho mình.


Ngoài ra cũng tài liệu cho rằng, từ những năm 30, tục lệ để lại bánh cho ông già Santa Claus đã bắt đầu hình thành.Những đứa trẻ hư dùng chúng nhằm hối lộ ông già Noel cho nhiều quà hơn, còn những đứa trẻ ngoan thì xem đó như những món quà nhỏ mà các em dành tặng cho ông.

5, Bánh quy gừng (gingerbread)


Có rất nhiều tài liệu ghi chép các nguồn gốc khác nhau của bánh quy gừng. Theo đó, từ thời Hy Lạp cổ đại đã bắt đầu xuất hiện bánh quy gừng và người Ai Cập đã sử dụng nó cho các mục đích nghi lễ. Và trôi theo dòng thời gian đến thế kỷ 11, gingerbread “có mặt” ở châu Âu khi đoàn quân viễn chinh lấy cắp được công thức làm bánh từ Trung Đông, mang về cho đầu bếp của họ sử dụng. Cũng từ đó loại bánh này trở nên được ưa thích ở giới trung và thượng lưu bấy giờ.

Vài năm sau đó, gừng và các gia vị khác đã dễ tiếp cận hơn với công chúng, vì thế bánh gừng không còn là món bánh chỉ dành riêng cho giới quý tộc. Một tài liệu đã ghi chép lại được công thức làm bánh ở châu Âu bao gồm hạnh nhân, vụn bánh mì cũ, nước hoa hồng, đường và gừng.


Vào thế kỷ 16, người Anh đã “cải tiến” công thức bánh bằng cách thay vụn bánh bằng bột, cho thêm trứng và đường phèn, kết quả là bánh đã trở nên nhẹ hơn rất nhiều. Nhằm thể hiện tình cảm với các chính khách nước ngoài, Nữ hoàng Elizabeth đệ Nhất đã dày công tìm tòi một loại bánh vừa đơn giản vừa độc đáo.Và bà đã làm ra chiếc bánh quy gừng hình người đầu tiên của nước Anh với ruy-băng đỏ vòng quanh cổ, tượng trưng cho biểu tượng của tình yêu.

6, Pavlova

Pavlova là món bánh được đặt theo tên một vũ công ballet người Nga tên là Anna Pavlova nhằm vinh danh cô khi đi lưu diễn ở Úc và New Zealand trong những năm 1920.

Cho đến nay, sau rất nhiều nghiên cứu, người ta vẫn chưa xác định được nguồn gốc của pavlova là ở Úc hay New Zealand. Món bánh này được tiêu thụ rất nhiều trong các dịp lễ, đặc biệt là Giáng sinh, và đã được xếp vào một trong số những món ăn Giáng sinh phổ biến của cả 2 nước cùng với các món khác như trifle, salad khoai tây, bánh custard hay gà tây.

Vào mùa Giáng sinh, người ta sẽ trang trí bánh theo tông màu đỏ và trắng theo đúng tinh thần của ngày lễ này, cụ thể là sử dụng hạt lựu đỏ, dâu và các quả thuộc họ dâu khác để làm chiếc bánh trông đẹp mắt nhất.

Du lịch vòng quanh Thế giới khám phá 20 loại bánh Giáng sinh truyền thống

20 loại bánh Giáng sinh truyền thống khắp Thế giới

20 loại bánh giáng sinh truyền thống, 20 nền văn hóa ẩm thực tiêu biểu... cùng Bếp bánh khám phá nào!!! Nhìn thấy mê li luôn!!!

Na Uy: Kransekake


Những chiếc bánh vòng Kransekake được làm từ hạnh nhân là món tráng miệng phổ biến trong các dịp lễ Tết tại Na Uy nói chung và ngày lễ Giáng sinh nói riêng.
Một chiếc bánh truyền thống bao gồm 18 chiếc bánh vòng được sắp xếp thành nhiều tầng sắp xế từ to đến nhỏ dần, được trang trí với lá cờ Na Uy mini ở mỗi tầng.

Anh: Bánh pudding Giáng sinh


Trong số các món tráng miệng của người Anh, bánh pudding Giáng sinh là món ăn kinh điển và quen thuộc nhất. Chiếc bánh được làm từ hoa quả khô, gia vị và được cho thêm rất nhiều cồn. Độ cồn trong bánh sẽ khiến nhiều người thậm chí là say sưa hết mình trong đêm hội Giáng sinh.

Scotland: Bánh Dundee


Người Scotland đón Giáng sinh với chiếc bánh truyền thống Dundee. Chiếc bánh này có nguồn gốc từ Dundee, được chế biến với với loại rượu whisky nổi tiếng của đất nước này, phủ viền bởi những trái nho đen hoặc hạnh nhân…

Jamaica: Bánh Rum đen


Ở đất nước Jamaica, Giáng sinh sẽ không hoàn hảo nếu như thiếu đi chiếc bánh rum đen của người Jamaica với những lát bánh mang vị say ngây ngất. Chiếc bánh gồm rất nhiều loại trái cây khô và rượu rum, hòa quyện cùng hương vị của quế và nhục đậu khấu.

Nhật Bản: Bánh Giáng sinh của người Nhật


Mọi người ăn mừng ngày lễ Giáng sinh ở Nhật Bản với một chiếc bánh đặc trưng được làm từ bánh xốp, dâu tây và kem đánh bông.

Ba Lan: Makowiec


Ở Ba Lan, makowiec trông giống một chiếc bánh bông lan nhưng được làm từ nấm men ngọt, nhân làm từ hạt hoa anh túc và đôi khi có thêm lớp kem phủ bên ngoài, là món ăn truyền thống vào dịp Giáng sinh.

Venezuela: Hallacas


Bánh Hallacas là món ăn truyền thống trong dịp Giáng sinh ở Venezuela. Vỏ bánh Hallacas được làm từ bột ngũ cốc, nhân là hỗn hợp của nụ bạch hoa, nho khô, ô liu cùng nhiều loại thịt khác nhau. Chiếc bánh có độ cân bằng hoàn hảo giữa mặn và ngọt, được bọc trong lá chuối xanh vô cùng đẹp mắt.

Mỹ: Pecan Pie


Người Mỹ có rất nhiều món ngon để ăn trong dịp Giáng sinh, nhưng một trong những món được nhiều người ưa thích phải kể đến là pecan pie – một loại bánh táo với hạt hồ đào ở phía trên.

Bỉ: Cougnou


Cougnou là một loại bánh mì ngọt có hình dạng như chiếc tã cuốn cho chúa Jesus lúc mới chào đời. Đây là loại bánh vô cùng phổ biến và được lòng trẻ em trong ngày Giáng sinh ở Bỉ.

Chile: Pan de Pascua

Mặc dù được biến tấu từ bánh Stollen của Đức và Panettone của Italy, Pan de Pascua vẫn là loại bánh truyền thống đặc trưng của Chile trong mùa Giáng sinh.


Pan de Pascua tương tự như một chiếc bánh xốp ngọt ngào với hương vị gừng và mật ong, thêm chút rượu rum. Bên trong chứa các loại trái cây, kẹo, nho khô, quả óc chó và quả hạnh nhân. Pan de Pascua thường được ăn kèm với một cốc Cola de Mono nóng (hay còn gọi với cái tên ngộ nghĩnh là “đuôi khỉ”).

Pháp: Galette des Rois


Trong lễ kỷ niệm của Epiphany (lễ hiển linh), thường được tổ chức vào ngày 6/1 hàng năm, sau khi kết thúc mùa Giáng sinh, bánh Galette des Rois (còn gọi là bánh Vua) sẽ xuất hiện.

Chiếc bánh thường có một hình nộm nhỏ, được cho là đại diện cho chúa Jesus lúc bé làm bằng nhựa, được giấu bên trong. Bất kỳ ai tìm thấy hình nộm đó trong chiếc bánh sẽ trở thành vua hay hoàng hậu của buổi tiệc.

Đức: Christstollen

Christstollen thực chất là món bánh mỳ ngọt nhân hoa quả khô. Đây được xem như món ăn truyền thống không thể thiếu trong suốt mùa lễ Noel của người dân nước Đức.


Món bánh này có lịch sử từ những năm 1300 và vùng đất Dresden được coi là nơi sản sinh ra những chiếc bánh Christstollen truyền thống đầu tiên.

Điểm đặc trưng nhất ở món bánh này có lẽ nằm ở vị ngọt thanh được tạo ra bởi các loại mứt và hoa quả khô thay vì dùng quá nhiều đường cát để có độ ngọt sắc giống như các loại bánh khác.

Ấn Độ: Bánh Allahabadi


Chiếc bánh rum trái cây truyền thống của Ấn Độ này bắt nguồn từ thành phố Allahabad, và ngày nay đã trở thành món bánh truyền thống không thể thiếu trong mỗi dịp Giáng sinh trên khắp đất nước Ấn Độ. Bánh được nướng với bột Maida, trứng, bơ, đường, petha, mứt, các loại hạt, gừng và thì là.

Italy: Panettone


Panettone là loại bánh trái cây có nguồn gốc ở Milan từ đầu thế kỷ XX. Bánh mì ngọt, mềm, thơm, được nướng cùng mứt vỏ quả, nho khô và nhiều thứ khác.

Bồ Đào Nha: Bolo Rei


Bolo Rei là một chiếc bánh trái cây truyền thống của Bồ Đào Nha là món ăn không thể thiếu trong mỗi dịp Giáng sinh. Bánh Bolo Rei với bột nướng mềm có hình dạng như một chiếc vương miện với một lỗ ở trung tâm, được trang trí trái cây và các loại hạt khô và kẹo xung quanh như những viên ngọc quý.

Tây Ban Nha và Mexico: Rosca de Reyes


Gần giống với công thức và hình dáng bánh Bolo rei của Bồ Đào Nha, bánh Rosca de Reyes cũng có nguồn gốc từ Pháp, là một loại bánh truyền thống của Tây Ban Nha từ dịp lễ Giáng sinh cho đến ngày 6/1 hàng năm để mừng cho ngày Dia de ló Reyes (Ngày của đức Vua).

Chiếc bánh này tượng trưng ba 3 người đàn ông lanh lợi, được trang trí cùng một số loại mứt hoa quả. Thông thường, người Tây Ban Nha và Mexico hay đặt một món đồ trang sức nhỏ hay đồng xu vào giữa chiếc bánh. Nếu ai tìm thấy đồng tiền xu hay món trang sức này sẽ gặp rất nhiều may mắn trong năm tới.

Croatia: Fritule


Bạn có thể tưởng tượng rằng nếu như mình có 1 bát đầy ắp bánh Fritule và ngồi trong một gia đình người Croatia để thưởng thức và đón Giáng sinh trong suốt kì nghỉ thì điều đó thật tuyệt vời. Fritule – bánh quy mini cùng các nguyên liệu như rượu rum, vỏ cam quýt, hạt nho khô cùng với bột mì và sau đó được chiên tẩm đường.

Hungary: Beigli


Bánh beigli được bày bán khắp nơi ở Hungary trong mùa Giáng sinh. Đây là loại bánh cuộn được làm từ hạt óc chó và hạt poppy sau đó đem nướng.

Brazil: Rabanada


Rabanada – một loại bánh mì nướng kiểu Pháp phiên bản đặc trưng của người Brazil được phục vụ trong suốt kì nghỉ Giáng sinh. Thay vì sử dụng loại nước sốt truyền thống, Rabanada được rưới bằng một loại siro làm từ rượu vang đỏ.

Hà Lan: Speculaas


Đây là loại bánh quy mỏng, giòn đặc trưng được dùng làm món tráng miệng trong các bữa tiệc vào kì nghỉ Giáng sinh ở Hà Lan. Những chiếc bánh Speculaas được in bằng những chiếc khuôn gỗ với nhiều hình thù phức tạp khác nhau. Mùi vị của chúng giống với bánh quy gừng nhưng có vị cay nhẹ hơn.

Hi Lạp: Melomakarona


Bữa tiệc Giáng sinh của người Hi Lạp không thế thiếu một mẻ bánh melomakarona những chiếc bánh quy được làm từ quả óc chó và mật ong. Những chiếc bánh này đều được tạo bởi những nguyên liệu mang đậm hương vị của con người vùng đất Địa Trung Hải như dầu oliu, dừa tươi, mật ong.
 

Bếp Bánh Template by Ipietoon Cute Blog Design