Thứ Năm, 17 tháng 8, 2023

Công thức làm Cotton Sponge Cake

Cotton Sponge Cake là gì? Để định nghĩa loại bánh này chúng ta sẽ làm rõ từng loại bánh một nhé.

Cotton Cake là gì? Cotton cake hay Japanese cotton cheesecake thì đã quá là quen thuộc với những ai hay vọc vạch làm bánh bánh trong daylambanh.info rồi, Bếp Bánh đã có rất nhiều công thức làm bánh bông lan phô mai Nhật Bản rồi.

Cách làm bánh bông lan phô mai Nhật Bản về cơ bản khá giống với Chiffon, tuy nhiên, về bản chất thì Japanese cotton cheesecake không phải là bánh Gateau hay Chiffon, mà là Cheese cake với lượng chất lỏng và chất béo trong thành phần nguyên liệu rất lớn nên cần nướng cách thủy.

Sponge Cake là gì? Sponge Cake là loại bánh bông lan mà thành phần nguyên liệu chỉ gồm 3 loại cơ bản là trứng + đường + bột và thêm một chút chất lỏng như bơ chảy hay sữa để tạo mùi thơm và làm cho bánh mềm hơn. Bánh có đặc điểm hơi khô nên khi sử dụng làm bánh kem thường người ta phải cắt bánh làm hai hay nhiều lớp rồi tẩm thêm rượu rum pha với nước đường để tạo độ ẩm cho bánh.

Cách làm Cotton Sponge Cake sẽ cho ra thành phẩm bánh siêu mềm ẩm, mà không cần nướng cách thủy nha ;).

cong-thuc-lam-cotton-sponge-cake

Công thức làm Cotton  Sponge Cake

Công thức dùng cho khuôn tròn 22cm hoặc khuôn vuông 22x22cm

  • 50gr bơ nhạt
  • 70gr sữa cô đặc (evaporated milk)
  • 40gr bột mì đa dụng
  • 40gr bột ngô
  • 1 quả trứng + 5 lòng đỏ trứng 
  • 1 tsp vanila dạng lỏng
  • 5 lòng trắng trứng
  • 2/3 tsp cream of tartar
  • 1 nhúm muối nhỏ
  • 80gr đường
nguyen-lieu-lam-cotton-sponge-cake

Lưu ý khi làm Cotton  Sponge Cake

Sữa cô đặc (evaporated milk) là loại sữa được tách 60% nước, thường được dùng để làm bánh flan, pha đồ uống, tráng trứng... rất dễ kiếm trong các siêu thị. Mình hay mua loại của Nestle. Nếu không có evaporated milk thì mọi người có thể thay bằng 1/2 sữa tươi không đường + 1/2 whipping cream.

Cách làm Cotton  Sponge Cake

Bước 1: Chuẩn bị khuôn nướng không chống dính, lót giấy nến ở đáy khuôn. Làm nóng lò 160 độ (150 độ với khuôn sẫm màu)

Bước 2: Cho bơ và sữa vào lò vi sóng quay 30s.

Bước 3: Rây bột mì + bột ngô vào hh bơ sữa còn ấm, dùng phới lồng khuấy đều.

Bước 4: Dùng phới lồng đánh tan trứng, lòng đỏ trứng và vani rồi đổ vào hỗn hợp trên, khuấy đều.

Bước 5: Đánh lòng trắng trứng với muối và cream of tartar tới gần chóp mềm, từ từ thêm đường và tiếp tục đánh tới chóp cứng.

Bước 6: Lấy 1/3 hỗn hợp lòng trắng đã đánh bông, trộn đều với hỗn hợp lòng đỏ bằng phới lồng theo 1 chiều (không cần nhẹ tay).

Bước 7: Chia đôi số lòng trắng còn lại, lần lượt FOLD đều với hỗn hợp lòng đỏ bằng phới tay. Bước này chú ý là fold chứ không trộn nữa nhé mọi người. Trộn làm vỡ bọt khí, bánh sẽ bị chai xẹp, không nở được.

Bước 8: Cho khuôn bánh vào lò, nướng trong vòng 40~45' hoặc tới khi thăm thử bánh, que sạch không dính bột là bánh đã chín.

Bước 9: Đợi 5-10' trước khi lấy khuôn bánh ra khỏi lò. Để tránh cho mặt bánh bị co lại khi thay đổi nhiệt độ đột ngột. Đợi 15-20 phút cho bánh nguội bớt mới úp ngược trên rack. Vì bánh ẩm và nhiều chất béo nên sẽ tự róc khỏi khuôn, không cần dùng dao róc bánh. Sau đó dùng màng bọc bảo quản bánh để giữ độ ẩm.

Chúc các bạn thành công!

2 công thức làm chè sắn mochi

2 công thức làm chè sắn mochi dẻo bùi, thơm phức mùi mật và nước cốt dừa. Nghĩ đến thôi đã thòm thèm rồi!

cach-lam-che-san-mochi-nuoc-cot-dua-1


1. Công thức làm chè sắn mochi mix cùi bưởi

Sắn vừa dẻo vừa ngọt bùi, ăn với nước đường, pha lẫn vị bùi của dừa non vị giòn của cùi bưởi.

cach-lam-che-san-mochi-mix-cui-buoi-1

Nguyên liệu làm chè sắn mochi mix cùi bưởi

Phần sắn (khoai mì) mochi:

  • 300gr sắn tươi
  • 90-100g bột năng
  • 70ml nước sôi hoặc nước cốt dừa
  • 25gr đường
  • 15gr bột béo 
  • 5gr muối
nguyen-lieu-lam-che-san-mochi-mix-cui-buoi

Phần nước đường:

  • 1,5 lít nước
  • 300gr đường thốt nốt hoặc đường vàng
  • 40gr gừng (mọi người có thể điều chỉnh tuỳ theo khẩu vị mình) 
  • 60 gr bột năng
  • 5gr muối 
  • Cùi bưởi (cùi này các bạn xử lý giống cách làm chè bưởi) 
  • 100g dừa nạo sợi 

Cách làm làm chè sắn mochi mix cùi bưởi

Bước 1: Lột vỏ sắn, cắt bớt phần đầu củ sắn. Hấp ở lửa nhỏ khoảng 15 20 phút tới khi chín mềm. Đậy nắp nồi hấp, ủ sắn thêm 10 phút.

cach-lam-che-san-mochi-mix-cui-buoi-2 

Bước 2: Cân lấy 200g sắn hấp chín, nghiền nhuyễn mịn, trộn đều với bột năng, nước cốt dừa (hoặc nước sôi), bột béo , đường và 1 ít muối. Trộn đều và nặn thành các viên nhỏ vừa ăn.

cach-lam-che-san-mochi-mix-cui-buoi-3cach-lam-che-san-mochi-mix-cui-buoi-4

Bước 3: 100g sắn còn lại đem cắt miếng nhỏ vừa ăn nếu thích.

Bước 4: Cho các nguyên liệu của phần nước đường vào nồi, đun tới khi sôi và đường tan hết. Giữ nóng ở lửa nhỏ, cho viên mochi vào đun sôi đến khi viên nổi lên hết là chín.

Bước 5: Sau đó cho sắn miếng , dừa non , cùi bưởi thả vào nồi nước đường đã đun sôi 

cach-lam-che-san-mochi-mix-cui-buoi-5

Bước 6: Hòa tan bột năng với với nước, vừa khuấy chè vừa đổ hỗn hợp bột năng vào. Bật bếp ở lửa nhỏ, khuấy đều tay cho tới khi chè sôi và sánh đặc lại.

2. Công thức làm chè sắn mochi nước cốt dừa

Từng viên mochi sắn dẻo bùi quyện trong nước đường gừng ấm nóng, dừa sợi sần sật, đậu phộng giòn thơm khiến các tín đồ ăn vặt mê mẩn.

cach-lam-che-san-mochi-nuoc-cot-dua-8

Nguyên liệu làm chè sắn mochi nước cốt dừa

  • 300gr sắn tươi
  • 150gr bột năng
  • 20gr nước cốt dừa
  • 20gr đường
  • 20gr sữa đặc
  • 1/4 thìa cà phê muối
  • 150gr đường vàng (hoặc mật mía)
  • 1 nhánh gừng nhỏ
  • 50gr bột năng
  • 1/4 thìa cà phê muối

Cách làm chè sắn mochi nước cốt dừa

Bước 1:  Sắn bóc bỏ vỏ, ngâm nước muối loãng hoặc nước vo gạo 6 - 7 tiếng cho hết độc tố và không bị thâm.

cach-lam-che-san-mochi-nuoc-cot-dua-2

Bước 2: Hấp chín sắn cho tới khi nở bung mềm.

cach-lam-che-san-mochi-nuoc-cot-dua-3

Bước 3:  Lấy 2/3 lượng sắn giã hoặc nghiền nhuyễn cho mịn, 1/3 còn lại thì cắt miếng vừa ăn.

cach-lam-che-san-mochi-nuoc-cot-dua-4

Bước 4 Làm viên sắn mochi: Phần sắn nghiền nhuyễn cho thêm 150gr bột năng, 20gr nước cốt dừa, 20gr đường, 1/4 thìa cà phê muối trộn đều và vo viên tròn. Bao áo bằng chút bột năng cho đỡ dính. Đun sôi nước, cho các viên sắn mochi vào, đảo nhẹ và luộc cho tới khi mochi nổi lên, bột chuyển màu trong là đã chín. Vớt ra cho vào bát nước nguội để tránh dính. Khi nào ăn thì đun nước đường gừng và cho mochi vào.

cach-lam-che-san-mochi-nuoc-cot-dua-5

Bước 5: Cho 1,2 lít nước cùng 150gr đường vàng (hoặc mật mía, điều chỉnh độ ngọt theo khẩu vị), thêm gừng thái sợi, 1/4 thìa cà phê muối lên bếp đun sôi, khuấy đều cho đường tan.

cach-lam-che-san-mochi-nuoc-cot-dua-6

Bước 6: Vớt các viên sắn mochi cho vào nồi nước đường, thêm sắn cắt miếng. Nấu khoảng 2 phút cho hỗn hợp nước đường quyện vị vào sắn mochi.

cach-lam-che-san-mochi-nuoc-cot-dua-7

Bước 7: Hòa tan bột năng với chút nước rồi cho dần xuống nồi chè, vừa cho vừa khuấy cho tới khi sánh lại theo mong muốn. Hạ nhỏ lửa và nấu cho bột năng chín hẳn trong 9 - 10 phút. Sau đó, tắt bếp, múc chè sắn ra bát, rắc thêm dừa nạo sợi, lạc hoặc vừng rang rồi rưới nước cốt dừa và thưởng thức nóng.

Chúc các bạn thành công!!!

Cách làm bánh trung thu chocolate nhân kẹo hạt dẻ

Cách làm bánh trung thu chocolate nhân kẹo hạt dẻ với lớp vỏ được mix cùng cacao đắng nhẫn nhẫn sẽ trung hòa được vị ngọt của nhân bánh. cùng với vị bùi ngậy của hạt sen và hạt dẻ làm cho công thức làm bánh trung thu này trở nên độc đáo hơn báo giờ hết.

cach-lam-banh-trung-thu-chocolate-nhan-keo-hat-de

Nguyên liệu làm bánh trung thu chocolate nhân kẹo hạt dẻ

Nguyên liệu làm vỏ bánh trung thu

  • 115gr bột mì đa dụng
  • 20gr bột cacao
  • 90gr nước đường bánh nướng
  • 45gr dầu lạc (có thể thay bằng dầu ngô, dầu ăn thông thường)
  • 3ml nước kiềm làm bánh Trung Thu (hoặc nước tro tàu)

Nguyên liệu phần nhân bánh trung thu

  • 210gr nhân hạt sen tiramisu sên sẵn (có thể thay bằng các vị khác bạn yêu thích)
  • 12 viên kẹo Ferrero Rocher hạt dẻ (trọng lượng 13gr/viên)

Cách làm bánh trung thu chocolate nhân kẹo hạt dẻ

Bước 1: Dùng máy xay sinh tố (hoặc phới đánh trứng) để trộn đều nước đường bánh nướng, dầu đậu phộng và nước tro tàu với nhau.

Bước 2: Rây bột mì và bột cacao vào một chiếc âu lớn. Tạo một lỗ trống ở giữa âu (như hình cái giếng). Đổ hỗn hợp ở bước 1 vào chỗ trống này. Dùng một chiếc phới dẹt (spatula) trộn đều các nguyên liệu thành khối bột mịn dẻo và đồng nhất. Dùng màng bọc thực phẩm, bọc khối bột lại và để nghỉ trong 15 phút. Sau đó, chia bột thành 12 phần bằng nhau (mỗi phần khoảng 22gr).

Bước 3: Chia nhân hạt sen sên sẵn thành 12 phần bằng nhau, mỗi phần 17gr. Nặn hạt sen thành viên tròn, sau đó dùng cây cán bột dàn thành hình tròn, cho viên kẹo chocolate hạt dẻ vào giữa và bao lại thật kín. Vậy là bạn có phần nhân 30gr. Tiếp tục dàn phẳng bột vỏ bánh, sau đó bọc kín lại toàn bộ phần nhân.

Bước 4: Lăn tròn viên bánh qua bột mì để chống dính. Cho bánh vào khuôn (khuôn 50gr), ép dứt khoát để tạo hình cho bánh. Đặt bánh lên khay nướng có lót giấy chống dính.

Bước 5: Làm nóng lò nướng trước khoảng 10-15 phút để đạt nhiệt độ phù hợp. Cho bánh vào nướng ở 170 độ C trong 10 phút. Lấy ra khỏi lò nướng, để bánh nguội bớt khoảng 15 phút. Sau đó  nướng thêm một lần nữa khoảng 13-15 phút.

Bước 6: Lấy bánh ra khỏi lò nướng, để nguội hoàn toàn. Bạn có thể trang trí thêm bằng cách dùng lá vàng trang trí hoặc bột kim tuyến nướng bánh (ăn được) rắc trên mặt bánh. Bảo quản bánh trong túi hoặc hộp đựng kín, có thể ăn ngay hoặc chờ 3 ngày để bánh dầu và nước đường chảy ra ngoài làm vỏ mềm hơn.

Chúc các bạn thành công!

Cách làm bánh trung thu tiramisu nhân cream cheese

Cách làm bánh Trung thu tiramisu có lớp vỏ thơm mùi cacao, phần nhân béo ngậy của cream cheese sẽ chinh phục được tất cả các thành viên trong gia đình dù không thích ngọt luôn nha ^^

cach-lam-banh-trung-thu-tiramisu-nhan-cream-cheese

Nguyên liệu làm bánh trung thu tiramisu nhân cream cheese

Phần vỏ bánh trung thu tiramisu nhân cream cheese

Công thức cho 6 chiếc bánh loại 150g

  • 200g bột mì số 8
  • 160ml nước đường làm bánh nướng
  • 30ml dầu ăn
  • 1 muỗng đầy bơ đậu phộng
  • 1 lòng đỏ trứng gà
  • 40g bột cacao nguyên chất

Phần nhân bánh trung thu tiramisu nhân cream cheese

  • 200g đậu xanh đãi vỏ (hoặc hạt sen tươi)
  • 90g đường cát
  • 80-90ml dầu ăn
  • 20g bột bánh dẻo
  • 30g bột cacao (hoặc 40ml cà-phê đen đã pha, độ đậm tùy ý)
  • 20-30ml rượu Kahlua
  • 100g creamcheese
  • 1 muỗng cà-phê mạch nha (không bắt buộc)

Cách làm bánh trung thu tiramisu nhân cream cheese

Cách làm nhân bánh trung thu tiramisu nhân cream cheese

Bước 1: Từ cách sên nhân đậu xanh cơ bản chỉ cần thay đổi bước cuối cùng một chút thôi. Sau khi cho 1/4 lượng dầu ăn cuối cùng vào nhân, ta đi chuẩn bị pha cacao.

Bước 2: Cho 30 gr bột cacao vào chén, đổ nước sôi vào để khuấy thành 1 hỗn hợp cacao lỏng sền sệt. (lượng nước sôi tùy bột cacao mà gia giảm). Sau đó pha thêm 20 30 ml rượu Kahlua vào hỗn hợp, khuấy đều tay cho cacao tan hoàn toàn rồi từ từ rót cacao vào chảo nhân đang sên.

Bước 3: Nhân sẽ lỏng ra khá nhiều nên tiếp tục sên nhân thêm chừng 5 phút thì cho nốt mạch nha vào chảo. Sên đều tay, liên tục đến khi nhân gần đạt thì rây bột bánh dẻo vào nhân, vừa rây vừa trộn để bột hòa quyện hoàn toàn trong nhân. Khi nhân róc chảo, bóng mượt, cảm giác ấn ngón tay vào không bị dính nữa thì tắt bếp.

Bước 4: Cho nhân cacao vào tô, dùng màng bọc thực phẩm bọc nhân lại để nhân nguội từ từ, sau đó cho nhân vô tủ lạnh, ngăn mát, giữ ít nhất 30 phút để nhân dễ vo viên. Phần nhân này sẽ vo được chừng 6 viên nhân, mỗi viên nặng 70gr.

Bước 5: Lấy 100gr cream cheese ra chia thành 6 phần như vậy mỗi phần sẽ khoảng 15gr tương đương trọng lượng 1 lòng đỏ trứng muối. Ấn dẹp viên nhân, đặt viên cream cheese vào giữa, nhẹ nhàng vo tròn trở lại rồi tiếp tục cho vào hộp, cất trong tủ lạnh để nhân cứng một chút cho dễ nặn bánh.

Cách làm vỏ bánh trung thu tiramisu nhân cream cheese

Bước 1: Trộn đều 200g bột mì số 8 và 40g bột ca cao rồi ray qua tô to để bột mịn và đều. Vun bột trong tô thành khối.

Bước 2: Cho nước đường, dầu ăn, bơ đậu phộng, lòng đỏ trứng vào tô nhỏ, trộn đến khi thành hỗn hợp dẻo mịn, hòa quyện thì từ từ đổ vào khối bột.

Bước 3: Dùng muỗng gỗ hoặc spatula cứng trộn đều đểu hỗn hợp nước đường thấm hết vào bột, sau đó dùng tay nhồi nhẹ để bột thành một khối dẻo, kết dính.

Bước 4: Lấy màng bọc thực phẩm bọc bột lại, để chừng 30 phút cho bột nở đều sau đó mang bột ra nhồi lại cho bột dẻo mịn, chia bột thành 6 viên, mỗi viên nặng chừng 65 70gr, vo tròn đều, bọc wrap lại chờ đóng bánh.

Cách đóng bánh trung thu tiramisu nhân cream cheese

Bước 1: Sau 30 phút, lấy vỏ bánh cho ra thớt, nhồi nhẹ lại để bột dẻo rồi chia bột thành từng khối nhỏ chừng 80g. Vo phần bột vỏ thành từng viên tròn rồi dùng cây lăn bột cán nhẹ qua để bột dẹp thành những miếng vừa phải.

Bước 2: Cho miếng vỏ bột lên lòng bàn tay, bên trên đặt một viên nhân rồi dùng má bàn tay từ từ “ôm” viên nhân, vừa ôm vừa xoay, nắm đều tay để phần vỏ bọc kín phần nhân.

Bước 3: Chuẩn bị khuôn, quét mặt khuôn bằng dầu ăn hay rắc bột áo tùy ý. Cho viên bánh vào khuôn, dàn đều rồi ấn chắc tay xuống khay, đóng bánh.

* Vỏ bánh Tiramisu khá dính nên chuẩn bị luôn khay nướng rồi đóng bánh trực tiếp xuống khay, tránh đóng bánh ra thớt/mặt bàn … rồi lại phải đưa bánh vào khay nướng, dễ làm méo bánh.

Cách nướng bánh trung thu tiramisu nhân cream cheese

Bước 0: Làm nóng lò: Bật lò trước 200 độ C, chạy 10 phút làm nóng lò

Bước 1: Nướng lần 1: Sau khi lò nóng, cho khay bánh vào ngăn giữa, chỉnh lại nhiệt độ còn 175 độ C, nướng 10 phút. Sau khi nướng 10 phút, lấy bánh ra để bánh nguội. Vì chỉ nướng ở 175 độ C nên vỏ bánh còn hơi mềm, vì vậy không cần xịt nước. Trong khi nướng bánh thì chuẩn bị dung dịch quét mặt bánh, gồm: 1 trứng gà + 3 muỗng sữa tươi không đường + 1 muỗng black soy sauce, đánh tan, lọc qua rây để bỏ lợn cợn còn trong trứng.

Bước 2: Nướng lần 2: Đợi bánh nguội hoàn toàn mới dùng chổi mềm quét mặt bánh thật nhẹ và cho vào lò, chỉnh lên 190 độ, nướng trong vòng 8 phút. Sau khi nướng lấy ngay bánh ra khỏi lò, xịt nước vào mặt bánh để bánh nguội thật nhanh, không bị phù chân. Chờ bánh nguội bớt, chạm tay vào thấy ấm ấm thì quét qua mặt bánh lần 2.

Bước 3: Nướng lần 3: Tiếp tục cho bánh vào lò, chỉnh 200 độ, nướng 5 phút.

Bước 4: Sau khi nướng lần 3, nếu thấy vỏ bánh đã hoàn toàn khô ráo, cứng cáp thì mang bánh ra rack, đợi bánh nguội tự nhiên sau đó cho vào hộp bảo quản. Còn nếu thấy vỏ bánh còn hơi mềm thì chờ bánh ấm sau đó mang khay bánh đặt lại vào lò, chỉnh 150 độ, sấy chừng 5 phút nữa để bánh cứng cáp là hoàn tất.

Chúc các bạn thành công!

Thứ Tư, 5 tháng 7, 2023

Cách làm bánh cuộn kem mocha

Mocha là gì? Mocha là sự kết hợp Espresso với sữa nóng và chocolate, tỷ lệ pha café – sữa của café Mocha tương đương với café sữa nhưng có thêm chocolate đen hoặc trắng. Espresso trong Mocha pha bằng hơi nước nên vị đắng cũng nhẹ hơn.

Bánh mocha là gì? Trong các công thức làm bánh, mocha còn được gọi là moka, mặc dù từ này thực sự chỉ một loại cà phê. Bánh mocha có thể hiểu là chiếc bánh bông lan với lớp kem đậm đà hấp dẫn.

cach-lam-banh-cuon-kem-mocha-1

Nguyên liệu làm bánh cuộn kem mocha

️ Phần vỏ bánh:

  •  1 chén bột mì
  •  1/2 chén đường
  •  1/2 muỗng canh bột nở
  •  4 quả trứng
  •  1/2 muỗng cafe muối
  •  1 muỗng canh bột cafe hòa tan
  •  1/4 muỗng canh cafe cream of tartar
  •  Dầu ăn
cach-lam-banh-cuon-kem-mocha-2

️ Phần nhân kem mocha:

  •  12 muỗng canh bơ
  •  3/4 chén đường
  •  2 quả trứng
  •  1 muỗng canh bột cafe hòa tan
  •  Muối

Cách làm bánh cuộn kem mocha

Bước 1️. Trộn bột bánh

- Rây qua bột mì cho thật mịn. Trứng đập ra bát, tách riêng phần lòng trắng và lòng đỏ.

cach-lam-banh-cuon-kem-mocha-3

- Cho lòng trắng trứng vào bát lớn, dùng máy đánh trứng đánh ở tốc độ vừa cho đến khi sủi bọt. Thêm vào bát hết phần cream of tartar đã chuẩn bị. Dùng máy đánh trứng trộn đều hỗn hợp rồi thêm đường vào. Chia đường thành 2-3 lần để cho vào bát trứng, đánh ở tốc độ cao để lòng trắng trứng cứng. Không nên đánh quá lâu, có thể làm hỗn hợp bị tách nước.

- Lấy 1 cái bát khác, cho lòng đỏ trứng và dầu ăn vào. Bột cafe hòa tan đem khuấy với khoảng 1 muỗng canh nước nóng, để cho nguội bớt. Đánh đều hỗn hợp trứng, dầu ăn và cafe trong bát. có thể đánh bằng phới lồng, không cần dùng máy đánh trứng. Thêm vào bát bột mì, bột nở và muối vào. Với công thức làm bánh cuộn kem mocha này, có thể sử dụng loại men đã được kích hoạt sẵn để tiết kiệm thời gian.

cach-lam-banh-cuon-kem-mocha-4

- Sau khi bột đã được trộn đều thì cho phần lòng trắng vào hỗn hợp. Chia nhỏ để trộn hỗn hợp được đều hơn. Lưu ý, không nên sử dụng máy đánh trứng và phải trộn theo một chiều cố định. Làm như vậy để tránh cho bọt khí bị vỡ, ảnh hưởng đến độ bông, mềm của bánh.

Bước 2️. Nướng bánh cuộn kem mocha bằng lò nướng

- Sau khi đã trộn bột xong, tiến hành công đoạn nướng bánh. sử dụng loại khay chữ nhật rộng, lót một lớp giấy nến rồi đổ bột vào. Dùng thìa làm mịn bề mặt của khay bột bánh.

- Làm nóng lò nướng ở 180 độ C, trong vòng 10 phút. Cho bánh vào nướng trong khoảng 20-25 phút. có thể kiểm tra độ chín của bánh bằng cách dùng tăm tre xiên vào bánh. Nếu thấy bột không còn bám trên tăm tre nữa là bánh đã chín đạt yêu cầu. 

- Lấy bánh ra khỏi lò. Khi bánh còn ấm thì dùng khăn để lăn bánh cho bánh mềm. Cuộn bánh và chuyển lên một tờ giấy nến khác, để nguội hoàn hoàn.

cach-lam-banh-cuon-kem-mocha-5

Bước 3️. Làm phần kem mocha

Đập trứng, tách riêng phần lòng trắng ra một cái bát lớn. Thêm một chút muối và đường rồi đánh cho đến khi lòng trắng sủi bọt. Cho thêm bột cafe hòa tan vào đánh cùng. Mẹo làm bánh kem cuộn mocha ngon, có lớp kem mềm mịn, nên hòa tan cafe với nước nóng trước. Sau đó để nguội rồi cho vào đánh cùng trứng. Cách này sẽ làm hỗn hợp mịn, không có cặn cafe.

cach-lam-banh-cuon-kem-mocha-6

- Sử dụng máy đánh trứng đánh ở tốc độ trung bình cho đến khi hỗn hợp mềm, mịn thì thêm bơ vào. Chia bơ thành 3 phần rồi lần lượt cho vào. Đánh cho đến khi bơ mềm, ta được hỗn hợp kem mịn, chắc.

Bước 4️. Hoàn thiện cách làm bánh cuộn kem mocha

- Lấy phần bánh trải trên giấy nến. Phết một lớp mỏng kem mocha vào rồi cuộn tròn bánh. Để bánh không bị bung ra thì cần cuộn chắc tay một chút. Bánh và phần kem liên kết với nhau tạo thành một cấu trúc khá chắc chắn.

- Tiếp theo, phết một lớp kem bên ngoài, bao phủ lấy bánh. Sau khi xong, cho bánh vào ngăn mát tủ lạnh, làm lạnh ít nhất 2 tiếng trước khi ăn. Khi ăn bánh, lấy bánh ra khỏi tủ lạnh, cắt thành những miếng nhỏ.

cach-lam-banh-cuon-kem-mocha-7

Cách làm bánh cuộn kem mocha trên đây các bạn có thể trang trí với các loại trái cây nhiệt đới hoặc quả mọng đều được. Chúc các bạn thành công!

Cách làm Moka Layer Cake

Cách làm Moka Layer Cake - Bánh kem moka này là 1 biến thể từ bánh kem Opera, tuy nhiên không dùng bánh bông lan hạnh nhân và ko có hỗn hợp syrup. Không cầu kì nhưng bánh kem moka vẫn rất lôi cuốn bởi hương vị moka với từng lớp bánh bông lan mịn xốp.

cach-lam-moka-layer-cake

 Công thức làm cốt bánh kem moka

  •  3 trứng gà
  •  120g bột mì đa dụng
  •  100g đường
  •  20g dầu ăn
  •  20ml sữa tươi
  •  1/3 muỗng cafe bột nổi/baking powder
  •  Vani
  •  Chút muối

Cách làm cốt bánh kem moka thực hiện như cách làm cốt bánh gato cơ bản. Bánh lấy ra khỏi lò, để nguội, cắt bánh ra làm 3 lớp mỏng.

 Công thức làm phần kem moka - Moka cream

  • 150g bơ lạt (để lạnh, cắt nhỏ)
  • 60g đường xay
  • 100ml sữa tươi
  • 15ml cafe nước đậm đặc

Bước 1: Dùng máy đánh tơi bơ, sau đó cho đường xay vào từ từ đánh đến khi bơ chuyển màu vàng nhạt, bông xốp.

Bước 2: Cafe và sữa khuấy đều. Một tay vẫn cần máy đánh bơ đều, 1 tay đổ hỗn hợp cafe-sữa vào từ từ, đánh đều đến hết sữa.

Công thức làm Ganache frosting (không có cũng không sao)

Ganache là hỗn hợp gồm chất lỏng và chocolat, chất lỏng thường dùng là whipping cream 35% chất béo (ngoài ra có thể là sữa, nước quả xay nhuyễn vv...). Đun nóng chất lỏng đổ lên chocolat khuấy đều đến khi chocolat tan hết và thu được hỗn hợp sánh thì gọi là ganache. Ganache thường để dùng làm nhân bánh kem (như trong bánh Opera có 1 lớp ganache chocolat đen) hoặc để làm mousse chocolat (mousse chocolat = ganache + creme whipping đánh gần bông + có thể là gélatine (đối với chocolat sữa và chocolat trắng).

  • 100g socola đen/dark chocolate/plain chocolate
  • 70ml whipping cream
  • 25g bơ lạt

Bước 1: Đun cách thủy cho chảy socola đen, sau đó nhắc xuống cho bơ vào khuấy đều bóng mượt.

Bước 2: Cho whipping cream vào từ từ quấy đều cho tan.

Cách ráp bánh kem moka

Bước 1: Dùng khuôn đã nướng bánh lúc nãy, cắt 2 miếng giấy nến hình chữ nhật rồi xếp đè lên nhau thành hình chữ thập (+) sao cho hình vuông chỗ 2 miếng giấy đè lên nhau bằng với đế của khuôn, lót vào khuôn và làm bánh bình thường, khi xong thì cầm 4 đầu tờ giấy kéo nhấc bánh lên rồi đặt lên dĩa, rút 2 tờ giấy ra là xong.

Bước 2: Xếp 1 lớp bánh bông lan vào khuôn, phết 1 lớp kem lên. Thực hiện tương tự với 2 lớp bánh còn lại.

Bước 3: Lớp mặt bánh trên cùng có thể làm kem, hoặc đổ Ganache frosting, hoặc trang trí tùy thích.

Bước 4: Cho bánh (cả khuôn) vào tủ lạnh, khi dùng thì nhấc bánh ra dĩa (nhớ bỏ 2 tờ giấy nến lót phía dưới), cắt bánh giống bar.

Chúc các bạn thành công!

Cách làm chè hạt sen tươi ngon mát ngủ tốt

Cách làm chè hạt sen tươi ngon mát ngủ tốt, là món giải khát must try trong những ngày hè. Hạt sen có tính bình, vị ngọt, giúp an thần. Gluxit, protit, và các vitamin nhóm B, nhóm C có trong hạt sen tác dụng rất lớn trong việc điều trị đau đầu, đặc biệt là đau nửa đầu.

cach-lam-che-hat-sen-tuoi-ngon-mat-ngu-tot-1

Nguyên liệu làm chè hạt sen tươi

  • 300g hạt sen tươi
  • 200g đường phèn
  • 150g bột năng
  • Thạch đen, dừa nạo ăn kèm
  • Đường, cùi dừa để làm chân trâu
  • Muối

Cách làm chè hạt sen tươi

Bước 1️. Sơ chế hạt sen tươi

- Để làm chè hạt sen tươi,  cần sử dụng loại sen tươi, còn nguyên lớp vỏ màu xanh đen bên ngoài. Nếu không tìm mua được sen tươi, có thể dùng hạt sen khô để thay thế. Nếu dùng hạt sen khô, nên đem ngâm khoảng 3-4 tiếng trước khi dùng. Hạt sen khô sau khi ngâm nước sẽ nở và mềm hơn.

cach-lam-che-hat-sen-tuoi-ngon-mat-ngu-tot-3

- Hạt sen  chọn loại chắc, mẩy, kích thước đều nhau. Nên mua sen đã già, có vỏ ngoài màu nâu sậm. Loại này khi nấu chè ăn sẽ bùi và thơm hơn so với sen non.

- Tách bỏ lớp vỏ đen bên ngoài. Dùng tăm nhọn loại bỏ phần tâm sen đi cho đỡ đắng. Trên phần đỉnh đầu của hạt sen có một lớp vỏ lụa màu đen.  bóc bỏ lớp vỏ này đi để sau khi nấu, chè không bị đen.

- Hạt sen sau khi bóc vỏ, bỏ tâm thì đem rửa sạch.

Bước 2️. Hầm hạt sen

cach-lam-che-hat-sen-tuoi-ngon-mat-ngu-tot-4

- Hạt sen sau khi đã sơ chế thì cho vào nồi cùng với 1,5l nước. Đun đến khi sôi thì hớt bọt, hạ nhỏ lửa.

- Ninh hạt sen trong khoảng 20 phút để hạt sen chín nhừ. Vớt riêng phần hạt sen ra khỏi nước.

- Cho phần đường phèn vào nồi nước luộc, thêm một chút muối cho đậm đà. Đun cho nước sôi trở lại sau đó lại thả ngược hạt sen vào nồi.

- Đun đến khi nước sôi lại thêm 2-3 phút thì tắt bếp. Để nguội.

Bước 3. Làm trân châu ăn kèm chè hạt sen tươi

- Phần nhân trân châu,  sử dụng cùi dừa non để tạo độ giòn sần sật. Cùi dừa non gọt bỏ lớp vỏ sậm màu, cắt hạt lựu.

cach-lam-che-hat-sen-tuoi-ngon-mat-ngu-tot-2

- Cho bột năng vào bát, thêm khoảng 30g đường cát và một chút nước cốt chanh. Từ từ đổ 150ml nước sôi vào bát bột năng. Vừa đổ vừa trộn đều cho bột chín.  bắt buộc phải sử dụng nước sôi mới đảm bảo được độ kết dính cho trân châu.

- Đợi bột năng nguội bớt thì lấy bột ra, nhào thật kĩ đến khi bột thành khối dẻo, mịn là được. Chia bột thành nhiều phần nhỏ. Cho dừa vào giữa nhân bột, vê tròn lại là được.

cach-lam-che-hat-sen-tuoi-ngon-mat-ngu-tot-5

- Sau khi làm xong,  đem trân châu đi luộc với nước sôi. Khi trân châu đã chín, chúng sẽ nổi lên.  Vớt ra, xả với nước lạnh cho trân châu không bị dính vào nhau. Thêm vào bát trân châu một muỗng đường, trộn đều.

cach-lam-che-hat-sen-tuoi-ngon-mat-ngu-tot-6

Khi chè sen và trân châu đã nấu xong, múc chè ra cốc. Thêm vào cốc chè sen trân châu, thạch đen cắt khúc nhỏ và dừa tươi nạo sợi. Thêm đá lạnh và thưởng thức. Nếu muốn chè hạt sen tươi thơm đậm hơn, bạn cho vào cốc một chút dầu chuối và khuấy đều nhé.

Cách nấu chè đậu xanh đánh nhuyễn

Nấu chè đậu xanh sẽ ngon hơn nếu  rưới lên trên một chút tinh dầu chuối. Trộn đều các nguyên liệu trên rồi thưởng thức.

cach-nau-che-dau-xanh-danh-nhuyen-1

Nguyên liệu nấu chè đậu xanh đánh nhuyễn giải nhiệt ngày hè

  • 200g đậu xanh
  • 200g đường phèn
  • Muối
  • Vani
  • Dầu chuối
  • Trân châu, thạch, dừa tươi nạo sợi,…
nguyen-lieu--nau-che-dau-xanh-danh-nhuyen-1

nguyen-lieu--nau-che-dau-xanh-danh-nhuyen-2

Cách nấu chè đậu xanh đánh nhuyễn giải nhiệt ngày hè

Bước 1. Ngâm đậu xanh

Sử dụng đậu tách vỏ hoặc đậu nguyên vỏ đều được. Đậu xanh rửa sạch rồi đem ngâm với nước khoảng 4 tiếng. Nếu trời nắng nóng, thời gian ngâm sẽ nhanh hơn một chút. Không nên ngâm đậu xanh quá lâu, có thể làm đậu bị chua, lên men.  cho vào nước ngâm một chút muối để đậu đậm đà hơn nhé.

cach-nau-che-dau-xanh-danh-nhuyen-2

Bước 2. Nấu đậu xanh

- Đậu rửa sạch cho vào nồi. Thêm 750ml nước và 1/2 thìa cafe muối vào nồi đậu, nấu với lửa nhỏ cho tới khi đậu mềm nát.

cach-nau-che-dau-xanh-danh-nhuyen-3

- Cho đậu vào máy xay sinh tố cùng với khoảng 200ml nước. Xay nhuyễn rồi đổ lại vào chảo. Thêm 200g đường vào, khuấy đều. Sên đậu xanh ở lửa nhỏ cho tới khi đậu sánh đặc là được. Cho thêm chút vani rồi đảo đều, tắt bếp.

- Nếu không có máy xay sinh tố hoặc muốn ăn hơn lợn cơn một chút,  dùng muôi, thìa để đánh đậu. Đánh đậu xanh khi đậu còn nóng cho mềm đến mức độ mong muốn. Đem đậu đi sên với đường đến khi đậu sánh và đặc lại.

Bước 3. Cách làm 5 loại trân châu thường dùng với chè và trà sữa

cach-nau-che-dau-xanh-danh-nhuyen-4

cach-nau-che-dau-xanh-danh-nhuyen-4

Bước 4. Hoàn thiện món chè đậu xanh

- Dừa  nạo thành sợi dài. Nhớ gọt vỏ phần vỏ đen của dừa trước khi nạo sợi để dừa trắng, đẹp mắt hơn nhé.

- Thạch đen cắt thành những miếng nhỏ vừa ăn. Thạch đen  có thể mua sẵn hoặc sử dụng bột sương sáo đen để nấu thạch đen.

- Cho đá viên vào cốc. Múc phần chè đỗ xanh, cho vào cốc đá đã chuẩn bị. Thêm trân châu, thạch đen và cuối cùng là dừa nạo vào. 

Chúc các bạn thành công với cách nấu chè đậu xanh đánh nhuyễn chuẩ miền Bắc trên đây nhé!!!

Cách làm vải ngâm đường phèn trữ cả năm

Để làm vải ngâm đường phèn trữ cả năm không bị nhớt các bạn lưu ý sơ chế vải thật kỹ, cần rửa sạch và chần vải với nước sôi.

cach-lam-vai-ngam-duong-phen-tru-ca-nam-1

 Nguyên liệu làm vải ngâm đường phèn trữ cả năm

  • 1kg vải chín
  • 300g đường phèn
  • Muối tinh
  • Nước lọc

Cách làm vải ngâm đường phèn trữ cả năm

Bước 1. Chọn và sơ chế vải: Vải sau khi mua về bạn bỏ hết cuống và rửa sạch.  Đun sôi một nồi nước lớn sau đó cho vài vào chần sơ khoảng 2 phút thì vớt ra, ngâm vải vào thau nước đá lạnh.Việc chần vải sẽ giúp vải dịu vị chua, bảo quản được lâu hơn. Còn ngâm đá là giúp thịt vải được giòn ngon hơn.

cach-lam-vai-ngam-duong-phen-tru-ca-nam-2

Bước 2. Tách hạt vải
- Sau khi ngâm vải đến khi vải nguội hoàn toàn thì vớt ra, để ráo.
- Bóc vỏ vải, dùng dao hoặc kéo khứa nhẹ nhàng quanh phần đầu hạt rồi tách hạt ra ngoài, cần làm hết sức nhẹ tay, thận trọng để giữ nguyên được hình dáng của trái vải.
- Sau khi bóc vỏ và tách hết toàn bộ vải, cho thịt vải vào bát có ướp đá. Nước đá giữ vải được giòn, không bị thâm. Bạn ngâm trong bát nước đá cho tới khi gần ngâm đường thì vớt ra, để ráo.

cach-lam-vai-ngam-duong-phen-tru-ca-nam-3

Bước 3. Nấu nước đường phèn
-  Cho đường phèn cùng với 400ml nước vào nồi. Vừa đun vừa khuấy cho tới khi sôi thì hạ nhỏ lửa xuống. Tiếp tục đun cho tới khi nước đường hơi sánh lại thì tắt bếp. Thời gian đun sẽ mất khoảng 8-10 phút.
- Sau khi đun xong, để nguội sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản.

cach-lam-vai-ngam-duong-phen-tru-ca-nam-4

Bước 4. Làm vải ngâm đường phèn

cach-lam-vai-ngam-duong-phen-tru-ca-nam-5

- Tiệt trùng lọ đựng sạch sẽ với nước sôi và ráo nước.
- Bạn cho vải vào lọ đựng. Sau đó, cho nước đường lên trên rồi đậy nắp lại. Cho lọ vải ngâm vào ngăn mát tủ lạnh, để khoảng 2-3 ngày là có thể lấy ra để sử dụng.
- Vải ngâm đường phèn có thể để được khoảng 2-3 tháng trong điều kiện bảo quản lạnh.

Chúc các bạn thành công!

Cách làm bánh sữa đậu nành thơm ngậy

Cách làm bánh sữa đậu nành cho thành phẩm món tráng miệng vô cùng ngon miệng cho bữa ăn mùa hè. Bánh sữa mềm mượt, thơm ngậy vị sữa lại bùi thơm vị đậu nành rang.

cach-lam-banh-sua-dau-nanh

 Nguyên liệu làm bánh sữa đậu nành

  •  300g sữa đậu nành 
  •  100g dữa tươi 
  •  25g dữa đặc 
  •  8g gelatin 
  •  50g kem tươi (whipping cream) 
  •  10g bột bắp
  •  Hạt đậu nành lượng thích hợp

Cách làm bánh sữa đậu nành

Bước 1: Cho gelatin vào bát rồi thêm nước đá lạnh vào ngâm khoảng 5-10 phút cho gelatin mềm.

cach-lam-banh-sua-dau-nanh-1

Bước 2: Đổ 300g sữa đậu nành vào nồi, thêm 100g sữa tươi, 50g kem tươi, 25g sữa đặc, 10g bột bắp vào nồi khuấy đều. Nấu sữa đậu nành ở lửa vừa và hơi nhỏ cho đến khi sôi sủi tăm thì tắt bếp.

cach-lam-banh-sua-dau-nanh-2

Bước 3: Để sữa nguội còn khoảng 50 độ C thì cho gelatin đã ngâm mềm vào.

cach-lam-banh-sua-dau-nanh-3

Bước 4: Khuấy đều cho gelatin tan hoàn toàn.

cach-lam-banh-sua-dau-nanh-4

Bước 5: Lọc sữa qua một cái rây lọc để được hỗn hợp mịn nhất

cach-lam-banh-sua-dau-nanh-5

Bước 6: Đổ sữa đậu nành vào khuôn rồi cho vào tủ lạnh khoảng 6 tiếng cho đông đặc.

cach-lam-banh-sua-dau-nanh-6

Bước 7: Đậu nành cho vào khay nướng, nướng ở 150 độ C (chế độ 2 lửa) trong khoảng 25-30 phút (chú ý lắc khay giữa chừng để đậu nành chín đều). Bạn cũng có thể rang chín đậu nành trên chảo.

cach-lam-banh-sua-dau-nanh-7

Bước 8: Để đậu nành nguội rồi cho vào máy xay rồi xay thành bột đậu nành.

cach-lam-banh-sua-dau-nanh-8

Bước 9: Lấy bánh sữa đậu nành ra khỏi khuôn, sau đó rắc bột đậu nành qua một cái rây lọc lên trên bánh là xong.

cach-lam-banh-sua-dau-nanh-9

Chúc các bạn thành công!!!

 

Bếp Bánh Template by Ipietoon Cute Blog Design