Hiển thị các bài đăng có nhãn mứt dừa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn mứt dừa. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2019

Cách làm mứt dừa vị socola cho Tết vui rộn ràng

Hương vị đặc biệt của socola nguyên chất hòa quyện cùng với vị béo, ngậy của dừa bánh tẻ tạo nên một món mứt Tết mới lạ và cực kỳ hấp dẫn. Nhâm nhi những miếng mứt dừa socola thơm lừng cùng những người thân trong gia đình, hoặc bạn bè trong những ngày Tết thì thật thú vị đó nha!


Nguyên liệu làm mứt dừa vị socola

  • 1kg cùi dừa bánh tẻ
  • 500g đường cát
  • 30g bột socola nguyên chất
  • 2 ống vani

Cách làm mứt dừa vị socola độc đáo ngày Tết

Bước 1: Đầu tiên bạn lấy cùi dừa nạo sạch phần vỏ lụa nâu bên ngoài, rồi bào cùi dừa thành những dải dài mỏng. Sau đó bạn rửa bằng nước khoảng 2-3 lần để loại bớt dầu rồi vớt ra rổ để ráo nước.

Bước 2: Bạn cho dừa ra âu rồi cho đường vào xóc đều và ướp khoảng 1 tiếng cho đường tan hết, trong lúc ướp thỉnh thoảng bạn hãy dùng đũa đảo đều lên nhé!

Bước 3: Bạn cho toàn bộ dừa và nước đường ra chảo có đáy dày rồi bắt lên bếp đun với lửa vừa cho đến khi nước đường sôi lên thì vặn nhỏ lửa.


Bước 4: Sau đó bạn dùng đũa đảo đều liên tục cho đến khi đường bắt đầu khô lại thì bạn rắc vani và bột socola vào và tiếp tục đảo đều.

Bước 5: Bạn sên cho đến khi đường khô thành màu trắng bám quanh mứt thì tắt bếp. Đổ mứt ra khay cho nguội rồi cho vào hũ hay túi nilon bọc kín lại dùng dần. Vậy là bạn đã làm xong mứt dừa socola rồi đấy

Mẹo hay làm mứt dừa vị socola ăn Tết


- Chọn quả dừa để làm mứt là loại hơi già một chút, lớp vỏ có màu sáng, cùi dừa dày vừa phải, dừa không quá chín cũng không quá non.

- Nếu bạn thích có vị socola đậm hơn thì có thể tăng lượng socola lên tùy thích. Tuy nhiên không nên cho quá nhiều sẽ khiến mứt bị đắng, át mất mùi dừa.

- Bạn có thể thêm bột vani vào khi đun dừa mà đường gần cô lại để tăng thêm hương vị.

Mách nhỏ cách làm mứt dừa viên ngũ sắc không bị chảy nước

Bên cạnh cách làm mứt dừa truyền thống, chỉ cần thêm một số công đoạn đơn giản bạn đã có thể biến tấu cho món mứt dừa và khay mứt Tết trở nên đẹp mắt hơn với nhiều màu sắc mà không hề cần đến phẩm màu. 

Nguyên liệu làm mứt dừa viên

  • 800g cùi dừa
  • 400g đường
  • 1 ít lá dứa
  • 1 gói cà phê đen hòa tan
  • 2 quả chanh dây (chanh leo)
  • 50ml sữa tươi không đường
  • Dao, thớt, chảo, bếp, máy xay sinh tố, nồi…

Nguyên liệu tạo màu mứt dừa viên ngũ sắc

Đây là phần mà bạn có thể thỏa sức sáng tạo nhất. Tùy vào những màu sắc khác nhau mà bạn sẽ chọn những thực phẩm khác nhau. Tuy nhiên bạn nên chọn những thực phẩm có màu đậm, đặc trưng cho màu sắc lên mứt được đẹp nhất.

Các bạn lưu ý là có những thực phẩm cho màu sắc giống nhau nhưng hương vị lại khác nhau đặc trưng của thực phẩm đấy nhé!


  • Màu xanh lá: Lá nếp (50g), hoặc Bột trà xanh (15g)
  • Màu tím: Bắp cải tím (150g) hoặc rau dền đỏ (1 bó)
  • Màu vàng (theo thứ tự đậm dần): Chanh leo (3-4 quả), hoặc nghệ (2 củ nhỏ), hoặc cà rốt (300g)
  • Màu đỏ: Gấc (ruột gấc cả hạt) (100g)
  • Màu nâu: Bột cacao (1 thìa cà phê)

Cách làm mứt dừa viên không bị chảy nước

Bước 1: Dừa rửa sạch rồi cắt thành những miếng vuông nhỏ vừa ăn. Sau đó, rửa sạch dừa nhiều lần với nước ấm đến khi nước không còn bị đục nữa.

Bước 2: Đun một nồi nước sôi, đổ dừa vào trần qua trong khoảng 1-2 phút. Rồi đổ dừa ra rổ cho nguội và ráo nước.

Bước 3: Chia 800g dừa ra 4 tô to, mỗi tô 200g. Tô đầu tiên bạn trộn dừa với 50ml sữa tươi và 100g đường. Lượng đường có thểgiagiảm tùy theo khẩu vị của bạn nhé.

Bước 4: Dùng rây lọc bỏ hạt chanh leo,giữ lại phần nước cốt. Trộn nước cốt chanh leo với 100g đường và 200g dừa ở tô thứ 2.

Bước 5: Lá dứa rửa sạch, cắt nhỏ. Cho vào máy xay sinh tố với 80ml nước xay nhuyễn. Dùng rây lọc bỏ bã,giữ lại 80ml nước cốt lá dứa. Trộn 80ml nước cốt lá dứa với 100g đường và 200g dừa ở tô thứ 3.

Bước 6: Hòa tan một gói cà phê với 80ml nước. Trộn 80ml cà phê hòa tan với 100 g đường và 200 g dừa ở tô thứ 4. Khi đường ở các tô tan hết, bạn bắt đầu sên từng loại.

Bước 7: Bắc chảo lên bếp, cho mứt dừa vào sên ở lửa vừa và đảo đều tay. Khi đường bắt đầu keo lại thì vặn lửa nhỏ, đảo đều tay đến khi đường kết tinh trắng là được. Bạn tiếp tục sên những loại mứt còn lại. Vì dừa viên có độ dày lớn hơn các loại mứt dừa sợi nên thời gian sên cũng được rút ngắn và khả năng thành công sẽ cao hơn nhiều đấy.



Các bạn cũng có thể sáng tạo thêm nhiều màu sắc khác nhau từ các nguyên liệu tự nhiên, ví dụ như màu xanh nước biển thì dùng hoa đậu biếc, màu đỏ có thể dùng gấc ...


Cách làm mứt dừa miếng cách làm mứt dừa bao tử dẻo ngọt dậy mùi

Dừa non hay dừa bao tử được ưu tiên làm mứt dừa bởi thành phẩm cho ra dẻo dai, vị ngọt thanh, thơm ngậy rất hấp dẫn. Bổ sung ngay cách làm mứt dừa miếng, cách làm mứt dừa dẻo non miếng này vào list món ngon ngày Tết năm nay thôi nào!


Nguyên liệu làm mứt dừa miếng

  • 0,5kg dừa non (dừa bao tử)
  • 200ml sữa tươi không đường
  • 250g đường kính trắng
  • 1 ống Vani
  • Dụng cụ: Chảo, rổ, khuôn tạo hình mứt dừa...

Cách làm mứt dừa bao tử miếng

Bước 1: Tạo hình dừa miếng

Dừa non mua về các bạn rửa sạch và nhớ cạo sạch phần vỏ nâu bên ngoài nhé, sau đó các bạn dùng các dụng cụ tạo hình như hình trái tim, ngôi sao, thậm trí là hình tròn…vv… để xắt dừa thành từng miếng như vậy. Dừa non làm mứt dù có làm miếng vẫn giữ được độ dẻo dai mà không hề bị khô.


Bước 2: Chần dừa

Dừa non rất ít dầu nên các bạn không phải thực hiện bước ngâm dừa với nước hàng tiếng đồng hồ nữa. Các bạn chỉ cần rửa sạch dừa sau khi đã tạo hình xong. Sau đó các bạn cho dừa vào một nồi nước đang đui sôi, chần qua khoảng 30 giây đến 1 phút rồi vớt ra để ráo nước.

Bước 3: Ướp dừa

Các bạn ướp dừa với đường và sữa đã chuẩn bị ở trên, trộn đều và ướp trong vòng khoảng 3 tiếng thôi chứ không cần để qua đêm, vì dừa non ngấm đường rất nhanh, không giống như dừa già.

Bước 4: Đảo dừa

Các bạn bắc chảo lên bếp bật lửa to, cho hỗn hợp dừa vào đảo đều tay đồng thời hạ lửa nhỏ hết cỡ xuống các bạn nhé. Khi dừa bắt đầu sền sệt, các bạn cho Vani vào để tạo hương thơm quyến rũ nhất cho món mứt dừa. Khi mứt dừa bắt đầu kết tinh lớp bột thì các bạn phải nhanh chóng tắt bếp, vẫn đảo đều tay thêm 2 phút rồi cho ra khay chờ nguội hẳn.

Lưu ý khi làm mứt dừa nguyên miếng


  • Chọn dừa là loại dừa non, vừa lấy nước ra khỏi quả xong thì cùi mới được tươi. Có thể nhờ người bán nạy cùi ra khỏi quả để giữ được miếng cùi dừa trọn vẹn hơn bởi cùi dừa non rất dễ vỡ, khó tạo hình
  • Bạn phải chọn loại dừa uống nước đã lên cùi, cùi tương đối hơi dày, chọn loại quả dừa còn hơi non, nếu quả dừa không còn non có thể thay bằng loại dừa bánh tẻ, nhưng chỉ nên nạo 1/2 cơm dừa phía trong lòng, phần ngoài có thể sử dụng làm phần nước cốt dừa nhé.
  • Bạn có thể đi mua dừa đã được tách sẵn vỏ ngoài hoặc mua dừa về để tự mình tách vỏ, tuy nhiên với cách này thì vỏ dừa sẽ khá cứng, cần có kinh nghiệm tách dừa để tránh vỡ vụn các miếng dừa nhé.
Chúc các bạn thành công!

Cách làm mứt dừa lá dứa xanh non lộc lá đón Tết

Mứt dừa lá dứa hay mứt dừa lá nếp có màu xanh lá mạ non nhẹ nhàng và đẹp mắt, có thơm mùi của lá dứa, hòa cùng vị dừa béo ngậy của cơm dừa. Mang lại một dư vị hoàn toàn mới cho món mứt dừa truyền thống.

Nguyên liệu


  • Dừa cơm bánh tẻ: 2 đến 3 quả (khoảng 500g)
  • Lá nếp ( lá dứa): 1 mớ nhỏ
  • Đường cát trắng: 170g

Cách làm

Bước 1: Dừa cơm bánh tẻ là loại cơm dừa không quá non cũng không quá cứng, cùi vừa rám nhưng bấm vào vẫn có độ mềm và còn nhiều sữa. Tránh chọn mua dừa quá già vì khi sên xong trong qua trình dùng dần sẽ rất nhanh có mùi dầu và khi ăn dễ bị cảm giác khô, không còn vị béo ngọt của dừa.

Bước 2: Sau khi chọn được cơm dừa bánh tẻ, các bạn gọt bỏ phần vỏ rám, nạo thành dạng sợi dài rồi mang dừa đi rửa sạch 2 đến 3 lần nước ấm để dừa sạch bớt đi dầu. Để dừa thật ráo nước, các bạn cho phần cơm dừa vào 1 âu to, cho toàn bộ số đường cát đã chuẩn bị vào trộn đều.

Bước 3: Lá nếp (lá dứa) các bạn rửa sạch, cắt thành đoạn ngắn, bớt lại 1 ít để cho vào ướp cùng với dừa, phần còn lại cho hết vào máy xay nhuyễn cùng với nửa bát nước. Xay xong các bạn cho vào túi vải vắt lấy khoảng 100ml nước cốt lá dứa có màu xanh đậm đặc.


Bước 4: Sau đó các bạn cho 70ml nước lá dứa vào ướp cùng với phần dừa và đường cát rồi để dừa ngấm nhiều màu xanh và đường vào trong cơm dừa khoảng 2h. Trong thời gian chờ đường tan thỉnh thoảng các bạn cũng nên đảo đều để dừa ngấm đường và màu xanh lá dứa được đều hơn.

Bước 5: Sau 2h, đường cát đã tan hết và dừa ngấm màu xanh, các bạn lại cho dừa vào chảo, đặt lên chảo đun to lửa cho cạn bớt nước, khi thấy dừa cạn gần hết nước thì các bạn lại cho nốt 30ml phần nước lá dứa còn lại vào sên dừa cùng để dừa lên màu xanh non.


Bước 6: Sau đó các bạn cần hạ lửa thật nhỏ lại và đảo đều tay để cơm dừa khô đều và bắt đầu bám phấn trắng quanh miếng mứt dừa là được. Lúc này trông phần mứt dừa sẽ không xanh lắm do có phần đường bột bám phấn đường bên ngoài nhưng khi để nguội mứt dừa của bạn sẽ lên màu xanh non rất đẹp mắt.

Bước 7: Sau khi mứt dừa khô đã ráo hoàn toàn, các bạn cho tất cả ra khay cho dừa nhanh nguội, nhặt để riêng các miếng lá nếp rồi cho phần mứt dừa để vào lọ thủy tinh hoặc đóng túi nilon kín.


Chúc các bạn thành công!

Mứt dừa truyền thống ngọt ngào ý nghĩa đoàn viên

Mứt dừa không những thơm ngon, ngọt bùi mà còn mang ý nghĩa quây quần, sum vầy hạnh phúc cho cả gia đình, bạn bè trong năm mới. Cách làm mứt dừa không khó, chi phí nguyên liệu cũng rất tiết kiệm nên cứ năm này qua năm khác được các bà các mẹ cất công làm mứt dừa để đón Tết.


1, Cách chọn dừa ngon làm mứt dừa ngày Tết

Để làm món mứt dừa ngon thì công đoạn chọn dừa vô cùng quan trọng. Bởi mứt dừa có khá nhiều loại như: mứt dừa sợi nhỏ, mứt dừa non lá dừa, mứt dừa nước, mứt dừa kiểu truyền thống… tùy mỗi loại mà bạn sẽ chọn dừa sao cho phù hợp. Sau đây là một số cách chọn dừa cho một số kiểu làm mứt dừa mà bạn có thể tham khảo.

Cách làm mứt dừa truyền thống

Dừa được chọn để làm theo cách này thường là loại dừa bánh tẻ. Vì mứt dừa kiểu truyền thống là những sợi dừa vừa mỏng, vừa dai, dẻo nên dừa bánh tẻ sẽ dễ bào và dễ làm hơn các loại dừa khác. Hãy mua những quả dừa bánh tẻ đã tách vỏ để đảm bảo cùi dừa cứng, có màu trắng ngần chứ không phải những quả có cùi dừa màu trong hoặc màu hơi đục hoặc màu hơi ngà. Bạn cũng có thể dùng móng tay để bấm vào cùi dừa để xem cùi dừa có giòn không. Nếu có thì đó chính là cùi dừa tươi, thích hợp để làm món mứt dừa kiểu truyền thống.

Cách làm mứt dừa non hay cách làm mứt dừa lá dứa

Đây là món mứt dừa rất dễ tạo hình nên bạn chỉ cần chọn những dừa có cùi non, dày. Như vậy dừa sẽ ngon, ngọt hơn là những loại có cùi dày nhưng già, cứng. Loại dừa để làm món này là dừa nước. Tuy nhiên nếu dừa nước có cùi quá non và mỏng thì bạn không nên mua đâu nhé. Để chọn dừa ngon bạn cũng có thể bấm móng tay vào cùi dừa để kiểm tra độ giòn của cùi. Nếu bạn vẫn không biết cách làm thì có thể hỏi người bán dừa để lựa chọn dừa ngon.

Cách làm mứt dừa sữa

Để làm mứt dừa sữa nghe có vẻ khó nhìn nhưng thực ra khá đơn giản. Nhưng để làm món này ngon bạn phải biết kết hợp nguyên liệu sao cho sữa và đường hòa quyện với nhau.

2, Cách làm mứt dừa truyền thống


Bước 1: Dừa sau khi mua về đem rửa sạch, bỏ vỏ lấy cùi rồi dùng nạo, nạo xung quanh trái dừa thành các sợi dừa dài.

Bước 2: Rửa lại dừa sau khi đã nạo một lần nữa rồi ngâm dừa vào nước ấm khoảng 2 đến 3 tiếng để làm sạch lớp dầu có trên dừa.

Bước 3: Vớt dừa rồi để vào rổ cho ráo nước.

Bước 4: Sau khi dừa ráo nước thì chúng ta tiến hành ướp dừa để làm mứt bằng cách cho đường vào dừa vào bát rồi ướp dừa với đường khoảng vài tiếng để đường tan. Trong thời gian đó bạn nên đảo dừa để dừa được ngấm đều đường.

Bước 5: Cho chảo lên bếp. Vặn lửa vừa phải để đun nóng chảo. Đổ dừa đã ngâm đường vào rồi cho sữa ông thọ vào. Dùng đũa đảo đều để dừa không bị cháy.

Bước 6: Khi nước đường và sữa bắt đầu cạn thì bạn vặn lửa nhỏ lại rồi tiếp tục đảo để đường và sữa cạn hết.

3, Những lưu ý khi làm mứt dừa tại nhà

Khi ngâm rửa dừa

Khi nạo dừa xong, bạn cần rửa dừa khoảng 3 đến 4 lần và ngâm dừa vào nước ấm để dừa bớt dầu dừa. Thời gian ngâm từ 30 phút đến vài giờ tùy vào số lượng mứt dừa bạn làm. Ngoài ra, khi ngâm dừa nên ngâm bằng nước ấm thay vì bằng nước lạnh.

Ngâm dừa với đường

Ngâm dừa với đường cần có tỉ lệ chính xác để dừa không quá ngọt và đường có thể kết tinh, không bị vón cục. Cứ mỗi kg dừa sẽ ướp vời 500 đến 600 gram đường. Không nên cho đường nhiều hoặc ít quá. Bạn nên ngâm dừa cho đến khi thấy cùi dừa có màu trong, đường tan hết là có thể bắt đầu tạo mứt dừa.

Chế biến mứt dừa

Khi bắt đầu làm mứt dừa, bạn nên để lửa vừa phải. Khi thấy đường và sữa ông thọ gần tan thì giảm lửa xuống để dừa không bị cháy. Ngoài ra bạn cần phải đảo liên tục và đều tay để dừa dẻo, ngọt đều. Khi đảo nên đảo nhẹ tay để các sợi mứt dừa không bị đứt. Khi thấy đường trắng kết tinh xung quanh sợi dừa thì nên tắt bếp ngay và để nguyên mứt dừa trên chảo. Vẫn đảo đều liên tục khoảng 3 phút để đường mau khô và kết tinh lại.

Lưu ý: Các bạn nên dùng chảo to và dày thay vì dùng chảo mỏng và nhỏ. Nên dùng chảo chống dính là tốt nhất. Ngoài ra, nếu bạn muốn tạo màu cho dừa có thể dùng các bột màu.
 

Bếp Bánh Template by Ipietoon Cute Blog Design