Hiển thị các bài đăng có nhãn lam-sua-hat. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn lam-sua-hat. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 6 tháng 2, 2023

Công thức làm sữa hạt dẻ cười giải phóng hạt khô ngày Tết

Giải phóng số hạt khô ngày Tết bằng cách làm sữa hạt, bắt đầu với công thức làm sữa hạt dẻ cười nhé!

cong-thuc-lam-sua-hat-de-cuoi

Nguyên liệu làm sữa hạt dẻ cười

  • 1cup hạt dẻ cười nguyên vỏ đã rang
  • 4 cup nước nóng
  • 5 muỗng mật mía hoặc mật ong
  • 1 ít muối hồng
  • ½ thìa cà phê vani nguyên chất hoặc 1-2 giọt vani nước
cong-thuc-lam-sua-hat-de-cuoi-1

Cách làm sữa hạt sẻ cười 

Bước 1: Ngâm hạt dẻ cười trong nước ấm từ 8-12 tiếng, rửa sạch bỏ lớp vỏ lụa, trụng qua nước sôi. Cho hạt dẻ vào máy xay nhuyễn, sau đó cho nguyên liệu vào xay, lọc bã nếu không thích uống lợn cợn.

Bước 2: Bạn có thể cho thêm chà là vào xay cùng, để tạo vị ngọt tự nhiên cho sữa. Thêm cacao vào cùng thì sẽ có món sữa hạt chocolate.

Bước 3: Cho sữa hạt ra ly và thưởng thức hương vị ngon lành . Sữa hạt có thể bảo quản được từ 2-3 ngày, nhớ lắc đều trước khi sử dụng vì sữa hạt dễ bị tách nước nhé.

Lợi ích sức khỏe của hạt dẻ cười

Có lợi cho sức khỏe tim: Hạt dẻ cười là một loại hạt vỏ cứng thân thiện với tim. Ăm một vài hạt dẻ cười mỗi ngày giúp giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt. Các chất chống oxy hóa có trong hạt dẻ cười giúp giảm nguy cơ bệnh tim.

Giảm cân: Vì hạt dẻ cười chứa nhiều chất xơ và ít chất béo bão hòa, chúng là món ăn vặt lý tưởng cho bạn. Hàm lượng protein cao của hạt dẻ cười thúc đẩy quá trình đốt cháy năng lượng và do vậy, góp phần làm giảm cân. Nó là một trong những loại hạt tốt nhất bạn nên ăn nếu muốn giảm cân.

Ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng do tuổi già: Các chất chống oxy hóa có trong hạt dẻ cười giúp bảo vệ mô mắt khỏi bị viêm do stress oxy hóa và các gốc tự do. Những chất chống oxy hóa này cũng bảo vệ mắt tránh thoái hóa điểm vàng do tuổi.

Tăng cường hệ miễn dịch: Hạt dẻ cười chứa nhiều vitamin B6. Thiếu hụt loại vitamin này cản trở hoạt động của hệ miễn dịch, về lâu dài có thể làm giảm tế bào bạch cầu. Do vậy, ăn hạt dẻ cười thường xuyên sẽ giúp bạn duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Bổ máu: Hạt dẻ cười chứa các vitamin B phức hợp và vitamin B6 cần thiết cho quá trình sản sinh haemoglobin. Haemoglobin giúp vận chuyển khí oxy tới tất cả các tế bào, cơ và mô của cơ thể. Ăn hạt dẻ cười hàng ngày giúp chống lại các rối loạn liên quan tới máu như thiếu máu.

Giảm nguy cơ bệnh tiểu đường: Các axit amin có trong hạt dẻ cười giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường típ 2. Hàm lượng phospho trong hạt dẻ cười giúp chuyển hóa các protein thành axit amin. Nó cũng hỗ trợ dung nạp glucose, do vậy, giúp kiểm soát các biến chứng liên quan tới bệnh tiểu đường.

Cải thiện hoạt động hệ thần kinh: Hạt dẻ cười chứa vitamin B6 rất có lợi cho sự phát triển hệ thống thần kinh. Loại vitamin này đóng vai trò sống còn trong sự hình thành vỏ myelin. Nó cũng điều tiết sự truyền tải các thông điệp qua hệ thần kinh.

Thứ Sáu, 29 tháng 10, 2021

Sữa mè đen 8 công thức làm cực kỳ ngon bổ

Cách làm sữa mè đen rất tốt cho sức khỏe vì chứa nhiều vitamin nhóm B, E, D, vi khoáng như sắt, kẽm, magie… cùng lượng canxi vượt trội. Trong khi đó mè đen chứa rất ít calories, lipid và glucid.

Các mẹ có thể áp dụng 8 công thức làm sữa hạt sữa mè đen dưới đây để làm đồ uống bổ dưỡng cho cả trẻ nhỏ và người lớn tuổi, đều cực kỳ ngon bổ đó nha!

sua-me-den-8-cong-thuc-lam-cuc-ky-ngon-bo

1. Sữa mè đen nguyên chất

Nguyên liệu làm sữa mè đen nguyên chất

  • 100gr mè đen
  • 500ml sữa tươi không đường
  • 150ml sữa đặc
  • Dụng cụ: Ly, muỗng, chảo, máy xay sinh tố…

Cách làm sữa mè đen nguyên chất

Bước 1: Bắc chảo lên bếp, cho mè vào và rang chín ở mức lửa vừa và đảo đều liên tục khoảng 5 phút thì tắt bếp

Bước 2: Chờ mè đen nguội rồi xay nhuyễn với 500ml nước bằng máy xay sinh tố, dùng rây hoặc túi vải lọc lấy nước. Bạn cho nước vừa lọc vào nồi, thêm 500ml sữa tươi và 150ml sữa đặc rồi bắc lên bếp đun sôi. Khuấy đều đến khi hỗn hợp sữa sôi lăn tăn thì tắt bếp

Có thể thưởng thức sữa nóng hoặc ấm và có thể nêm độ ngọt của sữa cho hợp khẩu vị. Nếu muốn uống lạnh có thể thêm đá hoặc cho vào ngăn mát tủ lạnh

2. Sữa mè đen yến mạch

Nguyên liệu làm sữa mè đen yến mạch

  • 90gr mè đen
  • 30gr yến mạch cán dẹt
  • 3 quả chà là (tùy chọn)
  • 1000ml nước sôi để nguội
  • Túi vải hoặc ray lọc sữa

Cách làm sữa mè đen yến mạch

Bước 1: Ngâm hạt và yến mạch: Ngâm mè đen trong nước khoảng 8 tiếng. Yến mạch bạn ngâm trong nước sôi trong vòng 30 phút trước khi nấu sữa.

Bước 2: Rang mè đen: Sau khi ngâm hạt, vớt mè đen ra. Mè đen đang còn ướt thì bạn để lên chảo và rang luôn nhé! Rang tới khi mè thơm và búng “lách tách” trên chảo là ok nha.

Bước 3: Xay sữa: Rang mè xong, bạn cho yến mạch, mè đen, chà là bỏ hạt bên trong và nước vào máy xay sinh tố có công suất lớn để xay mịn sữa. Bạn nên chia đôi hỗn hơn ra làm 2 phần để sữa được xay dễ dàng hơn. Mỗi lần xay nên cho máy nghỉ 1 lúc giúp bảo vệ máy xay sinh tố của mình các bạn nhé!

Bước 4: Lọc sữa: Bước tiếp theo chính là lọc sữa đã xay. Bạn đổ sữa ra ray lọc hoặc túi vải lọc sữa (sử dụng túi vải sẽ lọc sữa mịn hơn ray lọc).

Bước 5: Nấu sữa và thưởng thức: Cuối cùng, bạn đổ hỗn hợp sữa đã lọc ở trên vào nồi và để lên bếp nấu ở nhiệt độ lửa thấp. Đợi đến khi sữa vừa sôi thì tắt bếp là được nhé!

3. Sữa mè đen mix hạt sen và hạt điều

Nguyên liệu làm sữa mè đen mix hạt sen và hạt điều

  • 70gr mè đen
  • 35gr hạt sen
  • 35gr hạt điều tươi, thô (Có thể sử dụng hạt điều pasteurized  tiệt trùng)
  • 1000ml nước
  • 4 quả chà là (tùy chọn)
  • Ray lọc sữa

Cách làm sữa mè đen mix hạt sen và hạt điều

Bước 1: Ngâm hạt: Ngâm mè đen trong thời gian 8 tiếng. Hạt sen tươi thì bạn không cần ngâm. Chỉ rửa sạch và luộc sơ để vớt bọt ra. Nếu hạt sen khô, bạn cần ngâm hạt sen ít nhất trong 2 tiếng nhé! Hạt điều ngâm 2-2.5 tiếng.

Bước 2: Rang mè đen: Sau khi ngâm mè đen xong, còn ướt thì bạn cứ cho mè lên chảo và rang đều tay. Rang đến khi mè thơm và nhảy “lách tách” là được nha.

Bước 3: Xay sữa: Chia hỗn hợp đã chuẩn bị ở trên thành 2 phần, cho vào máy xay sinh tố cho công suất lớn để xay mịn sữa. Bạn cần xay khoảng 1-2 lần, mỗi lần cho máy nghỉ 1 chút để đảm bảo an toàn cho máy xay sinh tố của mình nhé!

Bước 4: Lọc sữa: Sau khi xay sữa xong, bạn đổ hỗn hợp trên qua ray lọc sữa để lọc bã sữa ra.

Bước 5: Nấu sữa: Cho hỗn hợp đã lọc ở trên vào chiếc nồi, đặt lên bếp và nấu với nhiệt độ lửa thấp. Đến khi sữa bắt đầu sôi thì tắt bếp là xong cả nhà nhé!

4. Sữa mè đen đậu nành

Nguyên liệu làm sữa mè đen đậu nành

  • 200gr mè đen
  • 200gr đậu nành
  • 120gr đường
  • Dụng cụ: Ly, máy xanh sinh tố, bếp…

Cách làm sữa mè đen đậu nành

Bước 1: Ngâm đậu nành qua đêm, thời gian ngâm khoảng từ 6-8 tiếng. Sau đó đãi vỏ để lấy lại hạt đậu nành sạch. Để ra rổ cho ráo nước

Bước 2: Mè đen cho lên chảo đảo chín, rang khoảng 5 phút tắt bếp, để nguội.

Bước 3: Cho hỗn hợp đậu nành và mè đen vào máy xay sinh tố, chọn chế độ xay mịn, sau khi xay xong thì đổ ra nồi bắc lên bếp đun. Vừa đun vừa khuấy để tránh tình trạng bị khê sữa. Sữa chín thì đổ đường vào khuấy đều và tắt bếp.

5. Sữa mè đen gạo lứt giảm cân

Nguyên liệu làm sữa mè đen gạo lứt giảm cân

  • 1kg gạo lứt
  • 500gr mè đen

Cách làm sữa mè đen gạo lứt giảm cân

Bước 1: Lần lượt rang chín gạo lứt và mè đen (mỗi loại rang tầm 7p là chín)

Bước 2: Cho gạo và mè vào cối xay khô cho nhuyễn. Cho phần bột này vào hũ dùng dần.

Khi muốn dùng. Bạn cho bột ra cốc, thêm sữa đặc rồi pha uống nóng là được.

6. Sữa mè đen óc chó

Nguyên liệu làm sữa mè đen óc chó

  • 50gr mè đen
  • 50gr hạt óc chó
  • 1 lít nước lọc

Cách làm sữa mè đen óc chó

Bước 1: Đãi hạt, rửa sạch hạt, ngâm hạt trong nước sạch và vài hạt muối. Hạt óc chó ngâm trong 4h, mè đen ngâm từ 8-12h.

Bước 2: Xay mè đen + óc chó với 1 lít nước đến khi thật nhuyễn mịn.

Bước 3: Rây hỗn hợp bỏ bã rồi đem đun trên lửa nhỏ, lưu ý hãy liên tục khuấy đều sữa. Khi sữa sôi giảm nhỏ lửa, để sữa sôi liu riu tầm 30-45′ thì tắt bếp.

7. Sữa mè đen kỷ tử bổ máu

Nguyên liệu làm sữa mè đen kỷ tử bổ máu

  • 100gr mè đen
  • 50gr kỷ tử
  • Đường

Cách làm sữa mè đen kỷ tử bổ máu

Bước 1: Mè rang chín. Ngâm mè đã rang trong nước lạnh 4h. Kỷ tử rửa sạch, ngâm cho nở.

Bước 2: Sau đó vớt ra cho cả mè và kỷ tử vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn với 700ml nước.

Bước 3: Mang hỗn hợp lọc bã lấy nước rồi đem đi đun sôi.

8. Sữa đậu phộng mè đen

Nguyên liệu làm sữa đậu phộng mè đen

  • Mè đen
  • Đậu phộng

Cách làm sữa đậu phộng mè đen

Bước 1: Mè đen rang chín.

Bước 2: Đậu phộng ngâm nước khoảng 4-6 tiếng rồi bốc vỏ hoặc rang chín đậu phộng rồi xát vỏ. Tuy nhiên nên rang chín thì hạt đậu phộng sẽ thơm và khi nấu sữa sẽ dậy mùi hơn.

Bước 3: Cho hỗn hợp vào máy xay chọn chế độ xay mịn. Sau khi có hỗn hợp lọc qua rây hoặc túi lọc khoảng 2 lần cho mịn.

Bước 4: Đổ vào nồi đun, vừa đun vừa khuấy, gần xong thì đường vào khuấy nhẹ tay cho tan rồi tắt bếp. Vậy là bạn sẽ có ly sữa mè đen ngon tuyệt rồi đó.

Chúc các bạn thành công!

Thứ Sáu, 28 tháng 5, 2021

+10 cách làm sữa yến mạch cho bé ăn dặm cho mẹ giảm cân

Để làm sữa yến mạch các bạn chú ý, ngâm yến mạch khoảng tầm 3 – 4 tiếng là được, không nên ngâm quá lâu sẽ làm chua yến mạch. Có thể ngâm với nước ấm để rút ngắn thời gian.

Cách làm sữa yến mạch không bị nhớt có một bí quyết nhỏ, đó là các bạn nhớ thay nước khi ngâm. Đối với các công thức sữa thực vật cũng vậy, để sữa không bị nhớt thì lưu ý phải thay nước khi ngâm các loại hạt.

Công thức làm sữa hạt yến mạch để dễ uống hơn, bạn có thể thêm 500ml sữa tươi không đường vào nấu chung với hỗn hợp sữa hạt đến khi hỗn hợp sôi lăn tăn thì tắt bếp.

10-cach-lam-sua-yen-mach-cho-be-an-dam-cho-me-giam-can-1

1. Công thức làm sữa yến mạch bí đỏ cho bé ăn dặm

Sữa có mùi thơm của bí đỏ, ngọt nhẹ. Nếu người lớn và trẻ trên 1 tuổi sử dụng có thể thêm đường cho hợp khẩu vị. Cách làm sữa yến mạch bí đỏ đúng chuẩn sữa không bị tách nước khi bảo quản trong tủ lạnh.

Nguyên liệu làm sữa yến mạch bí đỏ

  • 50gr yến mạch
  • 750gr bí đỏ
  • 1 lít nước
cach-lam-sua-yen-mach-bi-do-bep-banh

Cách làm sữa yến mạch bí đỏ

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

- Yến mạch ngâm 4h. Trong quá trình ngâm thay nước 2 lần

- Bí đỏ gọt vỏ, bỏ ruột rồi đem hấp chín (không luộc) để bí giữ được các chất dinh dưỡng

Bước 2: 

- Bí chín cho vào máy xay cùng 500ml nước xay nhuyễn

- Yến mạch sau khi ngâm đem chắt hết nước. Cho yến mạch cùng 500ml nước vào máy xay, xay nhuyễn. Sau đó lọc yến mạch qua rây để loại bỏ bã

Bước 3: Trộn lẫn sữa yến mạch vừa xay vào với bí đỏ đã xay

Bước 4: Đun hỗn hợp vừa trộn trên bếp với lửa nhỏ khoảng 10-15' để sữa không bị khê. Trong quá trình đun khấy nhẹ tay và vớt bọt để sữa thành phẩm được đẹp và ngon

Sau khi nấu xong thu được sữa yến mạch bí đỏ thành phẩm. Có thể uống khi sữa còn ấm nóng, hoặc đợi sữa nguội rồi cho vào chai (lọ) thủy tinh bảo quản trong tủ lạnh.

2. Công thức làm sữa yến mạch gạo lứt giảm cân giữ dáng

Nguyên liệu làm sữa yến mạch gạo lứt

  • 1 bát yến mạch cán mỏng
  • 2 – 3 bát nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội
  • Mật ong (hoặc đường)
  • 1 thìa cà phê quế (nếu muốn)
cach-lam-sua-yen-mach-gao-lut-bep-banh

Cách làm sữa yến mạch gạo lứt

Bước 1: 

- Ngâm yến mạch 4 giờ cho mềm. Phủ miệng bát ngâm yến mạch bằng tấm vải xô mỏng

- Đổ bỏ phần nước ngâm, rồi cho yến mạch cùng 3 bát nước vào máy xay sinh tố. Xay đến khi mịn nhất có thể.

Bước 2:

- Đem yến mạch đã xay lọc bã và chắt lấy nước. Phần bã có thể tận dụng làm sinh tố, bánh nướng hay bánh mì.

- Đem phần dung dịch vừa chắt được lọc lại một lần nữa, rồi lấy dung dịch được lọc lần 2 vào máy xay xay thêm lần nữa.

- Lặp lại quá trình lọc và xay dung dịch yến mạch thêm 1 lần cuối. Lần này, cho thêm mật ong cùng quế vào trộn đều. Cuối cùng cho sữa yến mạch vào bình chứa nắp kín.

Bảo quản trong tủ lạnh để dùng trong khoảng 3 – 4 ngày. Nên lắc đều sữa trước khi dùng.

3. Công thức làm sữa chua chuối yến mạch ăn dặm

Nếu bé đã trên một tuổi thì có thể cho thêm một chút đường thốt nốt để tăng vị của món sữa chua yến mạch này nhé.

Nguyên liệu làm sữa chua chuối yến mạch

  • 50g Yến mạch
  • 1 hộp Sữa chua
  • 1 quả Chuối
  • 200ml nước
  • Hũ thủy tinh rửa sạch tráng qua nước sôi, rồi để ráo nước
cach-lam-sua-yen-mach-sua-chua-bep-banh

Cách làm chi tiết sữa chua chuối yến mạch

Bước 1: Rang yến mạch giúp yến mạch thêm ngon và béo hơn: Yến mạch cho lên bếp đun với lửa nhỏ rang đều tới khi vàng, chín đều thì tắt bếp. Sau đó chờ yến mạch nguội một chút thì cho vào nước ngâm khoảng 20 – 30'. Sau đó vớt ra để ráo nước. 

Bước 2: Lấy cối xay cho yến mạch cùng 200ml nước, xây tới khi được hỗn hợp nhuyễn thì thôi. Sau khi xay xong, dùng rây lọc lại để loại bỏ phần bã. Tiếp theo vẫn cối xay đó bạn bóc vỏ cho chuối vào xay cùng, xây thật nhuyễn mịn.

Bước 3: Dùng một nồi nhỏ cho hỗn hợp chuối yến mạch vào đun ấm khoảng 40 – 50 độ C. Sau đó cho sữa chua vào khuấy cho đều để tạo men. Tiếp tục cho hỗn hợp vào từng hũ thủy tinh. Nếu có máy làm sữa chua thì ủ cho nhanh theo hướng dẫn của máy.

Bước 4: Khi ủ xong, cất sữa chua vào ngăn mát tủ lạnh sau 4-5h là dùng được.

Khi ăn có thể cắt thêm chuối hoặc rắc một vài loại quả khô cho bé ăn kèm nếu con đã ăn được thô tốt.

=> Tham khảo mày làm sữa chua tiện lợi: 
Máy làm sữa chua 16 cốc: https://shorten.asia/7EgAaQyc
Máy làm sữa chua 8 cốc: https://shorten.asia/sEKeV41B 

4. Công thức làm sữa yến mạch óc chó thông minh bổ dưỡng

Nguyên liệu làm sữa yến mạch óc chó

  • 50g quả óc chó
  • 50g yến mạch
  • 15g đường phèn
  • Dụng cụ: Ly, nồi, máy xay sinh tố…
cach-lam-sua-yen-mach-oc-cho-bep-banh

Cách làm sữa yến mạch óc chó

Bước 1: Yến mạch ngâm với nước ấm trong 2 tiếng rồi đem rửa lại với nước sạch cho đến khi hết nhớt. Quả óc chó bỏ vỏ.

Bước 2: Sau đó, cho cả 2 vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, cho khoảng 600 ml nước vào xay cùng.

Bước 3: Tiếp theo, bạn lọc phần mới xay bằng rây hoặc vải lọc. Rồi mang đun sôi với lửa nhỏ 20' rồi tắt bếp.

Bước 4: Giã nhỏ đường phèn cho vào sữa lúc vừa tắt bếp, khuấy cho tan.

Chờ sữa nguội rồi cho vào chai, nếu bạn thích uống lạnh thì có thể bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh hoặc thêm đá để cảm nhận ngay vị thơm ngon của sữa yến mạch óc chó. 

5. Công thức làm sữa hạnh nhân yến mạch thơm ngon

Nguyên liệu làm sữa hạnh nhân yến mạch

  • 60g yến mạch
  • 40g hạnh nhân
  • 30g đường
  • Muối
  • Dụng cụ: Máy xay sinh tố, nồi, bếp…

cach-lam-sua-yen-mach-hanh-nhan-bep-banh

Cách làm sữa hạnh nhân yến mạch

Bước 1: Hạnh nhân bạn phải ngâm 12 tiếng, yến mạch ngâm bằng nước ấm trong 2 giờ, thay nước 1 2 lần. Sau đó, vớt rửa sạch cả 2 với nước.

Bước 2: Xay nhuyễn hạnh nhân và yến mạch, thêm ít muối và từ 1 đến 1.5 lít nước sôi để nguội rồi lọc lấy nước bằng rây 2 lớp.

Nếu bạn thích uống lạnh thì có thể bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh và dùng trong 2 ngày.

6. Công thức làm sữa yến mạch khoai lang cho mẹ giảm cân

Bạn sẽ được thưởng thức món sữa yến mạch khoai lang có mùi thơm của yến mạch cùng vị bùi bùi, béo béo của khoai lang có thể dùng nóng hoặc lạnh đều ngon.

Nguyên liệu làm sữa yến mạch khoai lang

  • 20g yến mạch
  • 1 củ khoai lang vàng hoặc tím
  • Dụng cụ: Túi lọc, máy xay sinh tố…
cach-lam-sua-yen-mach-khoai-lang-bep-banh

Cách làm sữa yến mạch khoai lang

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

- Ngâm yến mạch với nước ấm trong 2 giờ và cần thay nước sau 1 giờ. Sau đó bạn loại bớt nhớt bằng cách xả với nước lạnh hoặc nước ấm.

- Khoai lang hấp chín, cắt một khoanh khoảng 2 – 3 cm (tùy củ khoai nhỏ hay lớn) và tán nhuyễn.

Bước 2: Cho yến mạch cùng khoai và thêm một ít nước vào máy xay rồi xay nhuyễn.

Bước 3: Dùng túi lọc lấy sữa là đã dùng được ngay, có thể bảo quản trong tủ lạnh khoảng 2 ngày. Bã được lọc trên bạn có thể làm bánh cho em bé ăn rất bổ dưỡng.

7. Công thức làm sữa yến mạch mè đen dinh dưỡng

Nguyên liệu làm sữa yến mạch mè đen

  • 50g yến mạch
  • 50g mè đen
  • Muối hạt, muối xay nhuyễn
  • Dụng cụ: Ly, muỗng
cach-lam-sua-yen-mach-me-den-bep-banh

Cách làm sữa yến mạch mè đen

Bước 1: Ngâm mè với ít muối hạt trong 8 tiếng. Lấy 1 tô sạch khác ngâm 6 muỗng yến mạch trong 4 tiếng. Dùng khăn đậy kín miệng tô để nước ngâm sạch sẽ.

Bước 2: Sau đó, vớt mè đen và yến mạch rồi xả sạch lại với nước. Cho cả 2 vào máy xay thêm 1 lít nước lọc rồi xay khoảng 30-45s đến khi hỗn hợp nhuyễn thì ngừng lại, rồi dùng túi lọc chắc lấy nước.

Bước 3: Bạn cho nước vừa lọc vào nồi và đun sôi với lửa nhỏ khoảng 30–45' rồi tắt bếp.

Cho thêm đường đường cho vừa uống, có thể uống nóng hoặc lạnh đều rất ngon.

8. Công thức làm sữa yến mạch hạt chia uống hoài không béo

Nguyên liệu làm sữa yến mạch hạt chia

  • 6 muỗng yến mạch
  • 2 muống hạt chia
  • 800ml nước lọc
  • Đường
  • Dụng cụ: Ly, muỗng
cach-lam-sua-yen-mach-hat-chia-bep-banh

Cách làm sữa yến mạch hạt chia

Bước 1: Ngâm yến mạch trong 4 tiếng, khi ngâm nhớ rửa và thay nước vài lần cho yến mạch bớt nhớt

Bước 2: Cho yến mạch đã ngâm cùng nước lọc vào máy xay sinh tố xay nhuyễn

Bước 3: Dùng túi lọc chắt lấy nước, rồi đun sôi với 15' và khuấy đều, thêm đường theo khẩu vị

Sau khi tắt bếp cho thêm hạt chia vào rồi cho ra ly để thưởng thức. Chờ sữa nguội rồi cho vào chai, nếu bạn thích uống lạnh thì có thể thêm đá hoặc bỏ ngăn lạnh để uống từ từ.

9. Công thức làm sữa chuối yến mạch - Banana Oat Milk

cach-lam-sua-chuoi-yen-mach-va-tac-dung-bep-banh

Nguyên liệu làm sữa chuối yến mạch - Banana Oat Milk

  • 100gr yến mạch nguyên hạt cán dẹt 
  • 4-5 quả chuối chín 
  • 1 thìa canh hạt chia 
  • 1 thìa cà phê chiết xuất vani
  • 2 thìa cà phê mật ong

Cách làm sữa chuối yến mạch - Banana Oat Milk

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Chuối bóc vỏ và cắt thành từng khúc nhỏ. Ngâm 2 thìa cà phê hạt chia với 30ml nước lọc trong khoảng 10 phút cho hạt chia nở đều.
- Ngâm yến mạch trong khoảng 10 phút với nước ấm (khoảng 70 độ C) trong 10 phút để hạt yến mạch mềm. Sau đó, rửa lại yến mạch với nước.

Bước 2: Xay yến mạch và chuối
- Cho phần yến mạch, hạt chia đã ngâm vào máy xay sinh tố cùng phần chuối đã cắt nhỏ và 800ml nước sôi để nguội, xay nhuyễn.
- Tiếp theo, lọc hỗn hợp vừa xay qua túi lọc để loại bỏ phần bã yến mạch, nhớ vắt túi lọc thật kỹ để lấy hết phần nước nhé.

Bước 3: Đun hỗn hợp sữa (không bắt buộc)
- Sau khi lọc là cách làm sữa chuối đã hoàn thành, có thể uống được luôn mà không cần đun lại. Tuy nhiên, nếu gia đình có trẻ nhỏ hoặc hệ tiêu hóa nhạy cảm thì nên đun sôi.
- Đổ hỗn hợp sữa vào nồi, thêm 1 thìa cà phê tinh chất vani, 2 thìa cà phê mật ong, và khuấy đều trên ngọn lửa nhỏ. Đun đến khi hỗn hợp sữa sôi lăn tăn thì tắt bếp.

10. Công thức làm sữa yến mạch

Nguyên liệu làm sữa yến mạch

  • 200g yến mạch cắt nhỏ
  • 1000ml nước lọc
  • 15ml mật ong 
  • 1 muỗng cà phê bột quế (không bắt buộc)

cach-lam-sua-yen-mach-bep-banh

Cách làm sữa yến mạch

Bước 1: Ngâm yến mạch vào trong nước 20 phút sau đó vớt ra rửa sạch chất nhờn.

Bước 2: Cho yến mạch, bột quế vào máy xay cùng nước lọc xay thật nhuyễn sau đó dùng vải mỏng lọc sữa yến mạch cho mịn màng.

Bước 3: Bắc nồi lên bếp cho sữa yến mạch vào nấu sôi với lửa nhỏ sau đó cho mật ong vào quậy đều rồi tắt bếp.

Để nguội cho vào ngăn mát tủ lạnh bảo quản.

Vậy là đã xong 10 công thức làm sữa yến mạch cho bé ăn dặm cho mẹ giảm cân, rất đơn giản mà bổ dưỡng vô cùng. Có lười đến mấy cũng thấy dễ phải không nào? Nhất là xơn ác mộng ngâm, xay hạt làm sữa cho con được rút ngắn nhờ máy làm sữa hạt siêu nhanh, tất cả chỉ trong một nốt nhạc nhờ máy làm sữa hạt:

Chúc các bạn thành công và tận dụng được làm thật nhiều công thức làm bánh yến mạch tốt cho sức khỏe nhé!

Thứ Tư, 26 tháng 5, 2021

Làm sữa gạo rang rice milk thanh lọc cơ thể

Sữa gạo rang rất lành tính, hầu như ai cũng có thể sử dụng và phù hợp với nhiều chế độ ăn đặc biệt.

Theo Đông y làm sữa gạo rang như một vị thuốc giúp giảm các triệu chứng khó tiêu, táo bón, giúp thanh lọc cơ thể và thải độc gan, giúp giảm các triệu chứng của bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ… Ngoài ra còn là thức uống bù nước cho những người mới ốm dậy hoặc chơi thể thao, tập thể dục, hỗ trợ giảm cân nếu kết hợp với một chế độ ăn uống hợp lý.

lam-sua-gao-rang-rice-milk-thanh-loc-co-the-bep-banh-1

Nguyên liệu làm sữa gạo rang Rice milk thanh lọc cơ thể

  • 15gr gạo nếp
  • 15gr gạo tẻ
  • 500ml sữa tươi nguyên chất
  • 500ml nước nóng
  • Đường (tùy ý)

lam-sua-gao-rang-rice-milk-thanh-loc-co-the-bep-banh-3

Cách làm làm sữa gạo rang Rice milk thanh lọc cơ thể

Bước 1: Vo qua gạo để gạo sạch bụi

Bước 2: Cho gạo vào chảo rang ở lửa thật nhỏ. Sẽ mất khoảng 10' cho công đoạn này. Chú ý đừng làm gạo cháy, sữa sẽ bị xỉn màu đấy Khi gạo được rang xong, bạn sẽ thấy một số hạt gạo nở bung ra như vậy là được. Nếu không thích sữa gạo có màu trắng và muốn sữa có hương cháy gần giống cafe thì bạn rang gạo vàng

Bước 3: Giờ thì hòa sữa tươi vào với nước nóng. Tiếp đến là đổ gạo rang vào

Bước 4: Ngâm gạo trong sữa như vậy khoảng 10'

Bước 5: Sau đó, đặt nồi sữa lên bếp, đun ở lửa thật nhỏ trong khoảng 10' nữa đến khi sữa gần sôi thì tắt bếp

lam-sua-gao-rang-rice-milk-thanh-loc-co-the-bep-banh-4

Bước 6: Lọc bỏ gạo

Bước 7: Cuối cùng, chỉ cần hòa đường vào sữa và để sữa nguội là xong. Sữa sẽ ngon hơn khi được ướp lạnh

Chúc các bạn thực hiện thành công cách làm sữa gạo rang bổ dưỡng này, nếu muốn giảm cân và đẹp da có thể tham khảo cách làm nước gạo lứt đậu đỏ này nhé!

Thơm bùi cách làm sữa đậu xanh cốt dừa

Nấu chè đậu xanh hay làm sữa đậu xanh đều ngon lành hết, Bếp mê đậu xanh lắm!!! Làm sữa đậu xanh vừa ngon vừa bổ, cứ bùi bùi thơm thơm thích ơi là thích!!!

thom-bui-cach-lam-sua-dau-xanh-cot-dua-bep-banh-1

Nguyên liệu làm sữa đậu xanh cốt dừa thơm nức mũi 

  • 130gr đỗ xanh không vỏ
  • 1 lít nước
  • 2 cái lá dứa (lá nếp)
  • 50gr đường
  • 1 xíu muối
  • 100ml nước cốt dừa

thom-bui-cach-lam-sua-dau-xanh-cot-dua-bep-banh-2

Cách làm sữa đậu xanh cốt dừa ngọt bùi thơm lừng

Bước 1: Đậu xanh vo thật sạch, sau đó ngâm nước vài tiếng cho đậu nở mềm, đổ đậu ra rổ rồi sả lại cho sạch.

Bước 2: Cho đậu vào nồi cùng với nước, lá dứa, xíu muối và bật bếp nấu cho tới khi đậu chín mềm. Trong khi nấu bạn không nên đậy nắp nồi để tránh bị trào ra nhé!

Bước 3: Khi đậu chín mềm thì bạn vớt lá dứa bỏ đi, cho tất cả chỗ đậu vào máy xay sinh tố.

Bước 4: Xay cho đậu thật nhuyễn mịn và lọc qua dây.

Bước 5: Cho sữa đậu và đường vào nồi, bật bếp nấu lửa nhỏ, khuấy liên tục để tránh bị cháy đáy nồi, nấu cho tới khi sữa đậu sôi lên.

Bước 6: Khi sữa sôi bạn cho nước cốt dừa vào, khuấy đều và đun sôi trở lại là tắt bếp.

Bước 7: Múc sữa đậu xanh ra cốc và uống nóng hay lạnh đều rất thơm ngon.

Chúc các bạn thành công!

Thứ Ba, 25 tháng 5, 2021

Cách làm sữa chuối yến mạch và tác dụng của sữa chuối

Cách làm sữa chuối yến mạch Banana Oat Milk cực kỳ đơn giản, xử lý nhanh gọn lẹ số chuối đang đến độ chín mà cả nhà không ai chịu ăn luôn nha!

cach-lam-sua-chuoi-yen-mach-va-tac-dung-bep-banh

>>> 19 công thức làm sữa hạt healthy thơm ngon bổ dưỡng
>>> Tự làm sữa hạt sen thức uống dinh dưỡng cho cả gia đình
>>> Ngọt thanh dậy mùi cách làm sữa ngô (bắp) đơn giản nhất

Nguyên liệu làm sữa chuối yến mạch - Banana Oat Milk

  • 100gr yến mạch nguyên hạt cán dẹt 
  • 4-5 quả chuối chín 
  • 1 thìa canh hạt chia 
  • 1 thìa cà phê chiết xuất vani
  • 2 thìa cà phê mật ong

Cách làm sữa chuối yến mạch - Banana Oat Milk

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Chuối bóc vỏ và cắt thành từng khúc nhỏ. Ngâm 2 thìa cà phê hạt chia với 30ml nước lọc trong khoảng 10 phút cho hạt chia nở đều.
- Ngâm yến mạch trong khoảng 10 phút với nước ấm (khoảng 70 độ C) trong 10 phút để hạt yến mạch mềm. Sau đó, rửa lại yến mạch với nước.

Bước 2: Xay yến mạch và chuối
- Cho phần yến mạch, hạt chia đã ngâm vào máy xay sinh tố cùng phần chuối đã cắt nhỏ và 800ml nước sôi để nguội, xay nhuyễn.
- Tiếp theo, lọc hỗn hợp vừa xay qua túi lọc để loại bỏ phần bã yến mạch, nhớ vắt túi lọc thật kỹ để lấy hết phần nước nhé.

Bước 3: Đun hỗn hợp sữa (không bắt buộc)
- Sau khi lọc là cách làm sữa chuối đã hoàn thành, có thể uống được luôn mà không cần đun lại. Tuy nhiên, nếu gia đình có trẻ nhỏ hoặc hệ tiêu hóa nhạy cảm thì nên đun sôi.
- Đổ hỗn hợp sữa vào nồi, thêm 1 thìa cà phê tinh chất vani, 2 thìa cà phê mật ong, và khuấy đều trên ngọn lửa nhỏ. Đun đến khi hỗn hợp sữa sôi lăn tăn thì tắt bếp.

Tác dụng của sữa chuối

1. Sữa chuối giúp kiểm soát huyết áp

Chuối chứa hàm lượng lớn potassium - một khoáng chất giúp cơ thể giữ được huyết áp ở mức ổn định nhất. Những người mắc bệnh cao huyết áp hay những vấn đề liên quan đến tim mạch nên uống mỗi ngày một ly sữa chuối để giảm cholesterol xấu trong cơ thể, đồng thời giúp điều hòa huyết áp.

Đặc biệt khi kết hợp với việc tập thể dục thường xuyên và chế độ dinh dưỡng lành mạnh sẽ giúp bảo vệ tim mạch luôn khỏe mạnh, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

2. Sử dụng sữa chuối ngăn ngừa táo bón

Nhờ hàm lượng chất xơ dồi dào, chuối được xem là một trong những thực phẩm giúp nhuận tràng tự nhiên và ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Bổ sung mỗi ngày một ly sữa chuối vào chế độ dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, ngăn ngừa các bệnh liên quan đến đường ruột.

3. Làm sữa chuối uống cung cấp năng lượng dồi dào

Sữa chuối chứa rất nhiều vitamin B, đây là thành phần giúp thúc đẩy chuyển đổi carbohydrates thành năng lượng để bạn cảm thấy khỏe mạnh và tràn đầy sức sống. Vì vậy, nếu như mỗi ngày đều uống một ly sữa chuối sẽ giúp bạn thỏa sức sáng tạo, dồi dào năng lượng để làm việc, nhờ đó mà hiệu quả công việc cũng tăng cao.

4. Uống sữa chuối hỗ trợ giảm cân

Không chỉ mang lại nhiều tác dụng cho sức khỏe, sữa chuối còn là thức uống giúp chị em giảm cân hiệu quả. Những dưỡng chất đặc biệt trong sữa chuối sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất, từ đó loại bỏ nhanh chóng chất béo dư thừa trong cơ thể.

Chúc các bạn thành công!

Chủ Nhật, 9 tháng 5, 2021

Sữa bí ngô đậu nành bổ dưỡng dễ làm

Ngoài việc bổ sung các thực phẩm này vào bữa ăn hàng ngày, các bà nội trợ hãy tham khảo thêm cách làm sữa bí ngô đậu nành bổ dưỡng dưới đây, để thêm một thức uống thơm ngon bổ dưỡng cho gia đình mình nhé!

Sữa bí ngô đậu nành bổ dưỡng dễ làm 1

Sữa bí đỏ đậu nành

Nguyên liệu làm sữa bí đỏ đậu nành

  • 50g Đậu nành
  • 150g Bí đỏ

Cách làm sữa bí đỏ đậu nành

Bước 1: Đậu nành ngâm nước khoảng 10 phút

Bước 2: Bí đỏ gọt vỏ, cắt khúc

Bước 3: Cho bí đỏ vào máy làm nước đậu nành, cho lượng nước vừa phải

Bước 4: Tiếp tục cho đậu tương vào máy

Bước 5: Bật máy làm nước đậu nành

Bước 6: Hỗn hợp sau khi được nấu xong, cho qua rây rây bã là có thể dùng được

Chú ý khi sữa bí đỏ đậu nành

Trường hợp không có máy làm sữa đậu nành, bạn cho bí đỏ và đậu tương vào nồi đun chín. Sau đó cho vào máy xay xay nhuyễn, lọc bã cho ra hỗn hợp sữa thật mịn, đun sôi là có thể dùng được.

Tham khảo các loại máy làm sữa hạt giá rẻ dành cho gia đình

Những lợi ích của bí đỏ đối với sức khỏe

Công dụng bí đỏ với sức khỏe nói chung và đối với phụ nữ nói riêng đều đã được kiểm chứng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được, bí ngô tốt cho sức khỏe như thế nào. Cùng Bếp Bánh xem ngay dưới đây nhé:

1, Bí đỏ giúp sáng mắt

Chứa lượng lớn beta carotene, được chuyển hóa thành Vitamin A khi vào trong cơ thể giúp võng mạc hấp thụ và xử lý ánh sáng tốt hơn. Ngoài ra, bí đỏ còn chứa lutein và zeaxanthin có tác dụng chống oxy hóa giúp ngăn ngừa đục thủy tinh thể và làm chậm sự phát triển của thoái hóa điểm vàng.

2, Tốt cho tim mạch

Hạt bí đỏ giàu chất physterol và các axit béo omega 3, omega 6 tốt cho sức khỏe. Những chất này có tác dụng làm giảm lượng cholesterol xấu, giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch và huyết áp.

3, Giảm cân

Bí đỏ chứa hàm lượng calo và chất béo rất thấp, là một thực phẩm giàu chất xơ vì vậy bí đỏ chính là một thực phẩm lí tưởng cho những người thừa cân, béo phì.

Sữa bí ngô đậu nành bổ dưỡng dễ làm 2

4, Ngăn ngừa tiểu đường

Bí đỏ có tác dụng làm hạ đường huyết trong máu, vì vậy giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Ngoài ra, bí đỏ còn có tác dụng ngăn ngừa khả năng phát triển thành mạn tính của những người đã bị bệnh tiểu đường.

5, Tăng cường phát triển não bộ

Trong bí đỏ có chứa chất cần thiết cho hoạt động của não bộ là axit glutamine. Chất này có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng thần kinh, trợ giúp cho các phản ứng chuyển hóa ở các tế bào thần kinh và não.

Ngoài ra, đối với phụ nữ mang thai ăn hạt và hoa bí đỏ không chỉ giúp cho thai nhi phát triển tế bào não, tăng cường sức sống cho thai nhi, mà còn giúp phòng ngừa và điều trị chứng phù, tăng huyết áp và các biến chứng khác khi mang thai.

6, Tăng cường hệ thống miễn dịch

Bí đỏ có chứa một lượng lớn vitamin C có tác dụng tăng cường sức mạnh hệ thống miễn dịch. Hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp chúng ta chống lại được các virus, vi khuẩn gây bệnh cho cơ thể.

7, Tẩy giun

Dùng bí đỏ ăn sống, kết hợp với việc dùng thuốc tẩy giun sẽ đem lại hiệu quả tẩy giun cao. Ăn thường xuyên hạt bí đỏ cũng giúp ngăn ngừa chứng giun sán, đặc biệt ở trẻ nhỏ.

8, Làm đẹp da

Chất carotenoid có trong bí đỏ còn có tác dụng làm chậm tiến trình lão hóa da, từ đó giúp da sáng đẹp, không mụn trứng cá và ít nếp nhăn.

9, Ngăn ngừa ung thư

Bí đỏ có chứa lượng chất chống oxy hóa và beta-carotene rất cao nên có tác dụng ngăn ngừa các căn bệnh ung thư. Ngoài bí đỏ, những thực phẩm có màu vàng như cà rốt, khoai lang cũng có tác dụng tương tự.

10, Ngừa loét dạ dày tá tràng

Một cốc nước ép bí đỏ hàng ngày giúp ruột tiêu hóa thức ăn nhanh và giúp loại bỏ độc tố ra khỏi đường tiêu hóa. Vì vậy, nước ép bí đỏ có thể chữa lành vết loét dạ dày, tá tràng và các nhiễm trùng khác trong ruột.

Chúc các bạn thành công!

Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2020

19 công thức làm sữa hạt healthy thơm ngon bổ dưỡng

19 công thức làm sữa hạt healthy thơm ngon bổ dưỡng

Ưu điểm vượt trội của sữa thực vật ngày càng được ghi nhận và đang dần thay thế cho sữa động vật, tuy nhiên không phải cách làm sữa thực vật, cách làm sữa hạt nào cũng tốt. Và không phải sữa bò sữa động vật là hoàn toàn không tốt.

Dưới đây, Bếp Bánh có vài so sánh về ưu nhược điểm của 2 loại sữa phổ biến này, cùng với 19 công thức làm sữa hạt healthy thơm ngon bổ dưỡng để các mẹ và các bạn lựa chọn bổ sung sử dụng hợp lý các loại sữa thực vật.

19-cong-thuc-lam-sua-hat-healthy-bep-banh

So sánh ưu nhược điểm của sữa động vật với sữa thực vật

 Sữa động vật Sữa thực vật
Nguồn gốcĐược lấy từ các loài động vật có vú. Một số động vật được lựa chọn để cung cấp sữa hiện nay là bò, dê, cừu. Đây cũng là thức uống được nhiều người lựa chọn
Được chiết xuất từ các loại thực vật giàu chất dinh dưỡng. Dựa vào nguồn gốc, đặc điểm của các loại thực vật mà người ta chia làm bốn loại:
  • Làm sữa thực vật từ các loại ngũ cốc
  • Làm sữa thực vật từ các cây họ đậu
  • Làm sữa thực vật từ các loại quả
  • Làm sữa thực vật từ các loại hạt
Nhận biếtCó màu trắng, rất sánh mịn, vị béo ngậyĐa dạng về màu sắc, có mùi hương đặc trưng. Độ sánh mịn kém hơn và ít béo hơn sữa động vật
Ưu điểm
  • Sữa bò giàu chất đạm, canxi và hàm lượng protein cao gần gấp đôi các loại sữa khác. Loại sữa này cũng là nguồn cung cấp chất béo và carbohydrate quan trọng.
  • Trong sữa bò cũng có chứa một số đặc tính kháng khuẩn, và đã được chứng minh là giúp trẻ sơ sinh chống lại một số virus cúm và nhiễm trùng đường hô hấp.
  • Lượng protein, chất xơ dễ tiêu hóa thì các loại hạt cũng chứa chất béo không bão hòa (có nhiều trong hạnh nhân), giúp giảm lượng cholesterol có hại cho cơ thể.
  • Lượng chất béo cao, đặc biệt là axit béo không no nhiều nối đôi (polyunsaturated fat, PUF) như các axit omega-3, 6, 9 trong khi lượng chất bột đường (carb) chỉ từ 15-45%, thấp hơn trong ngũ cốc.
  • Chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa (anti-oxidants) tốt cho da.
Nhược điểm
  • Sữa bò thiếu chất xơ, có chứa nhiều chất béo xấu làm tăng mối nguy hại cho sức khỏe.
  • Protein trong sữa bò gây dị ứng với một vài trẻ nhỏ và dùng quá nhiều sữa bò còn có thể gây dị ứng lactose khiến đau bụng, đầy hơi, thậm chí gây tiêu chảy.
  • Với 65% dân số không dung nạp lactose trong sữa bò (do thiếu enzyme quan trọng trong đường tiêu hóa để thu nhận các chất dinh dưỡng) 0,5% dân số ăn chay và 11% dị ứng với gluten thì sữa bò không phải là lựa chọn tốt.
  • Đặc tính chung của các loại đạm thực vật là không “hoàn chỉnh” vì thường không có sự cân đối và thiếu các axit amin tối cần thiết cho cơ thể (essential amino-acid).
  • Khi ăn nhiều đạm thực vật không cân đối, cơ thể sẽ không tổng hợp được các protein cần thiết, gây khó khăn cho việc tiêu hóa, đặc biệt là với trẻ em đang ở tuổi phát triển.
  • Trẻ nhỏ nếu chỉ ăn sữa hạt sẽ bị thiếu sắt, kẽm và những axit amin thiết yếu do các vi chất dinh dưỡng có nguồn gốc thực vật thường khó hấp thu.

Qua sự so sánh này có thể nhận thấy, với trẻ em, sữa bò vẫn là nguồn dinh dưỡng khó thay thế. Nếu trẻ thích uống sữa hạt hoặc bị dị ứng với sữa bò thì các mẹ có thể làm sữa hạt cho trẻ dùng nhưng chú ý bổ sung các thực phẩm khác để đảm bảo dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ.

Đối với người lớn, hệ tiêu hóa đã hoàn thiện thì các loại sữa hạt không cholesterol và ít chất béo bão hòa, lại giàu protein và vitamin sẽ là thực phẩm “xanh” rất đáng cân nhắc. Khi lựa chọn cách làm sữa hạt để bôt sung vào khẩu phần ăn thì nên lựa chọn làm sữa hạt có giá trị dinh dưỡng cao, chú ý các thành phần nguyên liệu hợp lý tránh dị ứng hay ngộ độc.

19 công thức làm sữa hạt thơm ngon healthy không bị rối loạn tiêu hóa

19-cong-thuc-lam-sua-hat-healthy-cach-lam-sua-hat-sen

19-cong-thuc-lam-sua-hat-healthy-cach-lam-sua-hat-sen-bi-do

19-cong-thuc-lam-sua-hat-healthy-cach-lam-sua-hat-sen-khoai-lang

19-cong-thuc-lam-sua-hat-healthy-cach-lam-sua-yen-mach

19-cong-thuc-lam-sua-hat-healthy-cach-lam-sua-bap-ngo-le

19-cong-thuc-lam-sua-hat-healthy-cach-lam-sua-hat-sen-ke-vang

19-cong-thuc-lam-sua-hat-healthy-cach-lam-sua-dau-do

19-cong-thuc-lam-sua-hat-healthy-cach-lam-sua-hat-sen-me-den

19-cong-thuc-lam-sua-hat-healthy-cach-lam-sua-hat-dieu

19-cong-thuc-lam-sua-hat-healthy-cach-lam-sua-dau-xanh-mac-ca

19-cong-thuc-lam-sua-hat-healthy-cach-lam-sua-hat-dieu-mac-ca

19-cong-thuc-lam-sua-hat-healthy-cach-lam-sua-bap-hat-bi

19-cong-thuc-lam-sua-hat-healthy-cach-lam-sua-hanh-nhan

19-cong-thuc-lam-sua-hat-healthy-cach-lam-sua-dau-do-huong-duong

19-cong-thuc-lam-sua-hat-healthy-cach-lam-sua-cu-tu-me-trang

19-cong-thuc-lam-sua-hat-healthy-cach-lam-sua-dau-phong-me-trang

19-cong-thuc-lam-sua-hat-healthy-cach-lam-sua-khoai-lang-tim

19-cong-thuc-lam-sua-hat-healthy-cach-lam-sua-bap-mit

19-cong-thuc-lam-sua-hat-healthy-cach-lam-sua-hat-ke

Cơn ác mộng ngâm, xay hạt làm sữa cho con được rút ngắn nhờ máy làm sữa hạt siêu nhanh, tất cả chỉ trong một nốt nhạc nhờ máy làm sữa hạt:

TÁC DỤNG CỦA TỪNG LOẠI SỮA HẠT ĐỐI VỚI TRẺ NHỎ

Mỗi loại sữa hạt sẽ có tác dụng khác nhau đối với trẻ nhỏ và người sử dụng. Tuy nhiên, khi làm sữa hạt/làm sữa thực vật quan trọng nhất là không rập khuôn công thức, hãy linh hoạt nhất có thể để bé ăn thô để lấy được dinh dưỡng tốt nhất.

tac-dung-cua-sua-hat-voi-tre-nho-bep-banh

1. Sữa hạt sen cho bé có tác dụng kích thích ăn ngon, chữa tiêu chảy kéo dài, gầy yếu, biếng ăn, ngủ ngon. Trung bình 100g hạt sen tươi cung cấp 19g protein chất lượng cao, 2g mỡ, 350calo, 68mg carconhydrat và khoáng chất (natri, kali, canxi, phốt pho).

2. Sữa hạt sen, bí ngô thơm ngon giúp con tăng cân lành mạnh.

3. Sữa hạt sen, khoai lang mật có vị ngọt bùi, thơm thơm, dễ uống, giúp bé an giấc ngủ ngon đúng giờ không quấy mẹ.

4. Sữa yến mạch bổ dưỡng nhiều chất xơ, tốt cho trí não, tăng khả năng ghi nhớ. Bé bắt đầu tập uống thì mẹ nên tham khảo công thức làm sữa hạt kiểu này vì vị không nồng lại dễ uống.

5. Sữa bắp nếp, lê thơm ngọt. Vì bắp Mỹ đều là GMO, mẹ cảnh giác nên mua bắp Việt Nam tuy không ngọt nước nhưng có thể thêm lê và nước cốt dừa.

6. Sữa hạt kê vàng, hạt sen chứa nhiều vitamin B1, B2, A, E, protein, khoáng chất (canxi, phốt pho, mangan, sắt), lecithine bồi bổ trí não, acid glutanic giúp tăng trí nhớ, acid amin chống nấm da, lợi tiểu, khó tiêu, chữa tiêu chảy hiệu quả.

7. Sữa đậu đỏ, hạt càng lớn dương càng cao. Mẹ lưu ý nên ngâm và đãi vỏ, đừng pha trộn nhiều nguyên liệu khác nhau khi không chắc hỗn hợp có tốt cho tiêu hóa của trẻ.

8. Sữa mè đen, hạt sen có tác dụng hữu hiệu cho đường tiêu hóa, giúp nhuận tràng, trị táo bón, khó tiêu lâu ngày.

9. Sữa hạt điều cực giàu khoáng chất. Trong 100g hạt điều có chứa 19mg riboflavin, 63mg thiamin, 46mg canxi, 2mg niacin, 428mg carbohydrate, 19g protein, 48g chất béo và 578 calo mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho trẻ như: bảo vệ tim mạch, tăng cân, duy trì nướu răng khỏe mạnh, xây dựng cơ xương khớp và mạch máu.

10. Sữa khoai sọ, hạt điều, mắc ca dễ uống, giúp con tăng cân an toàn.

11.Sữa hạt sen, bắp nếp, hạt bí bùi bùi, béo béo.

12. Sữa hạnh nhân nhiều dinh dưỡng, giúp bé tăng cân mau lớn.

13. Sữa khoai từ, mè trắng giàu tinh bột, protein, arginin, lipid, muối vô cơ, vitamin (B1, B2), acid nicotinic, acid ascorbic, caroten cung cấp niêm dịch tăng sức đề kháng, tránh lắng cặn lipid ở hệ động mạch, cung cấp enzym tiêu hóa thúc đẩy phân giải protein và tinh bột, giải độc, tránh béo phì.

14. Sữa đậu phộng, mè trắng có vị ngọt, không độc, tính bình và bồi bổ hoàn chỉnh chức năng tiêu hóa.

15. Sữa bắp nếp, mít nhiều chất xơ, ngừa táo bón, đi tiêu dễ dàng.

Thứ Tư, 13 tháng 5, 2020

Ngọt thanh dậy mùi cách làm sữa ngô (bắp) đơn giản nhất

Cách làm sữa ngô (bắp) đúng cách cho màu vàng nhạt, đẹp mắt và sánh mịn, không có cặn. Sữa bắp (ngô) có vị ngọt thanh, pha chút vị béo nhẹ nhàng, sử dụng lạnh rất ngon cùng với rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nữa:

  1. Làm sữa ngô sữa bắp sử dụng rất tốt cho hệ tiêu hóa: trong bắp chứa chất xơ giúp táo bón và các bệnh đường ruột. Bởi vì bắp có thành phần chính là tinh bột, do đó dễ hấp thụ nhưng không gây hại đến vấn đề tiêu hóa. Hơn nữa, hàm lượng chất xơ của bắp có lợi cho người bị các bệnh về đường ruột.
  2. Giàu vitamin cải thiện thị lực: bắp vàng chứa nhiều vitamin A và beta carotene cần thiết cho mắt, ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng ở người lớn tuổi. Đặc biệt là hai hợp chất lutein và zeaxanthin. Người cao tuổi nên làm sữa bắp để sử dụng thường xuyên sẽ giúp cải thiện các vấn đề về mắt.
  3. Cách làm sữa ngô (bắp) ngọt thanh giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch: chất lutein có trong bắp giúp ngăn ngừa xơ cứng động mạch, phòng ngừa các cơn đau tim. Đồng thời, hàm lượng chất xơ có khả năng giúp bảo vệ thành mạch và cung cấp lượng axit folic, folate cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.
  4. Đặc biệt, phụ nữ mang thai nên thực hiện cách làm sữa ngô sử dụng thường xuyên: axit folic có trong bắp rất tốt cho người mang thai, ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh cho thai nhi, phòng chống các bệnh cảm cúm và nâng cao sức đề kháng tốt.
  5. Cách làm sữa ngô (bắp) đơn giản nhất giúp làm đẹp da, chống lão hóa: nhóm vitamin B (B1, B2, B3, B6) và chất lecithin có trong sữa bắp giúp ngăn ngừa lão hóa sớm, tránh da sạm đen, hạn chế tình trạng khô da…

Nguyên liệu làm sữa ngô bắp ngọt thanh dậy mùi

  • 3 bắp ngô vàng (chọn bắp hạt to, bóng)
  • 200ml sữa đặc
  • 500ml sữa tươi có đường
  • 500ml nước lọc
  • Dụng cụ: tô lớn, dao, nồi, bếp, máy xay sinh tố, rây lược, chai bảo quản sữa…

Cách làm sữa ngô bắp đơn giản nhất

Bước 1: Ngô (bắp) mua về lột bỏ vỏ già bên ngoài và râu ngô (bắp), rửa sạch để cho ráo nước. Dùng dao gọt mỏng hạt ngô (bắp) cho vào tô lớn đã chuẩn bị sẵn, giữ lại cùi ngô (bắp) để nấu nước tạo vị ngọt thanh cho sữa.


Bước 2: Cho 500ml nước lọc vào nồi, thêm vào cùi ngô (bắp) và nấu sôi khoảng 15 phút để lấy nước ngọt, tắt bếp và để nguội.

Bước 3: Xay nhuyễn ngô (bắp) cùng nước luộc cùi ngô (bắp) bằng máy xay sinh tố. Đậy kín nắp, ấn nút và bắt đầu xay cho đến khi thật nhuyễn mịn. Sau đó, dùng rây lược hoặc túi vải lọc lấy hỗn hợp sữa ngô (bắp) và bỏ phần bã. Nếu bã ngô (bắp) vẫn còn tinh bột, bạn có thể thêm nước lọc vào, xay và lọc thêm lần nữa.


Bước 4: Cho phần nước sữa ngô (bắp) đã lọc vào nồi và nấu sôi cho đến khi sữa chuyển sang màu vàng sẫm. Tiếp theo, bạn cho 500ml sữa tươi có đường, tiếp tục đun sôi. Bạn lưu ý trong quá trình nấu sữa nên liên tục khuấy để sữa không bị dính đáy nồi dẫn đến bị cháy và vón cục.

Bước 5: Khi sữa ngô (bắp) sôi, bạn hạ lửa nhỏ xuống và đổ 100ml sữa đặc vào nồi, tiếp tục khuấy đều cho phần sữa đặc hòa tan hoàn toàn thì tắt bếp. Khi sữa đặc đã hòa tan bạn có thể nêm nếm lại xem vị đã vừa chưa, bạn có thể gia giảm sữa hoặc đường để phù hợp khẩu vị nhé.


Sữa ngô (bắp) được nấu từ nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên nên thời gian bảo quản rất ngắn. Bạn nên sử dụng hết sữa trong vòng 2 – 3 ngày để đảm bảo hương vị và dinh dưỡng trong sữa vẫn trọn vẹn. Với nhiều công dụng và vô cùng ngon miệng thì chúng mình nên thường xuyên thực hiện cách làm sữa ngô (bắp) đơn giản mà ngọt thanh dậy mùi này nhé!

TOP sản phẩm Máy làm sữa ngô (bắp) - máy làm sữa hạt hạt tốt, bền, làm nhanh

 

Bếp Bánh Template by Ipietoon Cute Blog Design