Hiển thị các bài đăng có nhãn Mứt Tết. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mứt Tết. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 18 tháng 6, 2025

Công thức làm mứt me cay đậm đà hấp dẫn

Mứt me cay là một món ăn vặt được nhiều người yêu thích, đặc biệt là vào dịp Tết. Vị chua thanh của me hòa quyện với vị cay nồng của ớt và ngọt dịu của đường tạo nên một hương vị khó cưỡng. Không chỉ ngon miệng mà cách làm mứt me cay còn rất dễ thực hiện, cùng vào bếp làm ngay nhé!

cong-thuc-lam-mut-me-cay-dam-da-hap-dan-1

Nguyên liệu làm mứt me cay chuẩn vị đón Tết

  • 1kg me trái già (nên chọn loại me Thái hoặc me chua, trái to đều, không bị dập nát để mứt ngon hơn)
  • 800g - 1kg đường cát trắng (điều chỉnh lượng đường tùy theo khẩu vị ngọt yêu thích và độ chua của me)
  • 1 - 2 muỗng canh ớt bột (tùy chỉnh để có độ cay vừa ý)
  • 1/2 muỗng cà phê muối tinh
  • 1 muỗng cà phê vôi ăn trầu (giúp me giòn ngon và không bị nát trong khi làm mứt Tết)
  • Nước sạch để ngâm me

Cách làm mứt me cay đậm đà hấp dẫn

Bước 1: Sơ chế me làm mứt me cay

cong-thuc-lam-mut-me-cay-dam-da-hap-dan-2

Me rửa sạch, dùng dao gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài. Có thể giữ nguyên trái hoặc tách hạt tùy thích. Nếu để nguyên trái, nên khứa nhẹ dọc thân quả me để đường dễ thấm hơn.

Bước 2: Ngâm me với nước vôi trong – Cách làm mứt Tết truyền thống

cong-thuc-lam-mut-me-cay-dam-da-hap-dan-3

- Hòa 1 muỗng cà phê vôi ăn trầu vào khoảng 2 lít nước, khuấy đều rồi để lắng. Gạn lấy phần nước vôi trong bên trên.
- Cho me đã sơ chế vào ngâm trong nước vôi trong khoảng 4-6 tiếng hoặc qua đêm.
- Sau khi ngâm, vớt me ra rửa lại thật sạch dưới vòi nước chảy nhiều lần cho hết mùi vôi, để ráo nước.

Bước 3: Ướp me với đường và ớt

cong-thuc-lam-mut-me-cay-dam-da-hap-dan-4

- Cho me đã ráo vào một cái tô lớn. Rắc từ từ đường cát trắng, ớt bột và muối tinh vào, trộn đều.
- Để me ngấm đường khoảng 6-8 tiếng hoặc qua đêm cho đường tan chảy hoàn toàn và ngấm sâu vào từng trái me. Thỉnh thoảng đảo nhẹ để đường tan đều.

Bước 4: Cách sên mứt me cay không bị nát

cong-thuc-lam-mut-me-cay-dam-da-hap-dan-5

- Sau khi đường đã tan hết, cho hỗn hợp me và nước đường vào một chảo chống dính lớn hoặc nồi đáy dày. Đặt chảo lên bếp, đun lửa vừa. Khi nước đường sôi nhẹ, bạn hạ nhỏ lửa và bắt đầu sên. Trong quá trình sên,  đảo nhẹ nhàng và đều tay để me không bị cháy và đường không bị keo lại ở đáy chảo.
- Sên cho đến khi nước đường cạn dần, chuyển sang màu vàng cánh gián và sánh lại, bám đều quanh trái me. Khi mứt me đạt độ dẻo và khô ráo thì tắt bếp. Tổng thời gian sên có thể kéo dài từ 45 phút đến 1,5 tiếng tùy lượng me và độ lửa.

Bước 5: Cách làm khô mứt me cay và bảo quản mứt suốt dịp Tết Nguyên đán

cong-thuc-lam-mut-me-cay-dam-da-hap-dan-6

- Sau khi sên xong, có thể trải mứt me ra khay, dàn đều và phơi nắng nhẹ khoảng 1-2 ngày cho mứt khô hoàn toàn và có độ dẻo vừa ý. Hoặc nếu không có nắng, có thể cho mứt vào lò nướng sấy ở nhiệt độ thấp khoảng 60-80°C trong 1-2 tiếng, hoặc sấy bằng nồi chiên không dầu ở nhiệt độ 100°C khoảng 30 phút, thỉnh thoảng đảo đều để mứt khô ráo.
- Khi mứt đã khô và nguội hoàn toàn, cho vào hũ thủy tinh sạch, đậy kín nắp và bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát để dùng dần. Mứt me cay có thể bảo quản được rất lâu, lên đến vài tháng.

Mứt me cay bao nhiêu calo? Mứt Tết bao nhiêu calo?

Khi thưởng thức mứt me cay hay các loại mứt Tết khác, nhiều người thường quan tâm đến hàm lượng calo để kiểm soát chế độ ăn uống, đặc biệt là trong dịp lễ Tết khi chúng ta có xu hướng ăn uống nhiều hơn, ít vận động hơn dẫn đến lượng calo nạp vào cơ thể nhiều hơn lượng calo thoát ra.

Lượng calo trong mứt có thể thay đổi tùy thuộc vào công thức làm mứt me cay, lượng đường sử dụng và độ khô của mứt. Mứt me cay thường có lượng đường tương đương hoặc ít hơn một chút so với mứt me chua ngọt (nếu không thêm quá nhiều đường để giảm vị cay). Tuy nhiên, theo các nguồn thông tin dinh dưỡng, trung bình:

Loại mứt

Calo (kcal/100g)

Mứt dừa

350-450

Mứt gừng

300-350

Mứt bí đao

250-300

Mứt me

280-330

Mứt tắc (quất)

250-300

Mứt khoai lang

200-250

Mứt sen

300-350


Thứ Năm, 28 tháng 12, 2023

Cách làm mứt me chua ngọt nguyên trái

Bạn đang tìm cách làm mứt me chua ngọt nguyên trái để đãi khách dịp Tết này? Vậy thì bạn đến đúng chỗ rồi đấy! Cùng Bếp Bánh khám phá cách làm mứt me chua ngọt nguyên trái thơm ngon, dẻo mềm, giữ trọn hương vị đặc trưng của quả me.

Đừng nhầm lẫn với mứt me cay nhé, vì ngay dưới đây Bếp cũng sẽ gửi tặng mợi người cách làm mứt me cay đậm đà hấp dẫn luôn nè!!!

cach-lam-mut-me-chua-ngot-nguyen-trai-thumb

Nguyên liệu làm mứt me chua ngọt nguyên trái

  • 1kg me trái (nên chọn me xanh, mập thịt, vỏ xám xanh, chắc)
  • 800g đường cát trắng
  • Muối

Cách làm mứt me chua ngọt nguyên trái

Cách làm mứt me chua ngọt nguyên trái tuy hơi kỳ công vì phải ngâm và phơi me khá lâu, nhưng thành phầm thì luôn tuyệt vời bởi độ giòn dẻo rất thú vị khi nhai cùng dư vị chua ngọt hài hòa không nguyên liệu nào có thể thay thế.

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Me ngâm với nước ấm pha loãng chút muối trong 1 giờ, như vậy lớp vỏ me sẽ bong ra dễ dàng,  chỉ cần dùng mũi dao nhỏ tách bỏ lớp vỏ.

cach-lam-mut-me-chua-ngot-nguyen-trai-1

- Me sau khi tách bỏ vỏ,  ngâm trong nước muối pha loãng trong 3 ngày. Công đoạn này giúp  giảm vị chua của me.
cach-lam-mut-me-chua-ngot-nguyen-trai-2

- Sau 3 ngày  vớt me, dùng dao rạch dọc me, loại bỏ hột me, tiếp tục ngâm me vào nước sạch 1 ngày để giảm bớt vị mặn sau khi ngâm nước muối.

Bước 2: Sên mứt me
Để sên mứt me, đầu tiên  cần sên nước đường, khuấy đều nước đường trên bếp lửa nhỏ, sao cho lượng nước đường ngập 2/3 lượng me.

cach-lam-mut-me-chua-ngot-nguyen-trai-3

Cho me vào chảo nước đường, tiếp tục khấy đều tay trên bếp lửa vừa, tránh để lửa lớn làm cháy lớp đường. Sau 5 - 6 phút me ngấm đường  vớt me ra vỉ.

Bước 3: Phơi và bảo quản mứt

- Phơi nắng vỉ mứt me, công đoạn này giúp nước đường cô đặc thấm sâu vào me. Tối hôm đó,  lại cho me vào ngâm với nước đường đã sên và phơi nắng vào hôm sau. Lặp lại thao tác 2 – 3 ngày đến khi mứt me trong, ngậm đủ đường,  chỉ cần phơi cho me ráo nước đường, dùng bọc kín gói mứt.

cach-lam-mut-me-chua-ngot-nguyen-trai-4

-  Bảo quản mứt me trong hộp kín, tránh ánh nắng trực tiếp. Tốt nhất nên đặt mứt me bảo quản trong tủ lạnh, như vậy mứt sẽ bảo quản được 1 tháng.

cach-lam-mut-me-chua-ngot-nguyen-trai-5

Bảo quản mứt me chua ngọt nguyên trái

Để mứt me chua ngọt nguyên trái của bạn giữ được hương vị thơm ngon và độ dẻo mềm hấp dẫn trong thời gian dài, việc bảo quản đúng cách là rất quan trọng. Áp dụng những mẹo bảo quản này, mứt me chua ngọt nguyên trái của bạn có thể giữ được độ ngon và chất lượng trong nhiều tuần, thậm chí vài tháng.
  • Để mứt nguội hoàn toàn: Sau khi sên xong và phơi hoặc sấy khô, điều kiện tiên quyết là phải để mứt me nguội hẳn trước khi bạn cho vào bất kỳ dụng cụ bảo quản nào. Mứt còn nóng sẽ tạo ra hơi nước, dễ khiến mứt bị ẩm, "đổ mồ hôi" và nhanh hỏng.
  • Sử dụng hũ/lọ thủy tinh kín khí: Hãy chọn những chiếc hũ hoặc lọ thủy tinh sạch sẽ, khô ráo và có nắp đậy thật kín. Điều này sẽ giúp ngăn chặn không khí, độ ẩm và các loại côn trùng xâm nhập, giữ cho mứt luôn tươi ngon và không bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài.
  • Chọn nơi bảo quản khô ráo, thoáng mát: Đặt các hũ mứt ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh xa ánh nắng trực tiếp hoặc những khu vực có độ ẩm cao như gần bồn rửa, bếp nấu. Nhiệt độ phòng là môi trường lý tưởng để mứt me giữ được chất lượng tốt nhất.
  • Luôn dùng dụng cụ sạch, khô ráo khi lấy mứt: Khi muốn thưởng thức mứt, bạn hãy dùng muỗng hoặc đũa thật sạch và khô ráo để lấy. Tuyệt đối không để nước dính vào mứt, vì dù chỉ một chút nước cũng có thể làm mứt bị ẩm mốc và nhanh hỏng.
Vậy là đã hoàn thành cách làm mứt me chua ngọt rồi, cách làm mứt Tết với vị chua ngọt hài hòa này sẽ là món ăn vặt lý tưởng, vừa kích thích vị giác lại vừa mang đến cảm giác thích thú cho những ai yêu thích hương vị truyền cảm của món mứt me.

Cách làm mứt vỏ cam cay the gây nghiền

Cách làm mứt vỏ cam cay the gây nghiền, dẻo ngọt mà không hề bị đắng. Các mẹ giữ lại vỏ cam để làm mứt nhâm nhi dịp Tết Nguyên đán này nha. Ngon lắm đó!!!

cach-lam-mut-vo-cam-cay-gay-nghien-thumb

 Nguyên liệu làm mứt vỏ cam cay the gây nghiền

  • 6 quả cam cỡ bằng nắm tay 
  • 500g đường cát trắng
  • 50g nước cam
cach-lam-mut-vo-cam-cay-gay-nghien-1

Cách làm mứt vỏ cam cay the gây nghiền

Bước 1: Cam rửa sạch, bổ cau, bỏ cuống, tách lấy vỏ, lọc lỏ lõi trắng, cắt miếng nhỏ 5mm theo chiều dọc

Bước 2: Đun một nồi nước sôi, thả thêm chút muối, nước sôi thì cho cam vào chần đến khi nước sôi lại thì vớt ra cho luôn vào âu nước đá, lặp lại các bước trên 3-4 lần để khử đắng

cach-lam-mut-vo-cam-cay-gay-nghien-2

Bước 3: Vớt vỏ cam ra rổ cho ráo nước, ướp qua đêm cùng đường và nước cam (khoảng 10-12 tiếng)

cach-lam-mut-vo-cam-cay-gay-nghien-3

Bước 4: Sau 1 đêm, cho tất cả vỏ cam, nước đường vào nồi, sên lửa vừa (lúc đầu không cần đảo nhiều làm vỏ cam bị nát), sau thấy đường sôi và bắt đầu cạn dần thì mình hạ nhỏ lửa, càng về sau càng nhỏ, đảo đều nhẹ tay

cach-lam-mut-vo-cam-cay-gay-nghien-4

Bước 5: Sên đến khi đường bắt đầu keo lại, kéo sợi, thấy kết tinh trắng và cam tách nhau là được. Để nguội rồi cất lọ kín ăn dần

cach-lam-mut-vo-cam-cay-gay-nghien-5

Chúc các bạn thành công!!!

Rộn ràng cách làm mứt gừng đỏ đón Tết cổ truyền

Khác với các công thức làm mứt gừng thông thường mang màu vàng đặc trưng của gừng thì Bếp Bánh sẽ chia sẻ thêm cho các bạn 1 công thức làm mứt gừng mang sắc đỏ rộn ràng của những ngày Tết cổ truyền.

ron-rang-cach-lam-mut-gung-do-don-tet-thumb

Nguyên liệu làm mứt gừng đỏ

  • 1kg củ gừng tươi
  • 500g đường trắng
  • 150g củ dền
  • 3 quả chanh
  • 1 muỗng muối

Cách làm mứt gừng đỏ

Bước 1: Sơ chế gừng
- Gừng tươi mua về thì dùng muỗng cạo sạch phần vỏ bên ngoài, cắt gừng thành từng lát mỏng và ngâm vào hỗn hợp nước muối loãng, nước cốt chanh trong vòng 30 phút để mứt gừng được trong, không bị thâm đen.
- Vớt gừng ra để ráo, chuẩn bị một nồi nước sôi và thả gừng vào đun trong 5 phút ( thực hiện lại thêm 2 đến 3 lần tùy vào sở thích ăn cay của gia đình bạn).

ron-rang-cach-lam-mut-gung-do-don-tet-1

- Lưu ý: Để vỏ gừng được loại bỏ dễ hơn thì bạn nên ngâm gừng tươi trong nước sạch trước đó từ 2 đến 3 tiếng mới dùng muỗng để loại bỏ vỏ.

Bước 2: Sơ chế củ dền
- Gọt sạch củ dền, rửa với nước sạch và cắt thành sợi mỏng nhỏ để thuận lợi hơn khi vắt lấy nước.
- Lưu ý: Nên chọn củ dền có đường gân mỏng, còn tươi và không có vết nứt để đảm bảo mứt được thơm ngon nhất.

ron-rang-cach-lam-mut-gung-do-don-tet-2

Bước 3: Ướp đường
- Đổ một ít nước vào tô củ dền thái sợi sau đó dùng tay bóp mạnh cho củ dền ra nước (hoặc có thể sử dụng máy xay để tiết kiệm thời gian), lọc nước củ dền ra tô bằng các dụng cụ lọc chuyên dụng.
- Cho gừng thái lát vào nước củ dền sau đó tiếp tục cho thêm đường vào vào hỗn hợp để tẩm ướp đều với nhau,  tỷ lệ giữa gừng và đường sẽ là  2: 1 (Ví dụ: Ở đây dùng 1 kg gừng cho nên lượng đường sử dụng sẽ là 500g). Để hỗn hợp nghỉ trong khoảng 3 tiếng để đường tan hết.
- Lưu ý: Bạn nên sử dụng thêm màng bọc thực phẩm bọc bên trên miệng tô để đường tan nhanh hơn và đảm bảo vệ sinh hơn.

Bước 4: Sên mứt gừng đỏ
- Tách riêng phần nước đường và gừng ra làm 2 phần, cho nước đường vào chảo đun sôi trước. Khi nước gừng đã sôi thì cho thêm phần gừng thái lát còn lại vào tiếp tục đảo đều.
- Sên cho đến khi nước gần cạn thì giảm lửa nhỏ và đảo đều hỗn hợp thêm 3 phút và tắt bếp. Đảo liên tục đến lúc đường khô hết và áo đều là từng lát gừng thì đổ gừng ra khay.

Chúc các bạn thành công!!!

Ngọt ấm cách làm mứt gừng rim mật ong ngày Tết

Công thức làm mứt gừng rim mật ong cho màu vàng óng ả, vị ngọt thanh của mật ong và đường phèn, ăn dẻo dẻo rất vui miệng. Và còn có công dụng trị ho rất hiệu quả nữa. Các mẹ làm sớm để trữ dùng cả mùa đông cho cả gia đình là rất hợp lý.

ngot-am-cach-lam-mut-gung-rim-mat-ong-thumb

Nguyên liệu làm mứt gừng rim mật ong ngày Tết

  • 1kg gừng non
  • 600g đường phèn
  • 20g muối tinh
  • 100ml mật ong
  • Nước cốt chanh

Cách làm làm mứt gừng rim mật ong ngày Tết

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

- Gừng non rửa sạch, cạo vỏ, thái lát mỏng rồi cho vào luộc. Ở nước đầu cho thêm nước cốt chanh để gừng trắng hơn.

ngot-am-cach-lam-mut-gung-rim-mat-ong-1

- Luộc nước sôi trong 8 phút thì vớt gừng ra rửa nước lạnh. Nếm thử xem độ cay của gừng đã vừa miệng chưa, nếu vẫn còn cay có thể cho vào luộc lần 2,3... đến khi vừa khẩu vị.

ngot-am-cach-lam-mut-gung-rim-mat-ong-2

- Gừng luộc xong vớt ra rửa sạch với nước lạnh rồi để ráo.

Bước 2: Ướp gừng với đường phèn

- Gừng đã ráo nước cho vào ngâm với đường phèn theo tỷ lệ như sau: 1kg gừng đã sơ chế với 600g đường phèn. Ướp cho tan hết đường phèn là được.

Bước 3: Sên mứt gừng

- Đổ gừng vào sên, cho thêm 20g muối tinh, sên lửa vừa đến lúc nước đường sệt lại thì đun lửa nhỏ và đảo đều tay để tránh mứt bị cháy.

ngot-am-cach-lam-mut-gung-rim-mat-ong-3

- Khi đảo đã nặng tay thì để lửa ở mức thấp nhất, rồi cho thêm 100ml mật ong. Đảo đều tay đến lúc thấy đường kết tinh thì đảo liên tục nhưng không để đường kết tinh hẳn trên bếp tránh cho mứt bị khét và cứng.

ngot-am-cach-lam-mut-gung-rim-mat-ong-4

- Bắc chảo mứt xuống đặt trước quạt, bật quạt mức mạnh nhất rồi dùng tay xóc mứt đều cho tơi và khô mứt. Xoa và dỡ cho các miếng mứt đỡ dính vào nhau. Cứ thế quạt thật nguội

- Phơi qua 1 nắng rồi bảo quản vào lọ kín. Nếu có máy sấy thực phẩm thì quạt nguội, cho vào lò sấy ở 70 độ C trong 4 giờ là hoàn thành.

Chúc các bạn thành công!!!

Bí quyết làm mứt gừng nguyên củ ăn Tết ngon bất bại

Bí quyết làm mứt gừng nguyên củ ăn Tết ngon bất bại, gừng cay ấm nóng chắc chắn sẽ trở thành món yêu thích vào những ngày Tết lạnh giá.

bi-quyet-lam-mut-gung-nguyen-cu-tet-thumb

Nguyên liệu làm mứt gừng nguyên củ

  • 1kg gừng non, chọn loại nguyên miếng
  • 800g đường cát trắng
  • 100g muối bọt
  • 2 muỗng canh nước cốt chanh
  • 1 chén bột gạo pha với 2 lít nước lạnh
  • 20g phèn chua

bi-quyet-lam-mut-gung-nguyen-cu-tet-3

Cách làm mứt gừng nguyên củ

Bước 1: Gừng cạo sạch vỏ, giữ nguyên nhánh, rửa sạch bằng nước cốt chanh pha loãng.

bi-quyet-lam-mut-gung-nguyen-cu-tet-1

bi-quyet-lam-mut-gung-nguyen-cu-tet-2

Bước 2: 

- Pha muối với 1 lít nước lạnh, đặt gừng vào thau nước muối, dùng cây nhọn xăm đều củ gừng, ngâm cho gừng ra hết mủ.

- Thử thấy gừng mềm rồi thì xả lại bàng nước lạnh cho sạch. Ngâm gừng vào thau nước bột gạo, đem phơi nắng khoảng 4-6 giờ, thỉnh thoảng dùng đũa đảo nhẹ cho bột đừng lắng xuống đáy thau.

- Ngâm xong vớt ra xả lại nước lạnh nhiều lần, để ráo.

Bước 3: 

- Nấu tan phèn chua với 3 lít nước lạnh. Nước sôi, cho gừng vào luộc khoảng 15-20 phút, vớt ra xả lại cho sạch phèn chua, dùng khăn ép bớt nước gừng.

- Nấu tan đường với 1 chén nước lạnh, để nguội, cho gừng vào ngâm qua đêm hoặc phơi nắng khoảng 6 giờ.

Bước 4: Cho gừng lên bếp rim lửa nhỏ khoảng 30 phút, thấy nước đường sôi, tắt bếp, ngâm tiếp lần 2 qua đêm hoặc phơi nắng khoảng 6 giờ. Lặp lại quy trình rim và ngâm gừng này thêm 1 lần. Sau đó cho gừng lên bếp rim nhỏ lửa lần cuối, rưới nước đường đang sôi lên từng nhánh mứt cho đến khi đường trở màu trắng thì tắt bếp.

Bước 5: Xếp mứt ra khay, phơi nắng già cho mứt ráo khô. Bảo quản trong hũ thủy tỉnh đậy kín.

Chúc các bạn thành công!!!

Thứ Tư, 27 tháng 12, 2023

Cách làm mứt gừng sợi dẻo với dứa

Cách làm mứt sợi dẻo với thơm (dứa) ăn cùng chút đậu phộng rang bùi bùi, ấm nóng rất hợp không khí ngày Tết Nguyên đán quây quần. Cả nhà thử ngay nhé!

cach-lam-mut-gung-soi-deo-voi-dua-thumb

Nguyên liệu làm mứt gừng sợi dẻo

  • 1kg gừng tươi
  • 5 muỗng nước cốt chanh
  • 500g dứa
  • 500g đường cát trắng
  • Đậu phộng rang
nguyên liệu làm mứt gừng sợi dẻo với thơm

Cách làm mứt gừng dẻo sợi với thơm

Bước 1: Sơ chế gừng

- Rửa sạch gừng, dùng dao hay muỗng cạo sạch lớp vỏ ở ngoài và ngâm vào nước muối loãng thêm 2 muỗng nước cốt chanh trong vòng 30 phút.

cach-lam-mut-gung-soi-deo-voi-dua-1

- Vớt gừng ra để ráo và cắt thành từng sợi dài và tiếp tục ngâm với hỗn hợp nước muối, nước cốt chanh trong thời gian 15 phút sau đó rửa lại với nước sạch nhiều lần.

Bước 2: Luộc gừng

- Bỏ gừng sợi vào nước sôi và luộc trong vòng 5 phút để loại bỏ bớt vị cay, luộc xong thì vớt gừng ra tô nước lạnh chuẩn bị sẵn để gừng không bị thâm.

cach-lam-mut-gung-soi-deo-voi-dua-2

- Thực hiệp lặp lại thêm 2 đến 3 lần.

Bước 3: Sên gừng sợi với lửa vừa

- Ướp gừng sợi với 500g đường trắng trong 1 đến 2 tiếng  phút cho đường tan.

- Sên mứt gừng với lửa vừa đến lúc nước đường gần cạn thì tắt bếp và tiếp tục đảo đều tay đến lúc mứt gừng trong và sợi gừng mềm dẻo dính với nhau thành 1 khối.

cach-lam-mut-gung-soi-deo-voi-dua-3

- Cuối cùng bạn rắc thêm đậu phộng rang để tăng thêm độ béo cho món mứt gừng.

Cách làm mứt gừng sợi thành công là sợi gừng trong suốt, ăn vào thì mềm dẻo có vị cay ngọt hòa quyện vừa phải và có mùi thơm đặc trưng của gừng. Chúc các bạn thành công!!!

Cách làm mứt gừng lát truyền thống

Cách làm mứt gừng lát hay mứt gừng miếng ăn Tết Nguyên đán thành công cho thành phẩm mứt màu vàng đẹp, phủ đều lớp đường trắng kết tinh, khô. Khi ăn, gừng cay nhẹ, thơm ngọt dễ ăn.

Cách làm mứt gừng lát truyền thống thumb

Nguyên liệu làm mứt gừng lát truyền thống

  • 1 kg gừng bánh tẻ (không quá già, không quá non)
  • 500gr đường cát trắng
  • Muối hạt, chanh để ngâm và sơ chế gừng
  • Hũ đựng

Cách làm mứt gừng lát truyền thống

Bước 1: Gừng ngâm vào nước khoảng 20 - 30 phút rồi rửa sạch. Dùng dao nhỏ cạo sạch lớp vỏ bên ngoài, ngâm vào nước muối loãng.

Cách làm mứt gừng lát truyền thống 1

Bước 2: Thái gừng thành từng lát vừa phải, ngâm vào nước muối loãng, pha chút nước cốt chanh để giữ màu tươi, không bị thâm.

Cách làm mứt gừng lát truyền thống 2

Bước 3: Luộc gừng lần 1 với chút muối và chanh trong 8 - 10 phút, vớt ra rửa sạch. 

Cách làm mứt gừng lát truyền thống 3

Cách làm mứt gừng lát truyền thống 4

Bước 4: Tiếp tục luộc gừng lần 2 trong 5 - 6 phút để giảm độ cay nồng.

Bước 5: Vớt gừng ra rửa sạch, để ráo rồi ướp gừng với 500 gr đường trong 6 - 8 tiếng cho thấm đều và đường tan chảy, gừng trở nên trong hơn.

Cách làm mứt gừng lát truyền thống 5

Cách làm mứt gừng lát truyền thống 6

Bước 6: Cho gừng và nước đường ngâm vào chảo. Ban đầu để lửa vừa cho hỗn hợp sôi, sau đó hạ lửa nhỏ vừa và sên đều tay. Khi đường cạn sánh thì hạ lửa nhỏ và đảo liên tục đều tay cho tới khi đường kết tinh bám đều các mặt miếng gừng.

Cách làm mứt gừng lát truyền thống 7

Cách làm mứt gừng lát truyền thống 8

Bước 7: Để bảo quản được lâu thì cho mứt gừng vào lò nướng sấy 15 phút ở 80 độ C. Muốn mứt gừng thẳng đẹp thì dàn gừng ra mâm và ép thẳng. Để mứt nguội hẳn thì cho vào hũ thủy tinh đậy kín bảo quản dùng dần.

Cách làm mứt gừng lát truyền thống 9

Chúc các bạn thành công và thực hiện thật nhiều công thức làm Mứt Tết cùng Bếp Bánh nhé!

Thứ Ba, 24 tháng 12, 2019

Trắng giòn cách làm mứt bí đao không cần phèn chua bảo quản mứt bí không chảy nước

Có nhiều cách làm mứt bí đao, hôm nay thì Bếp Bánh sẽ giới thiệu cho các bạn cách làm mứt bí đao không cần phèn chua đón Tết Nguyên đán cực kỳ đơn giản nhé. Ngày Tết Nguyên đán, nhà nào cũng chuẩn bị cho khay bánh mứt không kém gì mâm cỗ mặn, với những gia đình truyền thống nhất định phải có hạt dưa phải có mứt bí tự làm.

Nguyên liệu làm mứt bí đao không cần phèn chua

  • Bí đao già 1kg
  • Đường trắng 350-400g
  • Vôi 1 muỗng canh
  • Hương hoa bưởi 1 muỗng cà phê

Cách làm mứt bí đao không cần phèn chua trắng giòn ngày Tết

Cách làm mứt bí đao không cần phèn chua cũng tương tự với cách làm mứt bí đao không cần vôi, các bạn không mất nhiều thời gian để chuẩn bị hay ngâm bí, tuy nhiên cần phải lưu ý trong bước bảo quản để mứt bí khô ngon suốt dịp Tết nhé!

Bước 1: Đầu tiên, bạn dùng 1 chiếc âu to cho vôi cùng 1,5 lít nước lạnh vào hòa tan.
Bước 2: Dùng dao gọt bỏ vỏ bí đao, cắt bỏ phần ruột mềm rồi tiến hành thái thành các miếng có chiều dài và to bằng cỡ ngón tay.
Bước 3: Rửa qua bí với nước lạnh rồi ngâm vào nước vôi trong qua đêm hoặc ít nhất là 8 giờ đồng hồ.
Bước 4: Sau 1 đêm, cho bí ra rổ và rửa bí qua nước lạnh nhiều lần cho thật sạch. Trải bí ra khay và hong gió cho bí đao khô lại. Nếu muốn nhanh bạn có thể dùng giấy lau khô bí nha.


Bước 5: Cho 150g đường cùng 700ml nước lạnh vào nồi hòa tan hết. Bắc nồi lên bếp nấu sôi ở mức lửa vừa, khi thấy nước đường sôi thì cho bí vào luộc ở mức lửa nhỏ.
Bước 6: Bí chín trong thì vớt bí xếp ra khay là được nhé. Mang bí ra nắng phơi khoảng 1-2 giờ đồng hồ.
Bước 7: Cho phần đường còn lại vào nồi cùng với 100ml nước lạnh, bắc nồi lên bếp nấu ở mức lửa nhỏ. Đến khi thấy nước đường sôi 2 phút thì cho bí đã phơi nắng vào, tiến hành sên đến khi đường trở nên hơi sánh thì cho nước hoa bưởi vào.
Bước 8: Tiếp tục sên đến khi đường kết tinh bám xung quanh bí và khô ráo là tắp bếp đi nha.
Bước 9: Cuối cùng trải mứt bí ra khay để ở nơi có nắng gió vài tiếng đồng hồ cho mứt khô ráo hơn nha.

Bảo quản mứt bí đao để được lâu và không bị chảy nước

Như bạn đã biết, mứt bí là loại mứt rất dễ bị chảy nước. Do vậy, sau khi thực hiện cách làm mứt bí đao không cần phèn chua, bạn hãy áp dụng ngay cách bảo quản sau đây để dùng mứt bí được lâu ngày nhé:
  1. Sau khi mứt bí nguội hoàn toàn, bạn hãy gói chúng thật kỹ trong những túi ni lông và tránh để không khí lọt vào. Sau đó, đem mứt bí đi bảo quản ở nơi thoáng mát. Mỗi khi ăn, bạn hãy cho mứt bí ra đĩa rồi nhanh chóng buộc kín túi lại. Nếu để không khí lọt vào, thì mứt sẽ bị ỉu hoặc chảy nước.
  2. Ngoài ra, bạn cũng có thể bảo quản mứt bí trong lọ thủy tinh và bên trong có một lớp đường. Lớp đường này sẽ hút ẩm giúp kéo dài thời gian bảo quản mứt, đồng thời, giữ cho mùi thơm của mứt bí được như ban đầu.
  3. Cách làm mứt bí xanh từ bí đao đặc biệt không bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh. Điều này sẽ khiến cho mứt nhanh hỏng và bị chảy nước khi đưa ra nhiệt độ thường. Khi dọn mứt ra khay, bạn nên đậy kín sau khi dùng, nhớ chuẩn bị nĩa khi dùng mứt nhé.
Hy vọng cách làm mứt bí đao không cần phèn chua và những mẹo hay để bảo quản, sử dụng sau cách làm mứt bí đao không cần phèn chua ngon nhất này sẽ giúp ích cho các bà nội trợ làm được món mứt truyền thống ăn Tết Nguyên đán.

Thứ Hai, 23 tháng 12, 2019

Mách bạn bí quyết làm mứt bí đao để càng lâu ăn càng ngon

Mứt bí đao có đặc điểm là càng để lâu thì đường càng thấm kĩ hơn vào phần mứt, ăn càng ngon. Cách làm mứt bí đao truyền thống này cần vôi tôi, để mứt bí có thể được bảo quản được lâu, thời tiết mát mẻ thì bạn không cần phải bảo quản trong ngăn mát mà chỉ cần để ở nơi thoáng mát trong nhiệt độ phòng là có thể thưởng thức được.

Nguyên liệu làm mứt bí đao truyền thống

  • 1 quả bí đao
  • 600 gr đường cát trắng
  • 2 – 3 giọt hương liệu vani
  • 8 gr vôi tôi
  • 2 thìa tinh chất bưởi



Cách làm mứt Tết - cách làm mứt bí đao truyền thống

Bước 1: Bạn rửa sạch bí đao rồi gọt vỏ, bỏ đi phần ruột và cùi xanh sau đó cắt bí đao thành từng miếng dài vừa ăn. Ngâm bí đao trong nước lạnh khoảng 5 phút rồi vớt ra rổ để ráo nước.
Bước 2: Hoà vôi tôi trong nước ấm khoảng 3-5 phút đợi cho phần cặn vôi lắng xuống đáy nồi thì vớt lấy phần nước bên trên, bỏ đi phần cặn. Bạn sẽ tiết kiệm được thời gian bằng việc hoà vôi tôi với nước ấm trước như thế này đấy
Bước 3: Ngâm bí đao trong nước vôi trong vừa có trong vòng từ 3 đến 5 giờ hoặc ngâm qua đêm nếu bạn thích mứt bí săn đều và dẻo hơn.
Bước 4: Khi đã kết thúc thời gian ngâm, bạn đổ bí đao ra rửa sạch với nước lạnh và để ngoài rỗ cho ráo nước hẳn.
Bước 5: Trong lúc đó bạn đun sôi đường trắng với nước để có hỗn hợp nước đường. Sau đó trụng qua bí với hỗn hợp này rồi cho ngay vào một tô nước lạnh. Nếu thích mứt bí săn, giòn thì bạn có thể bỏ thêm một chút đá rồi ngâm như thế trong 5-10 phút rồi vớt ra.
Bước 6: Cho đường vào bí đao trộn đều, tuỳ theo khẩu vị của gia đình bạn sẽ điều chỉnh lượng đường phù hợp. Chú ý hãy trộn đều tay để bí được ngấm đường đều rồi đậy kín lại để qua đêm cho đường có thể tan hết ra.
Bước 7: Sau đó bạn đổ bí đao lẫn nước đường vào một chiếc chảo lòng sâu với mức lửa nhỏ rồi bắt đầu sên để mứt bí đao bắt đầu sánh lại. Khi thấy đường sôi lăn tăn hãy thêm một ít tinh dầu bưởi vào để tăng thêm mùi thơm tự nhiên cho món ăn.
Bạn cần hết sức lưu ý khi sên bí đao với đường không được ngừng tay đảo để đường không bị dính ở đáy chảo và chỉ giữ lửa nhỏ tránh đường bị cháy đen.
Bước 8: Bạn cứ tiếp tục sên như thế cho đến khi đường dính đều lên bề mặt bí đao thì tắt bếp và để nguội hoặc bạn đem phơi khô và cho vào lọ thuỷ tinh để bảo quản. Tùy theo sở thích mà bạn lựa chọn bảo quản trong ngăn mát hoặc để ở nhiệt độ phòng đều được.
Bạn cũng có thể tha hồ sáng tạo với món mứt bí đao truyền thống mới nếu như không thích thưởng thức mứt với kích thước dày thì bạn có thể bào mỏng hay thái sợi cho dễ ăn hơn.

Mách bạn bí quyết làm mứt bí đao truyền thống


Tuy cách làm mứt bí đao truyền thống không quá phức tạp cũng như đòi hỏi nhiều dụng cụ nhưng bạn cũng nên chú ý đến việc lựa chọn nguyên liệu nhằm đảm bảo món mứt thơm ngon và đúng vị cũng như bảo quản mứt bí không chảy nước suốt dịp Tết
  • Với bí đao để làm mứt, bạn nên chọn những trái bí già để khi mứt săn lại sẽ có độ giòn hơn so với bí đao non.
  • Thêm vào đó bí đao già được sên trong thời gian lâu cũng không bị nhũn và càng sên lâu sẽ càng giòn hơn khi ăn sẽ săn lại và thơm ngon hơn.
  • Phần cùi trắng cũng sẽ ngọt và dai hơn, khi trộn chung với đường sẽ dễ thấm hơn, thịt bí sẽ ngon hơn rất nhiều so với bí đao non.
  • Đối với cách làm mứt bí đao thông thường sẽ dùng phèn chua để giúp mứt giòn và trong hơn nhưng với cách làm này không cần phèn chua bạn vẫn có thể dùng nước vôi trong thay thế.
  • Việc ngâm bí đao trong nước vôi trong qua đêm sẽ giúp mứt được trong hơn mà không hề bị đóng váng như khi ngâm quá lâu trong phèn chua.
  • Nếu như bạn thích biến tấu thì vẫn có thể thêm vào một số hương liệu như chocolate, matcha để thêm màu sắc và hương vị cho món mứt bí đao thêm thơm ngon, hấp dẫn.
  • Ngoài ra bạn cũng có thể thay thế hẳn đường cát trắng bằng đường phèn để có được màu nâu cánh gián tự nhiên giúp món mứt sánh và trong hơn rất nhiều.
Chúc các bạn thành công với hướng dẫn làm mứt bí đao truyền thống đón Tết từ Bếp Bánh. Dịp Tết Nguyên đán của người Việt Nam, mứt bí đao còn được xem là phương thuốc vô cùng tốt cho sức khoẻ giúp cung cấp vitamin và chất xơ có lợi cho hệ tiêu hoá và sức khoẻ.
 

Bếp Bánh Template by Ipietoon Cute Blog Design