Hiển thị các bài đăng có nhãn trà. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn trà. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 29 tháng 3, 2023

Cách làm trà ổi hồng thơm lừng mùi vị nhiệt đới

Trà ổi hồng nguyên bản có vị chua ngọt, thơm mùi hoa nhài, nồng nàn vị ổi hồng. Thực hiện theo các bước sau bạn sẽ có một ly trà màu hồng mát lạnh và ngon tuyệt.

cach-lam-tra-oi-hong-thom-lung-mui-vi-nhiet-doi

Nguyên liệu làm trà ổi hồng

  • 5g trà nhài
  • 100ml nước nóng
  • 30ml mứt ổi hồng
  • 15ml nước cốt chanh/quất
  • 10g đường hoặc 10ml siro đường
  • 10ml mật ong
  • 1 ly đầy đá viên
  • 1/2 quả ổi hồng

Cách làm trà ổi hồng

Bước 1: Pha cốt trà: Ngâm trà với nước nóng trong 7-10 phút rồi lọc bã trà lấy nước cốt.

Bước 2: Pha trà ổi hồng: Hòa tan nước cốt trà, mứt ổi, nước cốt chanh/quất, mật ong, đường với nhau. Cho đá viên vào đầy khoảng ⅔ bình lắc, đổ hỗn hợp trên vào rồi đóng nắp bình lắc và lắc đều tay trong khoảng 10 giây.

Bước 3: Trình bày: Cắt 2 lát ổi hồng, phần còn lại thái hạt lựu. Cho phần ổi đã thái hạt lựu vào ly, đổ trà từ bình lắc vào ly. Trang trí 2 lát ổi hồng lên miệng ly là hoàn thành.

Công dụng của ổi hồng đối với sức khỏe

Ổi hồng hay ổi đào là loại có ruột đỏ, rất thơm, có hương vị từ rất ngọt đến chua, tùy vào độ chín. Ổi hồng chứa ít chất béo bão hòa, cholesterol và natri nhưng chứa nhiều chất xơ, vitamin C, A, kẽm, kali và mangan. Mang đến những công dụng tuyệt vời như:

  • Cung cấp lượng vitamin C dồi dào giúp tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa tổn thương tế bào nhờ đặc tính chống oxy hóa;
  • Kali trong ổi có thể giúp hạ huyết áp và lipid máu một cách tự nhiên. Đồng thời dưỡng chất này còn giúp ngăn ngừa bệnh sỏi thận và đột quỵ;
  • Đây cũng là thực phẩm cung cấp hàm lượng chất xơ tuyệt vời cho cơ thể, giúp no lâu nên hỗ trợ giảm cân;
  • Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ổi ruột đỏ chứa lượng chất oxy hóa lớn so với các loại trái cây khác. Do vậy nó có khả năng hỗ trợ phòng ngừa bệnh tim, ung thư và tiểu đường;
  • Ăn ổi ruột đỏ cũng giúp điều trị các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa như tiêu chảy nhờ chứa nhiều tác nhân làm se;
  • Uống nước ép ổi giúp giảm ho, trị cảm, làm sạch hệ hô hấp.
Chúc các bạn thành công!

Thứ Ba, 28 tháng 3, 2023

Công thức làm trà sầu riêng trân châu đậu biếc

Ngoài 4 công thức pha chế đồ uống từ sầu riêng béo ngậy thơm nức thì nay Bếp Bánh thêm cách làm trà sầu riêng trân châu đậu biếc vừa đẹp mắt vừa thỏa mãn sự béo ngọt cho các tín đồ mê đồ uống đẫm vị nữa nhé!

Công thức làm trà sầu riêng trân châu đậu biếc

Nguyên liệu làm trà sầu riêng trân châu đậu biếc cho 3 người

  • 150g sầu riêng
  • 1 thìa canh sữa đặc
  • 100ml hồng trà
  • 1 ít hoa đậu biếc
  • 200g bột năng
  • 50g đường
  • 150ml nước

Cách làm trà sầu riêng trân châu đậu biếc

Bước 1️: Đun sôi nước, sau đó dùng để ngâm hoa đậu biếc cho ra màu. Lọc nước lại và đun sôi lại với đường. Dùng 1 ít nước để đổ vào bột năng và nhồi bột, tạo hình viên nhỏ. Số nước đường còn lại dùng để ngâm trân châu sau khi được luộc chín.

Bước 2️: Đun nồi nước sôi, cho từng viên bột năng vào, luộc chín đến khi thấy bột trong và nổi lên mặt nước thì vớt ra, xả với nước lạnh và ngâm vào nước đường còn lại.

Bước 3️: Sầu riêng bỏ hạt, đem xay với sữa đặc đến khi nhuyễn.

Bước 4️ : Cho trân châu vào ly, đổ đá, cho hồng trà vào, cuối cùng là sầu riêng đã xay vào, thêm 1 chút trân châu lên trên cùng và thưởng thức.

Cách bảo quản trân châu đã nấu

Bước 1️: Cho trân châu vào túi zip, dàn phẳng, ép không khí ra ngoài

Bước 2: Đặt túi zip nằm phẳng trong tủ đông đến khi đông đá

Bước 3: Khi cần dùng thì luộc lại trong nước sôi, để sôi 5' rồi tắt bếp và để nguyên trong nồi thêm 5 phút xong đem xả qua nước mát

Bước 4: Ngâm trân châu với nước đường là đã có thể sử dụng

Chúc các bạn thành công!

Thứ Ba, 21 tháng 3, 2023

Cách làm trà tắc nha đam chua ngọt giòn mịn

Cách làm trà tắc nha đam chua ngọt giòn mịn và hướng dẫn cách sơ chế nham đam không bị nhớt.

cach-lam-tra-tac-nha-dam-chua-ngot-gion

Nguyên liệu làm trà tắc nha đam

  • Hồng trà túi lọc: 1 gói (hoặc 3 gram hồng trà)
  • 250ml nước sôi
  • 2 quả tắc (quả quất)
  • 20ml nước đường
  • ½ quả chanh
  • 1 thanh nha đam

Cách làm trà tắc nha đam

Bước 1️: Hãm phần hồng trà để pha trà tắc với nước sôi trong 2-3 phút. Sau đó đem lọc bã hồng trà.

Bước 2️: Vắt nước cốt của quả tắc và quả chanh và vớt hạt ra. Khuấy đều phần nước cốt chanh tắc này với nước đường. Nếu muốn nước trà tắc ngọt hơn có thể cho thêm khoảng 10ml mật ong.

Bước 3️: Lấy dao gọt sạch vỏ cây nha đam rồi rửa lại nha đam với nước. Đặt nha đam lên thớt rồi cắt thanh nha đam thành từng khối vuông, nhỏ cỡ hạt đậu.

Bước 4️: Rót siro tắc vào phần hồng trà rồi khuấy đều cho. Cho tiếp phần nha đam với phần nước trà sao cho những hạt nha đam phân tán đều ra trong tách trà.

Cách sơ chế nha đam giòn ngọt không bị nhớt

Cách 1: Sơ chế nha đam với đường

- Nha đam gọt sạch phần vỏ xanh bên ngoài, cắt thành những miếng nhỏ rồi cắt hạt lựu. Sau đó ngâm nha đam vào bát nước có pha thêm vài giọt nước chanh và một chút muối loãng.

- Chà xát nhẹ nhàng từng miếng sao cho nha đam sạch nhớt, vớt ra rổ rồi xả lại với nước sạch nhiều lần. Vừa xả vừa xóc đều. Sau cùng, bạn cho nha đam vào hũ thủy tinh có nắp đậy, bảo quản trong tủ lạnh. Khi nào thưởng thức bạn có thể lấy ra sử dụng trực tiếp bởi những miếng nha đam đã được thấm đường sẽ có vị ngọt mát dễ chịu.

Cách 2: Sơ chế nha đam với nước muối

- Nha đam cắt đôi, bỏ phần ngạnh gai hai bên rồi dùng bao bén gọt sạch vỏ. Sau đó cắt nha đam thành những miếng nhỏ tùy theo yêu cầu của món ăn cần chế biến. Cho nha đam vào tô, cho muối tình vào bóp nhẹ cho ra nhớt. Xả nha đam lại với nước lạnh cho đến khi nha đam hết nhớt.

- Bắc nồi nước lên bếp đun sôi, cho nha đam vào nước sôi chần sơ qua rồi vớt lên ngâm với nước đá sẽ giúp nha đam trắng, giòn, bớt nhớt và không còn bị đắng. Phần nha đam này bạn sẽ dùng để nấu nha đam đường phèn hoặc dùng để nấu chè.

Pha trà đào nóng với 2 bước dễ dàng

Cách pha trà đào nóng với 2 bước dễ dàng dành cho các bạn đang giảm cân, muốn kiêng các lớp kem béo ngậy và bổ sung vào menu đồ uống mùa đông là rất hợp lý nha!

pha-tra-dao-nong-voi-2-buoc-de-dang-1

Nguyên liệu pha trà đào nóng

  • 2gr trà đen (hoặc 1 gói trà túi lọc)
  • 2 miếng đào ngâm 
  • 15ml siro đào 
  • 15gr đường cát trắng 
  • 150ml nước sôi 

Cách pha trà đào nóng

Bước 1️: Cho 2gr trà đen (hoặc 1 trà túi lọc vị đào) vào cốc, sau đó cho 150ml nước sôi vào để ủ trà (ủ không đậy nắp) trong 2 phút. Sau 2 phút bạn loại bỏ bã trà hoặc túi lọc, chỉ lấy phần nước cốt trà.

Bước 2️: Cho 15gr đường cát trắng (khoảng 1 muỗng canh) vào cốc trà và khuấy tan đường. Tiếp tục cho 15ml siro đào và khuấy đều. Thêm vào cốc 2 miếng đào ngâm và thưởng thức nóng.

Cách chọn mua trà đen (hồng trà) ngon pha trà đào nóng

Trà đen là loại trà được sản xuất từ quá trình lên men toàn phần, oxy hóa 100% từ lá và búp non của cây chè xanh, có vị thơm nhẹ, ít chát. Tùy vào các quốc gia hay các vùng lãnh thổ mà loại trà này lại có các tên gọi khác nhau như trà đen hay hồng trà.

Trà đen ngon thường là những loại trà nguyên lá, các lá nhỏ đều, kích thước không quá to, không có mùi ẩm mốc hay bị bám các lớp bụi trắng, trà có màu nâu đều, ít có vụn hay bị trộn lẫn với các cọng lá.

Trà đen ngon, đảm bảo chất lượng khi pha sẽ có nước màu nâu đỏ sáng, có mùi dịu nhẹ, không quá nồng. Nếu mùi hương của nước trà quá nồng, màu đỏ gắt thì đó là những loại trà kém chất lượng hoặc đã được làm giả.

Cách chọn mua đào ngâm tươi ngon pha trà đào nóng

pha-tra-dao-nong-voi-2-buoc-de-dang-3

Đào ngâm tươi ngon là những loại đào giòn, có màu vàng sẫm, mùi thơm nhẹ, vị ngọt thanh, không quá bở hay có các vết thâm sẫm ở mặt ngoài.

Những loại đào ngâm tươi ngon sẽ được chế biến bởi những miếng đào có kích thước dày, mùi không bị chua, hỗn hợp nước ngâm đào có màu vàng cánh dán hoặc màu vàng trong, không bị đục.

Không nên chọn những loại đào ngâm có lớp men trắng bám dính ở ngoài, mùi quá hắc vì đây là những sản phẩm đã hết hạn sử dụng hoặc đã được chế biến qua các loại hóa chất tạo màu, tạo mùi.

Ngoài ra, để có thể đảm bảo được chất lượng và độ ngon của đào thì bạn có thể tham khảo một số cách chế biến đào ngâm tại nhà.

Thứ Hai, 20 tháng 3, 2023

Cách pha trà đào kem cheese tại nhà

Cách pha trà đào luôn được tìm kiếm trong những ngày hè oi ả và nghiễm nhiên trở thành món đồ uống kinh doanh bán chạy bậc nhất, cũng không lạ lẫm bởi vị ngon mát của món đồ uống này khi khết hoepj cùng lớp kem cheese béo ngậy.

cach-pha-tra-dao-kem-cheese-tai-nha-1

Nguyên liệu pha trà đào kem cheese

  • 5gr trà (loại tuỳ thích) 
  • 20ml siro đào 
  • 50ml sữa tươi 
  • 3 miếng phô mai 
  • 50ml kem béo 
  • 1/2 quả đào ngâm 
  • 20ml nước đường (10ml dùng làm kem cheese và 10ml làm trà đào) 
  • 1 ít hạt popping vị đào 
  • 150ml nước sôi 
  • 1 ít muối

Cách pha trà đào kem cheese

Bước 1: Ủ trà: Cho vào bình thủy tinh 5gr trà và 150ml nước sôi 85 - 90 độ C rồi ủ trà trong 7 phút, sau đó lọc bã để lấy nước cốt trà.

Bước 2: Làm kem cheese

- Cho vào âu nhỏ 50ml sữa tươi, 3 miếng phô mai, 1 ít muối cùng 10ml nước đường và dùng máy đánh trứng đánh đều khoảng 1 - 2 phút cho đến khi kem bông nhẹ thì tắt máy.

- Sau đó, cho 50ml kem béo vào âu, đánh thêm khoảng 2 phút đến khi kem cheese sánh mịn và xuất hiện các đường vân thì tắt máy.

Bước 3: Làm trà đào macchiato

- Cho 1 ít đá viên vào ly, sau đó cho 130ml nước cốt trà, 10ml nước đường và dùng muỗng khuấy đều.

- Kế tiếp, cho vào ly 20ml siro đào rồi rót kem cheese lên trên, trang trí thêm vài lát đào và hạt popping vị đào là hoàn thành rồi.

cach-pha-tra-dao-kem-cheese-tai-nha-2

Macchiato và kem cheese khác nhau như thế nào?

Macchiato là gì? Macchiato tiếng Ý có nghĩa là “vệt lốm đốm”, dùng để chỉ một trong những sản phẩm café Ý điển hình, bên cạnh Cappuccino hay Latte. Ngày nay, Macchiato còn được sử dụng để gọi các loại trà có lớp bọt sữa dày căng mịn phủ phía trên.

Kem cheese là gì? Kem cheese là một loại kem phô mai tươi được đánh bông, sánh mịn, có màu trắng ngà, vị mặn và hương vị béo ngậy đặc trưng. Kem cheese là sản phẩm có nguồn gốc từ sữa bò, dê, bơ động vật, được sử dụng nhiều trong pha chế đồ uống và công thức làm bánh.

Sự khác biệt lớn nhất của macchiato và kem cheese là mùi vị. Macchiato có vị kem mặn còn kem cheese có vị ngọt và ngậy hơn.

Macchiato hay còn gọi là kem cheese mặn là một lớp kem phô mai phủ lên trên, tạo lớp topping với nhiều hương vị từ mặn, ngọt, ngậy, thơm. Thường được sử dụng cho các loại trà, trà sữa với lớp kem béo Macchiato cực ngon.

Kem cheese được xuất phát từ lớp cream phô mai, mềm, có vị ngọt. Lớp kem này được tạo 1 lớp trên các loại trà để tạo độ thơm, ngon hơn. Cũng có thể dùng kem cheese tươi ăn kèm với bánh mì và các loại bánh khác nhau.

Cách pha trà đào macchiato đánh gục vị giác

Các làm trà đào macchiato có vị thanh mát của trà đào quyện cùng 1 chút vị béo của kem macchiato, đảm bảo hương vị này sẽ "đánh gục" bạn ngay từ lần đầu thưởng thức. Thử làm ngay nhé!

cach-pha-tra-dao-macchiato-danh-guc-vi-giac

Nguyên liệu pha chế trà đào macchiato

• 40gr đào ngâm 

• 100ml nước cốt hồng trà 

• 150ml whipping cream 

• 150ml topping cream 

• 20ml syrup đào 

• 20gr bột vanilla 

• 10ml nước đường phèn 

• 1 ít muối 

• đá viên

Cách pha chế trà đào macchiato

Bước 1: Làm kem macchiato

- Cho vào âu 150ml topping cream, 150ml whipping cream, 20gr bột vanilla cùng 1 ít muối.

- Dùng máy đánh trứng đánh đều hỗn hợp trên khoảng 2 - 3 phút cho đến khi sánh mịn, xuất hiện các đường vân nhẹ thì tắt máy.

- Nếu bạn lỡ đánh macchiato quá bông cứng thì có thể thêm vào 1 ít sữa tươi và đánh mịn ra là được.

Bước 2: Làm trà đào macchiato: Đào ngâm cắt hạt lựu rồi cho vào ly cùng với 10ml nước đường phèn, 20ml syrup đào, 100ml nước cốt hồng trà, 1 ít đá viên và khuấy đều hỗn hợp.

Bước 3: Sau khi các nguyên liệu hòa vào nhau thì rót 70ml kem macchiato vào ly là thưởng thức được rồi.

Chúc các bạn thành công!

Cách pha trà sữa ô long pudding trứng

Cách làm trà sữa ô long sẽ đậm hơn sau khi bảo quản 1 - 2 giờ trong ngăn mát tủ lạnh nhé! Vị trà sữa ngọt thanh, hương trà thơm ngào ngạt, hoà quyện với vị sữa và pudding trứng béo ngậy.

cach-pha-tra-sua-o-long-pudding-trung

Để pha trà sữa thì ô long luôn được nhắc đến đầu tiên trong các loại trà ngon nổi tiếng và được đánh giá cao trong văn hoá trà đạo. Có nguồn gốc từ Trung Quốc với độ oxy hóa từ 30 - 40%, được sản xuất thông qua quá trình phơi nắng, oxy hoá mạnh rồi đem đi sấy.

Nước trà ô long sau khi pha sẽ chuyển màu từ hổ phách sang nâu đỏ. Vị trà đắng, hơi chát nhưng đợi một lúc sẽ cảm nhận được vị ngọt đọng lại nơi cổ họng.

Nguyên liệu pha chế trà sữa ô long pudding trứng

• 35gr trà ô long
• 120gr bột sữa béo
• 120gr đường cát
• đá viên
• 1 lít nước sôi (90 - 95 độ C) 
• Pudding trứng 5 cái 

Cách pha chế trà sữa ô long pudding trứng

Bước 1: Chuẩn bị nước trà

- Đầu tiên, cho vào bình thủy tinh 35gr trà ô long, 1 lít nước sôi ở nhiệt độ 90 - 95 độ C, đậy nắp và ủ trong 15 - 20 phút cho trà chiết xuất hết.

- Tiếp đó, lọc bỏ bã trà và cho 900ml nước cốt trà thu được vào trong bình thuỷ tinh.

Bước 2: Pha trà sữa ô long

- Cho vào bình chứa nước cốt trà 120gr bột sữa béo, 120gr đường cát, dùng muỗng khuấy đều để hoà tan đường và bột sữa béo.

- Bạn nên cho bột sữa béo vào khi nước cốt trà còn nóng để bột sữa dễ hoà tan và không bị vón cục.

- Cuối cùng, cho 1 ít đá viên vào 5 ly, đổ đầy trà sữa vào, thêm pudding trứng cho từng ly để ăn kèm và trang trí cho đẹp mắt.

Xem thêm: Tổng hợp cách làm pudding

Cách pha chế mè đen latte kem sữa

Với cách pha Latte mè đen kem sữa đơn giản tại nhà này các bạn không cần dùng đến máy mà vẫn được thưởng thức ly latte béo ngậy đậm vị mè đen.

cach-pha-che-me-en-latte-kem-sua-1

Nguyên liệu pha chế mè đen latte kem sữa

  • 10gr trà xanh 
  • 250ml nước sôi 
  • 15gr mè đen 
  • 15gr mè trắng 
  • 30gr sữa đặc 
  • 30ml nước đường 
  • 3 muỗng canh foam sữa 
cach-pha-che-me-en-latte-kem-sua-2

Cách pha chế mè đen latte kem sữa

Bước 1: Pha trà

- Cho 10gr trà xanh và 150ml nước sôi vào bình và hãm trà trong 5 phút. Lưu ý canh đúng thời gian để trà không bị chát

- Dùng rây lọc lấy nước trà, bỏ phần bã

Bước 2: Làm nước cốt mè

- Bắc chảo lên bếp, cho mè đen và mè trắng vào chảo rang cho đến khi mè vàng thơm thì được

- Cho 30gr sữa đặc và 100ml nước sôi vào ly và khuấy đều

- Cho mè, nước cốt trà và sữa đặc đã khuấy vào cối, xay nhuyễn. Sau đó dùng rây lượt bỏ phần mè bị lợn cợn

Bước 3️: Pha latte

- Cho 30ml nước đường vào phần nước cốt mè, tiếp đó khuấy đều và đổ ra ly. Cuối cùng thêm 1 ít đá và foam sữa lên trên

- Rắc mè đen xay nhuyễn lên trên mặt và thế là đã hoàn thành.


cach-pha-che-me-en-latte-kem-sua-3

Chúc các bạn thành công!

Cách pha chế matcha mè đen kem sữa

Cách pha matcha mè đen kem sữa thơm ngon, hòa quyện giữa vị béo của sữa đặc, foam sữa và mùi thơm của matcha cộng với mè rang. cách làm bọt sữa Milk Foam Bếp Bánh đã giới thiệu những 3 công thức rồi, các bạn tùy chọn công thức nào phù hợp với nguyên liệu đang sẵn có nha!

cach-pha-che-matcha-me-den-kem-sua

Nguyên liệu làm matcha mè đen kem sữa

  • 3gr bột matcha 
  • 10gr trà xanh 
  • 30gr sữa đặc 
  • 10gr mè đen xay nhuyễn 
  • 3 muỗng canh foam sữa
  • 30ml nước đường 
  • 250ml nước nóng 

Cách làm matcha mè đen kem sữa

Bước 1:  Cho 10gr trà xanh và 150ml nước sôi vào bình và hãm trà trong 5 phút. Dùng rây lọc lấy nước trà, bỏ phần bã.

Bước 2:  Cho 30gr sữa đặc và 100ml nước nóng vào ly khuấy đều. Tiếp đó cho 30ml nước đường vào.

Bước 3: Cho bột matcha vào cốc chứa 150ml nước nóng khuấy đều, dùng rây lọc lấy phần nước.

Bước 4:  Cho phần sữa đặc đã khuấy vào ly rồi cho đá viên và cuối cùng là nước matcha vào. Trộn mè đen rang xay nhuyễn vào foam sữa và cho lên trên cùng là hoàn thành. Lưu ý: Đổ nhẹ nhàng để thức uống phân tầng đẹp mắt.

Chúc các bạn thành công!

Thứ Hai, 12 tháng 12, 2022

Công thức pha chế Lychee Earl Grey Tea - Trà vải bá tước

Cùng các công thức pha chế đồ uống từ vải thiều, cách pha chế Earl Grey Tea - Trà vải bá tước sẽ bổ sung thêm vào thực đơn các món uống và đồ tráng miệng nhà mình thêm phần phong phú và đa dạng.

cong-thuc-pha-che-earl-grey-tea-tra-vai-ba-tuoc

Nguyên liệu pha chế trà vải bá tước Lychee- Earl Grey Tea

  • 8-10 quả vải đã bỏ hạt
  • 30 ml siro hoặc thay bằng nước khoáng+đường cát
  • 1 gói trà túi lọc earl grey
  • Đá lạnh
  • Cam, dâu tây, lá bạc hà

Cách trà vải bá tước Lychee- Earl Grey Tea

Bước 1️: Pha trà với 100ml nước nóng. Để 5 phút cho trà thấm

Bước 2️: Xay nhuyễn 4 quả vải

Bước 3️: Cho 30ml nước siro vào cốc. Sau đó cho sinh tố vải vào. Vỏ lát vài lá bạc hà cho vào. Tiếp đến mình cho lát cam và dâu tây vào để trang trí, sau đó cho đá lên và trên cùng mình cho vải đã bỏ hạt lên trên.

Bước 4️:  Cuối cùng là mình chế nước trà đen lên trên và thưởng thức thôi. Trang trí tùy ý thích nha mọi người.

Chúc các bạn thành công!

Công thức pha chế Earl Grey Tea - Trà chanh bá tước

Sự kết hợp giữa vị trà đậm đà và cốt chanh vừa mang đến cho bạn cảm giác giải khát khi uống lạnh, vừa giúp bạn ngủ ngon và thư giãn khi uống ấm. Nếu uống lạnh, bạn có thể làm đá viên vị chanh để trà không bị nhạt đi mà còn thêm đậm đà, kích thích vị giác.

cong-thuc-pha-che-earl-grey-tea-tra-chanh-ba-tuoc-1

cong-thuc-pha-che-earl-grey-tea-tra-chanh-ba-tuoc-2

Nguyên liệu pha trà chanh bá tước lemon earl grey tea

  • 4 túi trà Bá Tước dạng túi lọc (tùy khẩu vị)
  • 1 quả chanh vàng, cắt làm tư. Nếu không có chanh vàng, bạn có thể thay thế bằng 2 quả chanh xanh.
  • Đường phèn
  • 30gr lá bạc hà
  • 1 lít nước sạch

Nguyên liệu làm đá viên vị chanh - lemon earl grey tea

  • 2 quả chanh xanh, cắt làm 24 lát. Tùy vào khay đá có sẵn ở nhà mình mà bạn có thể linh động số lát chanh.
  • 2 khay đá lạnh, mỗi khay 12 ô
  • Nước sạch

Cách pha chế trà chanh bá tước lemon earl grey tea

Bước 1: Đun sôi nước, sau đó cho đường, chanh và trà túi lọc vào một bình giữ nhiệt lớn. Rót nước nóng vào bình giữ nhiệt, đậy kín rồi giữ nguyên trong 2 giờ.

Bước 2: Chuyển phần trà chanh ra bình thủy tinh để đặt vào tủ lạnh khoảng 2 – 3 giờ.

Bước 3: Đun sôi nước và để nguội. Chia ra mỗi ô đá một lát chanh rồi rót nước vào sao cho lát chanh ngập trong nước. Đặt vào ngăn trên của tủ lạnh qua đêm và dùng sớm để đảm bảo hương vị ngon nhất.

Bước 4: Khi muốn uống, bạn vớt túi trà lọc và chanh ra. Thưởng thức kèm lá bạc hà, đá tùy ý.

Chúc các bạn thành công!

Công thức pha chế Earl Grey Tea - Trà sữa bá tước London Fog

London Fog là sự kết hợp giữa món trà Earl Grey nồng hương và sữa tươi không tường. Tuy nhiên, nhiều người cũng yêu thích phiên bản biến tấu của nó như Cape Town Fog (Trà Bá Tước và hồng trà Nam Phi), Tokyo Fog Tea (trà Earl Grey và matcha Nhật), London Fog Tea Latte (Earl Grey và Latte),…

Sở dĩ món trà này mang tên “London Fog” là vì phía trên trà có một lớp bọt trắng được đánh từ sữa tươi không đường. Đồng thời, chúng cũng gợi cho người uống liên tưởng về thủ đô Luân Đôn của nước Anh, luôn chìm trong một lớp sương mờ

cong-thuc-pha-che-earl-grey-tea-tra-sua-ba-tuoc-london-fog-1

Nguyên liệu pha chế trà sữa Earl Grey London Fog

  • 5-2gr trà bá tước (có thể thay thế bằng trà túi lọc)
  • 120ml sữa tươi không đường
  • 120ml nước nóng trên 95 độ C
  • 1 thìa cà phê tinh dầu vani (1.2ml)
  • Đường cát/ mật ong tùy khẩu vị
  • Cây đánh bọt cầm tay/ cốc tạo bọt sữa/ máy đánh bọt


cong-thuc-pha-che-earl-grey-tea-tra-sua-ba-tuoc-london-fog-2

Cách pha chế trà sữa Earl Grey London Fog

Bước 1: Tráng qua ấm trà bằng nước nóng, sau đó hãm trà bá tước với nước nóng trong 3-5 phút.

Bước 2: Dùng lưới lọc đi bã trà rồi thêm đường hoặc mật ong.

Bước 3: Hâm ấm sữa bằng lò vi sóng hoặc đun trên bếp. Ở bước này, bạn lưu ý nhiệt độ sữa chỉ cần cao hơn nhiệt độ nước tắm một chút chứ không đun sôi.


cong-thuc-pha-che-earl-grey-tea-tra-sua-ba-tuoc-london-fog-3

cong-thuc-pha-che-earl-grey-tea-tra-sua-ba-tuoc-london-fog-4

Bước 4: Lấy dụng cụ đánh bông sữa ấm đến khi xuất hiện lớp bọt mịn.

Bước 5: Cuối cùng, bạn rót từ từ phần sữa này vào trà đến khi phần bọt nổi lên mặt ly là có thể thưởng thức.

Công thức pha chế Earl Grey Tea - Trà cam bá tước

 Trà cam bá tước chính là một trong những phiên bản nâng cấp hoàn thiện nhất của dòng trà Earl Grey cổ điển, hương vị trà được giữ nguyên vẹn kết hợp cùng vị trái cây nhiệt đới. Là nguồn cung cấp vitamin hoàn hảo


tra-cam-ba-tuoc-tra-cam-earl-grey

Nguyên liệu pha chế trà cam bá tước - Orange - Earl Grey Tea 

  • 120ml cốt trà Earl Grey
  • 10ml nước cam
  • 15ml nước cốt tắc
  • 10ml nước cốt chanh
  • 25ml nước đường

Cách pha chế trà cam bá tước - Orange - Earl Grey Tea 

Bước 1️: Pha 2g trà Earl Grey với 150ml nước nóng ở nhiệt độ khoảng 90 – 95 độ C và để tầm 5 phút cho trà ra cốt và để nguội. Sau đó, làm lạnh cốt trà Earl Grey đã chuẩn bị.

Bước 2️: Cho tất cả các nguyên liệu (gồm cốt trà, nước cam, chanh, tắc và nước đường) vào bình đựng có nắp. Có thể thêm vài viên đá và lắc đều hỗn hợp.

Bước 3️: Đổ hỗn hợp thu được ra ly, thêm đá viên rồi trang trí bằng lá bạc hà, vài lát cam/chanh/sả.

Công thức pha chế Earl Grey Tea - Trà bá tước chocolate nóng

Trà Earl Grey chocolate nóng có mùi thơm nhẹ của trà, vị béo của sữa và nổi bật nhất là vị chocolate ngọt ngào hấp dẫn, trà có hương vị đậm đà khó lẫn, đặc biệt phù hợp cho người thích ngọt. Nhưng nếu không thích ngọt quá thì có thể giảm lượng đường nha.

cong-thuc-pha-che-earl-grey-tea-tra-ba-tuoc-chocolate-nong


Nguyên liệu pha chế Trà bá tước chocolate nóng

  • 400ml sữa tươi không đường
  • 5gr trà Earl Grey hoặc 2 gói trà Earl Grey dạng túi lọc
  • 120gr chocolate nấu ăn hoặc chocolate chips. Nếu dùng chocolate nấu ăn dạng thanh, bạn nên cắt nhỏ chúng ra để dễ tan
  • 30gr đường phèn/mật ong tùy ý
  • 1/4 muỗng cà phê tinh dầu vani
  • Một ít muối

Cách pha chế Trà bá tước chocolate nóng

Bước 1: Đun ấm sữa tươi trên bếp, lưu ý không nên đun sôi. Trong bước này, bạn cần chú ý canh bếp và khuấy sữa liên tục vì sữa rất nhanh ấm (chỉ khoảng 2 – 3 phút).

Bước 2️: Hạ nhiệt bếp xuống thấp. Nếu sử dụng trà Earl Grey dạng túi lọc: Bạn cho túi trà vào nồi sữa khoảng 10 – 15 phút rồi lấy túi trà ra.  Nếu sử dụng trà Bá Tước dạng lá khô: Bạn cho lá trà vào nồi sữa khoảng 10 – 15 phút.

Bước 3️: Cho chocolate, đường và muối vào phần trà sữa. Khuấy đều đến khi tất cả hòa quyện vào nhau thành một hỗn hợp đều màu.

Bước 4️: Rót ra cốc trà riêng và thưởng thức.

Thứ Bảy, 13 tháng 11, 2021

Trà long nhãn công thức pha chế cực dễ

Theo y học cổ truyền Trung Quốc, trà long nhãn nhục có tác dụng giúp tăng cường khả năng miễn dịch, chống lại cảm lạnh và cúm. Làm trà long nhãn uống cũng có tác dụng làm dịu hệ thần kinh, giảm mệt mỏi, khiến người dùng có giấc ngủ ngon và sâu hơn.

tra-long-nhan-cong-thuc-pha-che-cuc-de

Nguyên liệu pha trà long nhãn tươi

  • 500gr nhãn tươi
  • 2 gói trà túi lọc (trà đen hoặc trà lài)
  • 2 trái quýt
  • 150gr đường cát
  • 2 muỗng canh đường phèn
  • 1/4 muỗng cà phê muối
  • 700ml nước
  • Đá viên

Cách pha trà long nhãn tươi

Bước 1: Nhãn bóc vỏ, dùng dao tỉa nhỏ bỏ phần hạt đi. Rửa sạch bằng nước ấm. Ướp thịt nhãn với 150gr đường cát trắng trong khoảng 20 phút.

Bước 2: Đun sôi 500ml nước, cho 2 muỗng canh đường phèn và 1/4 muỗng cà phê muối vào khuấy tan thì cho nhãn đã ướp vào. Nấu tới khi thịt nhãn đổi màu đục và nổi lên mặt nước, nước đường hơi sánh lại thì tắt bếp.

Bước 3:

- Ngâm 2 gói trà túi lọc với 200ml nước nóng, đợi 5 phút cho trà ngấm rồi vớt bỏ túi trà.

- Quýt bóc vỏ, tách thành từng múi, bỏ xơ.

Bước 4: Cho vào bình lắc 100ml nước trà, 20ml nước đường nhãn và đá viên. Đậy nắp, lắc đều bằng lực cổ tay đến khi bình lạnh.

Đổ thức uống ra ly cao, cho thêm 4 – 5 trái nhãn và 1 múi quýt lên trên, trang trí theo ý thích. Chúc các bạn thành công!

Nên uống 5 loại trà táo đỏ bổ dưỡng khi nào

Táo đỏ là loại thuốc bổ khí, tính hòa, vị nhọt giúp ngăn ngừa ho, bổ ngũ tạng, lợi tim phổi, trị các chứng hư, kiểm soát bệnh tiểu đường. Giúp tăng cường thể lực, cải thiện chức năng dạ dày, đường ruột.

nen-uong-5-loai-tra-tao-do-bo-duong-khi-nao-1

Trà táo đỏ kỷ tử nên uống khi nào?

Để tận dụng hết dưỡng chất mà táo đỏ mang lại cho sức khỏe, nên uống trà táo đỏ hằng ngày và uống trước khi đi ngủ khoảng 30 phút, vào buổi tối nên sử dụng trà táo tỏ pha ở nước thứ 2 hoặc 3 để trà nhạt đi không gây mất ngủ. Nên uống trà táo đỏ vào các thời điểm:
  • Sau khi ngủ dậy: Các chuyên gia về sức khỏe cho rằng, khi bạn ngủ một giấc sâu cơ thể bị thiếu hụt một lượng nước tương đối lớn. Vì thế, nên uống một tách trà táo đỏ sẽ hỗ trợ bạn lấy lại năng lượng, giải độc cơ thể và tụt huyết áp. Ngoài ra, uống trà hỗ trợ bạn tỉnh táo hơn, tăng hiệu quả tập trung, sẵn sàng cho công việc và học tập.
  • Sau khi ăn dầu mỡ: Khi bạn ăn nhiều thức ăn chứa dầu mỡ sẽ dễ gây sốt ruột và khó tiêu. Một tách trà táo đỏ sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, làm cho thức ăn không bị dồn ứ tại bao tử.
  • Sau bữa ăn thông thường: Nếu sau bữa ăn, bạn hay bị chướng bụng, khó tiêu, uống trà táo đỏ sau ăn 20 - 30 phút sẽ có tác dụng rất tốt cho tiêu hóa.
>>> Trọn bộ công thức nấu trà bí đao thanh nhiệt ngày nóng bức
>>> Cách làm trà hoa hồng mật ong hớp hồn mọi khung hình sống ảo

1. Trà táo đỏ hạt chia

Hạt chia có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể: Photpho, canxi, chất béo, chất đạm, chất xơ, magie, omega3, omega 6, protein, nhiều khoáng chất và vitamin

Nguyên liệu pha trà táo đỏ hạt chia

  • 3-5 quả táo đỏ
  • 1gram hạt chia
  • Đường phèn
  • 650ml nước nóng

Cách pha trà táo đỏ hạt chia

Bước 1: Táo đỏ thái lát mỏng, bỏ hạt, 1 trái thái thành khoảng 3 -4 lát, càng mỏng thì dưỡng chất trong táo đỏ càng tiết ra nhiều.

Bước 2: Cho hạt chia, táo đỏ, đường phèn vào bình, rót nước đun sôi vào bình hãm khoảng 10 phút.

Bước 3: Sau khi táo đã thấu thì có thể sử dụng, dùng trà nóng hoặc trà để nguội cho vào tủ lạnh làm mát rồi thưởng thức, không nên cho đá lạnh vào bình.

2. Trà táo đỏ hoa cúc

Trà táo đỏ hoa cúc có tác dụng giải nhiệt, bổ khí huyết rất tốt cho sức khỏe, nó còn giúp cho đầu óc tỉnh táo, mắt sáng. Đối với những người làm việc văn phòng thường xuyên tiếp xúc với máy tính, mắt thì gặp phải triệu chứng bị khô, thường xuyên sử dụng trà táo đỏ hoa cúc sẽ có tác dụng rất tốt, xua tan triệu chứng khô mắt.

nen-uong-5-loai-tra-tao-do-bo-duong-khi-nao-2

Nguyên liệu pha trà táo đỏ hoa cúc

  • 3 - 5 quả táo đỏ
  • 10gram hoa cúc khô
  • 2 muống cafe đường phèn (dành cho người ưa ngọt). Đối với người thích thưởng thức vị ngọt thanh thì không cần bổ sung thêm đường
  • 650ml nước lọc

Cách pha trà táo đỏ hoa cúc

Bước 1: Táo đỏ thái lát mỏng, bỏ hạt, 1 trái thái thành khoảng 3 -4 lát, càng mỏng thì dưỡng chất trong táo đỏ càng tiết ra nhiều.

Bước 2: Ngâm hoa cúc với nước lạnh cho hoa nở, rửa sạch lại với nước cho hết bụi bẩn, cát đọng trên cánh và nhụy hoa, sau đó để ráo nước.

Bước 3: Cho hoa cúc, táo đỏ, đường phèn vào bình, rót nước đun sôi vào bình hãm khoảng 10 phút.

Bước 4: Sau khi táo đã thấu thì có thể sử dụng, dùng trà nóng hoặc trà để nguội cho vào tủ lạnh làm mát rồi thưởng thức, không nên cho đá lạnh vào bình.

3. Trà táo đỏ kỉ tử hạt chia

Kỷ tử có vị ngọt dịu có tác dụng bồi bổ tinh khí, hồ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giúp làm tăng thị lực cảu mắt và chứng tê mỏi chân tay ở người già, trị chứng táo bón, chống oxy hóa và làm chậm quá trình lão hóa.

nen-uong-5-loai-tra-tao-do-bo-duong-khi-nao-3

Nguyên liệu pha trà táo đỏ kì tử hạt chia

  • 3-5 quả táo đỏ
  • 3-4 trái kỷ tử
  • 1gram hạt chia
  • 650ml nước nóng

Cách pha trà táo đỏ kì tử hạt chia

Bước 1: Táo đỏ thái lát mỏng, bỏ hạt, 1 trái thái thành khoảng 3 -4 lát, càng mỏng thì dưỡng chất trong táo đỏ càng tiết ra nhiều.

Bước 2: Cho kỷ tử, hạt chia, táo đỏ, rót nước đun sôi vào bình hãm khoảng 10 phút.

Bước 3: Sau khi táo đã thấu thì có thể sử dụng, dùng trà nóng hoặc trà để nguội cho vào tủ lạnh làm mát rồi thưởng thức, không nên cho đá lạnh vào bình.

4. Trà gừng táo đỏ

Trà gừng táo đỏ là sự kết hợp giữa táo đỏ và gừng - một gia vị cũng là một vị thuốc. Trà gừng táo đỏ giúp dưỡng huyết, an thần bồi bổ, làm ấm cơ thể một cách tự nhiên và hiệu quả. Thưởng thức loại trà này phù hợp nhất với mùa đông.

Nguyên liệu pha trà gừng táo đỏ

  • 3-5 trái táo đỏ
  • 3 lát gừng
  • 650ml nước nóng
  • Đường phèn (tùy ý)

Cách pha trà gừng táo đỏ

Bước 1: Táo đỏ thái lát mỏng, bỏ hạt, 1 trái thái thành khoảng 3 -4 lát, càng mỏng thì dưỡng chất trong táo đỏ càng tiết ra nhiều.

Bước 2: Cho táo đỏ rót nước đun sôi cho thêm lát gừng vào bình hãm khoảng 10 phút.

5. Trà táo đỏ đậu biếc

Trong trà táo đỏ đậu biếc có chứa anthocyanin, một chất làm tăng lưu thông máu, gây co bóp tử cung. Do vậy, trà táo đỏ đậu biếc không phải loại trà phù hợp dành cho phụ nữ mang thai.

nen-uong-5-loai-tra-tao-do-bo-duong-khi-nao-4

Nguyên liệu pha trà táo đỏ đậu biếc

  • 7 – 8 bông đậu biếc khô
  • 4 – 5 quả táo đỏ khô
  • 5ml mật ong

Cách pha trà táo đỏ đậu biếc

Bước 1: Rửa sạch táo đỏ, chần sơ táo đỏ qua nước ấm.

Bước 2: Cho táo đỏ vào nước sôi và hãm trong 15 phút. Bạn chỉ nên dùng lượng nước vừa đủ ngập hết táo. Đối với bông đậu biếc khô, bạn hãy dùng 100 – 150ml nước nóng khoảng 75 độ C, đến khi hoa ra màu thì lọc bã hoa để lấy nước.

Bước 3: Cho mật ong theo khẩu vị vào nước trà hoa đậu biếc. Sau đó, cho nước hãm táo đỏ và táo đỏ vào. Khuấy đều và thưởng thức.

Có thể thưởng thức trà táo đỏ đậu biếc nóng hoặc lạnh tùy theo sở thích. Khi uống lạnh, bạn nên đợi trà nguội khoảng 15 phút rồi mới cho thêm đá. Làm như vậy sẽ giữ được trọn vẹn hương vị của trà.

Chúc các bạn thành công!

Thứ Năm, 5 tháng 8, 2021

Cách làm nước đậu đen gạo lứt rang mát gan thải độc

Trong nhiều hội nhóm các chị em chia sẻ nhau cách rang đậu đen hay gạo lứt để làm nước uống giảm cân, hoặc với công dụng đẹp da. Điều này là đúng, ngoài ra 2 loại ngũ cốc nàycòn có tác dụng thanh nhiệt giải độc, rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Để làm nước đậu đen và gạo lứt rang không khó, cực đơn giản là đằng khác. Các mẹ có thể rang để hãm nước uống dần nha!

lam-nuoc-dau-den-gao-lut-rang-mat-gan-thai-doc-1

Cách làm nước gạo lứt rang

Để làm nước gạo lứt rang uống, nên mua gạo lứt đỏ hoặc gạo lứt huyết rồng. 2 loại gạo lứt này sẽ cho ra nước thơm và màu sắc đẹp hơn.

Đầu tiên, đong 50-70gr gạo lứt vo qua như cách vo gạo nấu cơm bình thường, xóc gạo cho ráo nước rồi cho lên bếp rang lửa nhỏ khoảng 6-7 phút. Cho phần gạo rang vào bình siêu tốc cùng 1-1.5 lít nước, đun sôi là xong.

Ngoài cách rang này, nếu có nồi chiên không dầu bạn cũng có thể rang gạo lứt bằng nồi chiên không dầu nhé. Để tiện lợi thì nên rang 1 mẻ lớn gạo lứt và bảo quản phần gạo rang trong hộp kín, để ở nơi thoáng mát. Cứ mỗi 50-70gr đun được 1-1.5 lít nước.

lam-nuoc-dau-den-gao-lut-rang-mat-gan-thai-doc-2

Công dụng của nước gạo lứt rang

Hỗ trợ lợi sữa cho phụ nữ mới sinh: Gạo lứt là loại gạo nguyên cám, chỉ phần vỏ trấu bị loại bỏ và vẫn giữ nguyên mầm cùng 7 lớp cám bên ngoài hạt. Lớp cám này chứa rất nhiều dưỡng chất, vitamin và các nguyên tố vi lượng giúp kích thích sữa mẹ nhiều hơn. Các nghiên cứu cho thấy, trong gạo lứt chứa hàm lượng đạm lên đến 30%, chứa lượng vitamin B1 nhiều hơn 4 lần, chất dầu béo gấp 3-5 lần và có axit pantothenic cao hơn 4 lần so với gạo trắng thông thường.

Hỗ trợ giảm cân: Nước gạo lứt chứa ít calo nên không làm tích tụ chất béo. Lượng carbohydrate dồi dào trong nước gạo lứt cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể, giảm cảm giác đói và thèm ăn.

Ngoài ra, hàm lượng chất xơ cao cũng giúp cho hệ tiêu hóa của bạn hoạt động mượt mà hơn.

Cách làm nước đậu đen rang

Tương tự các làm nước gạo lứt rang, rửa sạch 50-70gr đỗ đen, để ráo rồi đem rang khoảng 6-7 phút trên lửa nhỏ. Rang xong, cho đỗ đen vào bình siêu tốc cùng 1-1.5 lít nước và đun sôi là xong.

Tỉ lệ nước đậu đen rang cũng vẫn là 50-70gr đậu cho 1-1.5 lít nước. Nên để tiết kiệm thời gian, các mẹ cũng hãy rang 1 mẻ lớn, bảo quản kín và ở nơi thoáng mát. Khi cần chỉ việc lấy đỗ đen đã rang đun với nước là xong.

lam-nuoc-dau-den-gao-lut-rang-mat-gan-thai-doc-3

Công dụng của nước đỗ đen

Hỗ trợ giảm cân: Đỗ đen có lượng chất xơ cao nhờ đó tăng cảm giác no và giảm cảm giác thèm ăn. Ngoài ra, isoflavone trong đỗ đen còn có tác dụng điều chỉnh nội tiết tố nữ và chuyển hóa chất béo hấp thu vào cơ thể từ đó hỗ trợ rất nhiều cho việc giảm cân của bạn.

Làm đẹp da: Đỗ đen vốn có tính mát, vì vậy nước đỗ đen có khả năng giải nhiệt cho cơ thể và hạn chế tình trạng nóng trong người gây ra mụn. Hơn nữa, tính mát của đỗ đen còn giúp hỗ trợ quá trình lọc chất độc dư thừa trong cơ thể.

Không chỉ giúp giải nhiệt cho cơ thể, nước đỗ đen còn chứa các axit amin lysine, menthionin, threonine - đây là các chất giúp sản sinh collagen, tạo nên sự đàn hồi của da và giúp da săn chắc.

Cách làm nước gạo lứt đỗ đen

Trộn 30gr đỗ đen rang với 30gr gạo lứt rang với nhau, đun cùng 1-1.5 lít nước. Bạn có thể đựng gạo lứt rang, đỗ đen rang trong cùng nột hộp kín. Khi dùng, chỉ cần lấy khoảng 50-70gr hai loại hạt này là được.

Nhưng không nên rang chung đỗ đen với gạo lứt, vì hạt đỗ đen to hơn hạt gạo lứt nên thời gian rang của 2 loại hạt này sẽ khác nhau. Rang chung rất sẽ khiến gạo lứt chín khét mà đỗ đen vẫn còn sống.

Công dụng của nước gạo lứt - đỗ đen

Ngoài công dụng hỗ trợ giảm cân và làm đẹp da như trên, nước gạo lứt - đỗ đen còn đặc biệt tốt cho những người đang mắc các bệnh về gan. Các loại axit amin, vitamin và các khoáng chất có trong gạo lứt và đỗ đen đều có tác dụng trong việc thải độc gan.

Bác sĩ Renée Welhouse (Mỹ) đã tiến hành thử nghiệm cho những bệnh nhân bị chai gan nặng uống nước gạo lứt - đỗ đen. Kết quả bất ngờ đã xảy ra, sau một thời gian uống loại nước này hàng ngày, bệnh nhân có máu rất sạch, hồng huyết cầu rất tròn và huyết thanh rất trong. Còn những bệnh nhân không sử dụng nước gạo lứt đậu đen thì hồng huyết cầu một là méo mó, hai là chứa rất nhiều những độc tố và ký sinh trùng.

Chúc các bạn thành công!

Thứ Tư, 4 tháng 8, 2021

Cách làm trà hoa hồng mật ong hớp hồn mọi khung hình sống ảo

Trà hoa hồng mật ong thơm dịu, ngọt thanh, hoa hồng lại đẹp. 1 ly trà đủ hớp hồn mọi khung hình và hạ nhiệt mùa hè này cho các bạn nè!!!

Nếu được tặng hay mua hoa hồng cắm xong đừng vội vứt đi nhé, ngoài làm trà hoa hồng mật ong ra thì hoa hồng sử dụng nhiều để làm đồ uống lắm đó. Ngoài ra, hoa hồng cũng được tinh chế thành các loại mứt, syrup để góp mặt trong những ly cocktail hấp dẫn.

cach-lam-tra-hoa-hong-mat-ong-hop-hon-1

Ứng dụng của hoa hồng vào pha chế đồ uống cải thiện sức khỏe

Hoa hồng không chỉ đẹp, dùng để bày cắm hay tặng như chúng ta vẫn thường thấy. Hoa hồng còn có nhiều công dụng làm đẹp, bên cạnh đó là một nguyên liệu để pha chế các thức uống độc đáo giúp tinh thần sảng khoái, đặc biệt còn được điều chế như một loại thuốc tốt cho sức khỏe.

Cách làm trà hoa hồng sử dùng hoa hồng sấy khô, dùng một muỗng cánh hoa hồng khô cho vào nước sôi tạo thành loại trà hoa hồng có tác dụng chữa cảm lạnh, viêm họng, viêm phổi, giúp chữa các chứng rối loạn thần kinh chức năng. Ngoài ra, hoa hồng nhung nấu trà uống có thể trị các bệnh về khí ở gan, dạ dày, đau đầu, thấp khớp lâu không khỏi.

Hay còn sử dụng làm rượu hoa hồng, dùng hoa hồng nhung ngâm chung với rượu nho giúp tinh thần hương phấn. Ngoài ra, lấy cánh hoa hồng nhung nấu với rượu giúp trị tức ngực, sung đau ngực, kinh không đều.

Ngoài ra, dân gian vẫn lưu truyền bài thuốc trị ho từ hoa hồng bạch, bằng cách lấy cánh hoa hồng trắng chưng với đường phèn và quất chin, nghiền nát gạn lấy nước cho trẻ uống mỗi ngày một ít sẽ trị được bệnh ho. Hoa hồng nhung tươi ninh với đường phèn, trị ho, thổ huyết, kiết lị, gan, dạ dày khó chịu, đau đầu.

Nguyên liệu làm trà hoa hồng mật ong

  • 2 muỗng cà phê trà khô
  • 1 muỗng cà phê mật ong
  • 10 bông hoa hồng khô
  • 2 muỗng canh hoa mộc khô (rất sẵn có ở các hiệu thuốc đông y)
  • 350ml nước nóng
  • Khuôn làm đá

Cách làm trà hoa hồng mật ong

cach-lam-tra-hoa-hong-mat-ong-hop-hon-2

Bước 1: Cho hoa hồng khô, hoa mộc vào từng ô trong khuôn đá, thêm nước vào rồi cho vào ngăn đông của tủ lạnh chừng 4-6 tiếng hoặc cho đến khi nước hoàn toàn đông đá.

Bước 2: Cho trà xanh khô vào ấm, châm nước một rồi đổ đi để tráng trà, sau đó châm nước nóng lần 2 để hãm trà.

Bước 3: Rót trà ra ly hoặc bình thủy tinh, thêm mật ong và trộn đều. Để trà nguội.

Bước 4: Lấy viên đá hoa ra khỏi khay, thêm vào ly trà mật ong.

Thứ Hai, 2 tháng 8, 2021

Trọn bộ công thức nấu trà bí đao thanh nhiệt ngày nóng bức

Trà bí đao không chỉ là thức uống giải khát thơm ngon, nó còn có tác dụng làm mát gan, giải độc, cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Để làm trà bí đao các bạn nên chọn những quả bí đao già để nước sâm đậm vị và thơm hơn, nếu bí đao còn non vì sẽ làm nước bị chua. Chọn quả thẳng, da thật xanh, nặng tay, quả bí còn lông tơ, được hái vào buổi sáng mới là tốt nhất. Thử bấm nhẹ móng tay, nếu thấy mềm là bí còn non, chú ý cuống bí to là bí non, ít ruột, ít hột già.

1. TRÀ BÍ ĐAO ĐƯỜNG NÂU

tron-bo-cong-thuc-nau-tra-bi-dao-thanh-nhiet-tra-bi-dao-duong-nau

Nguyên liệu làm trà bí đao đường nâu

  • 400gr bí đao
  • 1 gói trà nhúng
  • 1 lít nước
  • Đường nâu

Cách làm trà bí đao đường nâu

Bước 1: Bí đao gọt sạch vỏ, bỏ ruột rồi thái miếng tầm cỡ ngón tay cái.

Bước 2: Cho nước, bí đao vào nồi bật bếp nấu cho sôi sau đó hạ lửa nhỏ và nấu tiếp khoảng 20 phút.

Bước 3: Khi bí đao đã mềm bạn cho đường nâu vào, khuấy đều và đậy nắp vung nấu thêm 20 phút nữa rồi tắt bếp, cho gói trà túi lọc vào ngâm 3-4 phút sau đó vớt túi trà bỏ đi.

Bước 4: Đợi cho trà bí đao nguội bớt, sau đó lọc bỏ bã bí đao lấy nước cốt và rót trà bí đao vào hũ để nguội. Khi thưởng thức bạn chỉ việc cho đá viên vào ly rồi rót trà bí đao vào, có thể thêm 1 chút nước lọc nếu trà ngọt quá, khuấy đều là xong rồi nhé.

2. TRÀ BÍ ĐAO ĐƯỜNG PHÈN LA HÁN

tron-bo-cong-thuc-nau-tra-bi-dao-thanh-nhiet-tra-bi-dao-duong-phen

Nguyên liệu nấu trà bí đao đường phèn la hán

  • 1.5kg bí đao già (nhiều phấn trắng, vỏ đốm vàng, hạt cứng)
  • 20g thục địa (rễ cây địa hoàng đã được chế biến)
  • 1 quả la hán
  • 4 đoạn mía lau dài 15cm
  • 10 cọng lá dứa (lá nếp)
  • 4 lít nước lạnh
  • 60g đường phèn

Cách nấu trà bí đao đường phèn

Bước 1: Bí đao rửa sạch, cắt khoanh thành các miếng tròn cỡ 1 cm.

Bước 2: Mía lau chẻ từng thanh nhỏ rồi đặt dưới đáy nồi. Cho bí đao, muối, thục địa, la hán quả , cho 2/3 thìa cà phê muối, 3 lít nước vào. Đặt lên bếp nấu ít nhất 2 giờ với lửa vừa.

Bước 3: Rửa sạch lá dứa, vò lá dứa cho ra tinh dầu, khi cho vào nước sâm sẽ thơm hơn. Thắt gút và cho vào nồi (khi bí đao mềm). Nấu khoảng 5 – 10 phút.

Bước 4: Cho đường phèn vào, khuấy đều cho tan rồi tắt bếp, lọc qua rây.

3. TRÀ BÍ ĐAO HẠT CHIA

tron-bo-cong-thuc-nau-tra-bi-dao-thanh-nhiet-tra-bi-dao-hat-chia

Nguyên liệu làm trà bí đao hạt chia

  • 1 kg bí đao
  • 3 gói trà lipton
  • 3 lá dứa
  • 2 lít nước
  • 1/4 muỗng cà phê muối
  • 150g đường phèn
  • 100g đường nâu
  • Hạt chia (hoặc hạt é)

Cách nấu trà bí đao hạt chia

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu làm trà bí đao

- Bí đao sau khi mua về rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt và cắt thành khoanh nhỏ

- Lá dứa rửa sạch rồi buộc lại

- Hạt chia ngâm trong nước ấm 10 phút cho nở

- Trà lipton đem pha với nước nóng.

Bước 2: Cách nấu trà bí đao

- Cho vào nồi 2 lít nước cùng bí đao, lá dứa rồi đun sôi lên

- Nấu khoảng 30 phút thì cho tiếp đường phèn, đường nâu và 1/4 muỗng cà phê muối cùng trà lipton đã ngâm vào

- Nấu thêm khoảng 15 – 20 phút nữa thì tắt bếp.

Bước 3: Lọc trà bí đao hạt chia

- Đổ nước vào ray để lọc lấy nước, bỏ xác. Phần nước sau khi lọc thì để nguội, đổ vào chai và cho vào tủ lạnh uống dần

- Khi dùng thì rót ra ly, sau đó cho hạt chia vào là có thể dùng được.

4. TRÀ BÍ ĐAO TÁO ĐỎ

tron-bo-cong-thuc-nau-tra-bi-dao-thanh-nhiet-tra-bi-dao-tao-do

Nguyên liệu làm trà bí đao táo đỏ - Phần A:

  • 700g mía
  • 150g đường phèn (có thể thay thế bằng 150g đường thốt nốt sệt cũng rất ngon màu lại đẹp)
  • 5 lít nước 
  • 50g bí đao khô
  • 20g kỷ tử
  • 1 quả la hán (không nên cho nhiều nếu không sẽ bị át mùi của bí đao)
  • 6 lá dứa
  • 18 quả táo đỏ
  • 10 bông hoa cúc khô

Nguyên liệu làm trà bí đao táo đỏ - Phần B:

  • 1kg bí xanh tươi (chọn quả già nhưng ko già quá, chắc quả, có lớp phấn mỏng bên ngoài)
  • 150g đường phèn

Cách nấu trà bí đao táo đỏ kỳ tử

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Bí đao tươi để nguyên vỏ rửa sạch, bỏ hết ruột mềm bên trong vì nếu để phần đó sẽ bị chua.
- Mía: Rửa sạch, đập dập
- La hán: bổ làm 4
- Bí đao khô: Rửa thật sạch
Bước 2: Cho tất cả nguyên liệu A vào đun trong 30phút cho dung hòa chất ngọt và giúp cho mía tiết ra chất ngọt .
Bước 3: Sau 30 cho nguyên liệu B và nấu thêm 15phút, tránh nấu lâu bí sẽ bị chua.
Bước cuối lọc bí đao qua một cái rây, để nguội thì cho vào chai cất tủ lạnh cho mát
Bước 4: Cách mix trà bí đao và topping: Trà bí đao ngon nhất khi uống cùng nha đam, trân câu, hạt chia...
  1.  Với hạt chia: Trước khi dùng các bạn ngâm 1 thìa hạt chia trong cố trà cho nở đều
  2.  Với trân châu: Có thể mua sẵn hoặc tự làm Công thức làm 5 loại trân châu thường dùng với trà sữa
  3.  Với nha đam: Bếp sẽ hướng dẫn các bạn cách sơ chế nha đam tươi hết nhớt, không đắng dưới đây nha:

Đầu tiên, rửa sạch lau khô lá nha đam, dùng dao cắt bỏ phần riềm gai và tạo rãnh để tách lá nha đam.

Kế đến, dùng dao bản to ép chặt ở phần vỏ dưới rồi đẩy nhẹ lên để tách một mặt vỏ của lá nha đam rồi lật ngược lại dùng dao nhỏ cắt lên phần thịt nha đam thành hạt lựu. Tiếp tục dùng dao bản to đẩy nhẹ lên là đã tách hoàn toàn nha đam ra khỏi vỏ mà còn tạo hình hạt lựu cho nha đam luôn rồi đấy.

Cuối cùng, cho 1/2 trái chanh và 1/2 muỗng cà phê muối vào tô nha đam. Sau đó dùng tay trộn đều nhẹ nhàng rồi cho nước vào ngâm khoảng 15 phút xong rồi rửa sạch.

CÔNG DỤNG CỦA BÍ ĐAO

Giảm cân, chống béo phì

Bí đao có công dụng giảm cân chủ yếu là bởi vì bí đao có khả năng làm no bụng mà không chứa năng lượng nhiều. Trong bí đao chứa rất nhiều nước và không chứa chất béo. Hơn nữa, trong bí đao còn chứa hợp chất hóa học hyterin-caperin ngăn không cho đường chuyển hóa thành mỡ trong cơ thể, nên cơ thể sẽ không bị tích lũy mỡ thừa.

Bí đao chứa nhiều chất xơ dạng sợi, loại chất xơ này rất có lợi cho ruột và đường tiêu hóa. Khả năng sinh nhiệt thấp, hàm lượng chất béo gần như không có và có khả năng làm giảm tích tụ mỡ trong cơ thể nên Bí đao là vị thuốc lý tưởng để chữa bệnh béo phì.

Thanh nhiệt, giải độc

Theo y học cổ truyền, bí đao tính mát, có công dụng thanh nhiệt, giải nhiệt và làm tan đờm, làm mát ruột và hết khát, lợi tiểu, làm hết phù, giải độc và giảm béo. Uống trà bí đao thường xuyên giúp làm mát cơ thể cực tốt trong những ngày nắng nóng.

Đẹp da

Cao bí đao từ lâu đã được biết đến là một phương thuốc làm đẹp bí truyền của các mỹ nhân từ xưa. Cao bí đao có nhiều công dụng như giữ ẩm cho da, làm cho da căng mịn, sáng hồng, bớt dầu, bong mụn cám và mụn đầu đen.

Ngoài ra, cao bí đao còn thích hợp với những chị em đang bị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì và những người có da mặt bị sần sùi, chân lông to, da mặt xỉn màu.

Những công dụng khác

Bí đao vị ngọt nhạt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, giải nhiệt và làm tan đờm, làm mát ruột và hết khát, lợi tiểu, làm hết phù, giải độc và giảm béo. Thường được dùng để chữa các chứng bệnh lý hô hấp có ho và khạc đờm do nhiệt, bệnh đái đường, phù do bệnh thận, bệnh gan, phù khi mang thai…

Các nghiên cứu cho thấy hàm lượng natri trong bí đao rất thấp nên có tác dụng trị liệu cho những người mắc các chứng bệnh như: Xơ cứng động mạch, tiểu đường, bệnh động mạch vành tim, viêm thận, phù thũng, bệnh cao huyết áp và béo phì.

Bí đao còn có tác dụng giải độc từ các loại cá, tôm, rượu, làm giảm mỡ tích tụ trong cơ thể.

Chúc các bạn thành công!

 

Bếp Bánh Template by Ipietoon Cute Blog Design