Thứ Ba, 4 tháng 6, 2024

3 cách nấu chè đậu đỏ ngon đẹp da – Món giải nhiệt dễ làm tại nhà

Chè đậu đỏ không chỉ là món thanh nhiệt ngon miệng mà còn chứa nhiều dưỡng chất tốt cho da nhờ chất chống oxy hóa và khoáng chất. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách nấu 3 món chè đậu đỏ: chè đậu đỏ nước cốt dừa, chè đậu đỏ hạt sen và chè đậu đỏ hạt sen lá dứa — thơm ngon, mát lạnh, cực dễ thực hiện tại nhà.

3-cong-thuc-lam-che-dau-do-ngon-mat-dep-da-thumb


1. CHÈ ĐẬU ĐỎ THẠCH SƯƠNG SÁO

cach-lam-che-dau-do-thach-suong-sao

Nguyên liệu làm chè đậu đỏ sương sáo

  • 200g đậu đỏ
  • 4lit nước
  • 200g đường phèn
  • 5 lá dứa
  • 50g bột sương sáo
  • 120g đường trắng
  • 200g củ năng
  • 100g bột năng
  • 220ml sữa tươi không đường
  • 100ml nước cốt dừa
  • 50g sữa đặc

Cách làm chè đậu đỏ sương sáo

Bước 1: Ngâm 200g đậu đỏ cùng 1 lít nước trong 8 tiếng hoặc qua đêm. Sau đó lựa bỏ những hạt sâu và lép, rửa sạch, cho vào nồi nấu cùng 2 lít nước. Hầm chín mềm đậu đỏ trong khoảng 90 phút.

Bước 2: Sau khi đậu đỏ đã được hầm chín mềm, cho 200g đường phèn và 5 lá dứa vào nấu lửa nhỏ thêm 30 phút nữa cho đậu ngấm đường.

Bước 3: Thạch sương sáo: Cho 50g bột sương sáo, 120g đường và 1 lít nước vào nồi. Khuấy tan đường và để hỗn hợp nghỉ 10 phút. Sau đó, cho nồi sương sáo lên bếp, nấu sôi đến khi thạch hơi đặc sệt lại, tiếp tục khuấy thêm 3-5 phút nữa thì tắt bếp. Đổ thạch vào khuôn và để nguội hoàn toàn đến khi thạch đông lại.

Bước 4: Thạch củ năng: Gọt vỏ và cắt củ năng thành hạt lựu nhỏ. Cho 100g bột năng vào tô 200g củ năng, dùng muỗng trộn đều để bột bám vào củ năng, sau đó lọc bỏ phần bột dư qua rây lọc. Cho phần củ năng này vào nồi nước sôi luộc chín 2 phút, khi thấy thạch củ năng nổi lên mặt nước thì vớt ra, ngâm ngay vào tô nước lạnh để thạch củ năng không bị dính vào nhau.

Bước 5: Sữa dừa: Cho vào nồi 220ml sữa tươi không đường, 100ml nước cốt dừa và 50g sữa đặc. Dùng muỗng khuấy đều và nấu đến khi sữa dừa sôi thì tắt bếp, để nguội.

Bước 6: Cho đá bào vào tô, thêm lần lượt chè đậu đỏ, thạch sương sáo và thạch củ năng vào. Rưới thêm sữa dừa và rắc thêm dừa bào sợi vào tô cho đẹp mắt.

2. CHÈ ĐẬU ĐỎ BÁNH LỌT

cach-lam-che-dau-do-banh-lot


Công thức nấu chè đậu đỏ bánh lọt của người miền Nam vốn dĩ là phiên bản “up-grade” từ món bánh lọt cốt dừa. Ly chè mát lạnh với vị đậu đỏ ngòn ngọt xen lẫn cùng miếng bánh lọt dai dai mà vẫn mềm mại còn có sự béo ngậy của nước cốt dừa.

Nguyên liệu chè đậu đỏ bánh lọt

  • 500g đậu đỏ
  • 200g đường trắng
  • 45g bột năng
  • 2 muỗng cà phê vôi bột
  • 2 muỗng cà phê muối
  • 30g bột gạo
  • 300ml nước lá dứa
  • 200ml nước cốt dừa

Cách làm chè đậu đỏ bánh lọt

Bước 1: Đậu đỏ rửa sạch, nhặt bỏ những hạt hỏng, hòa nước lọc với 1 muỗng cà phê muối, ngâm đậu qua đêm. Khi ngâm đậu, bạn nhớ phải để ngập trong nước.

Bước 2: Làm bánh lọt
- Hòa vôi bột với nước lọc, để khoảng 30 phút cho vôi lắng cát và bụi. Gạn lấy phần nước vôi trong phía bên trên, đong được 200 ml nước vôi, lọc bỏ cặn. Cho nước lá dứa hòa với nước sôi nóng, đong đủ 300 ml.
- Trộn lẫn bột gạo, bột năng, 1/2 muỗng cà phê muối và nước vôi vào nồi.
- Đổ từ từ nước sôi nóng lá dứa vào nồi bột, đặt lên bếp, đun lửa nhỏ. Bạn vừa đun vừa khuấy đến khi hỗn hợp bột nổi trong và đặc lại thì tắt bếp. Chuẩn bị một thau nước lọc có để vài viên nước đá lạnh, múc một ít hỗn hợp bột vào dụng cụ chuyên ép khoai tây hoặc là dùng một cái rổ có lỗ to.
- Dùng tay ép khuôn để tạo thành những sợi bánh lọt ngắn, và tay lắc đều để sợi bánh lọt rớt xuống âu nước đá lạnh. Làm cho hết phần bột, tiếp theo đó đổ hỗn hợp sợi bánh lọt ra rổ cho ráo nước.

Bước 3: Nấu chè đậu đỏ bánh lọt
- Đậu đỏ sau khi ngâm, cho đậu vào nồi, thêm nước lọc, đun sôi, hầm cho đậu mềm. Ăn thử để kiểm tra độ mềm của đậu. Rồi bạn cho đường vào, tiếp tục đun sôi, lửa nhỏ để đậu ngấm đường.
- Nấu nước cốt dừa với 1/2 muỗng cà phê muối, 2 muỗng cà phê đường, 2 muỗng cà phê bột năng vào nồi nhỏ.
- Đặt lên bếp khuấy đến khi hỗn hợp nước cốt dừa đặc lại, tắt bếp, để nguội. Khi dùng chè, múc một ít chè đậu đỏ vào ly, thêm một ít bánh lọt, bên trên chan nước cốt dừa và ít đậu phộng rang dùng kèm với đá bào.

3. CHÈ ĐẬU ĐỎ BỘT LỌC

cach-lam-che-dau-do-bot-loc

Nguyên liệu làm chè đậu đỏ bột lọc

  • 200g đậu đỏ 
  • 200g đường phèn 
  • 3 lá dứa 
  • 200g cùi dừa 
  • 200l nước củ dền
  • 20ml nước lá dứa 20ml
  • 200g bột năng 
  • 220ml sữa tươi không đường 
  • 100ml nước cốt dừa 
  • 50g sữa đặc

Cách làm chè đậu đỏ bột lọc

Bước 1: Nấu chè đậu đỏ
- Cho 200gr đậu đỏ đã ngâm qua đêm nấu với 2 lít nước trong 1 tiếng.
- Tiếp đến, cho 200gr đường phèn vào đậu và khuấy đến khi đường tan. Cho tiếp 3 lá dứa đã buộc thành bó và nấu chung với đậu. Nấu đậu tiếp trong 30 phút.

Bước 2: Làm trân châu cùi dừa
- Cắt hột lựu 200gr cùi dừa, chia làm 2 phần bằng nhau. Một phần cùi dừa bạn ướp bằng 20ml nước củ dền còn phần còn lại ướp bằng 20ml nước lá dứa. Trộn đều cho nước màu thấm vào dừa.
- Cho 25gr bột năng vào mỗi phần cùi dừa đã ướp màu và trộn đều để bột áo quanh cùi dừa.
- Sau đó cho 2 phần cùi dừa này vào nồi nước sôi và nấu đến khi trân châu nổi lên thì dùng rây lọc vớt ra cho ngay vào tô nước đá.

Bước 3: Làm trân châu sợi
- Trộn 150gr bột năng với 60ml nước sôi. Nhàu kỹ tay đến khi bột mịn, được trộn đều.
- Rải một ít bột năng khô lên thớt để chống dính. Tiếp đến trải khối bột năng đã trộn lên thớt và cán thành miếng mỏng khoảng 5cm.
- Dùng dao cắt bột thành các sợi bằng nhau. Sau đó cho các sợi bột vào nước sôi và nấu đến khi sợi trân châu nổi lên thì vớt ra cho vào tô nước đá.

Bước 4: Nấu sữa dừa
- Cho 220ml sữa tươi không đường, 100ml nước cốt dừa, 50gr sữa đặc vào nồi khuấy đều. Đun hỗn hợp đến khi vừa sôi nhẹ thì tắt bếp.

Bước 5: Hoàn thành
Cho đá nhuyễn vào chén, xếp đậu đỏ, trân châu dừa, trân châu sợi vừa đủ lên trên. Có thể thêm một ít sợi dừa non lên trên để vừa thêm đẹp mắt, vừa thêm ngon. Thêm sữa dừa vào chén là có thể thưởng thức được rồi!

MỘT SỐ LƯU Ý KHI NẤU CHÈ ĐẬU ĐỎ ĐẸP DA

Chè đậu đỏ đẹp da là món ăn ngon và tốt cho sức khỏe nếu được sử dụng đúng cách và với liều lượng hợp lý. Hãy lắng nghe cơ thể mình để điều chỉnh lượng tiêu thụ phù hợp và tránh các tác dụng không mong muốn.

1. Lưu ý khi sử dụng chè đậu đỏ

  • Sơ chế kỹ: Đậu đỏ cần được ngâm kỹ trước khi nấu để loại bỏ chất lectin, một chất có thể gây ngộ độc nếu ăn sống hoặc nấu chưa chín kỹ. Sau khi ngâm, nên đun sôi ít nhất 10 phút để đảm bảo an toàn.
  • Hạn chế đường: Chè đậu đỏ thường được nấu ngọt, nhưng việc thêm quá nhiều đường có thể gây tăng đường huyết và dẫn đến tăng cân. Nên ưu tiên dùng đường phèn, đường thốt nốt hoặc các loại đường ăn kiêng.
  • Ăn chè đậu đỏ thời điểm nào là hợp lý? Không nên ăn chè đậu đỏ khi đói vì tính mát của đậu có thể gây cồn ruột hoặc rối loạn tiêu hóa. Thời điểm ăn chè đậu đỏ tốt nhất là ăn sau bữa chính khoảng 1-2 giờ.
  • Không nấu bằng nồi gang, nồi sắt: Sắc tố trong đậu đỏ có thể chuyển thành màu đen khi nấu trong nồi gang hoặc nồi sắt. 

2. Những ai không nên ăn chè đậu đỏ? Người nào cần hạn chế ăn chè đậu đỏ?

  • Người bị tiểu đường: Cần kiểm soát lượng đường nghiêm ngặt hoặc dùng đường ăn kiêng.
  • Trẻ em dưới 12 tháng tuổi: Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện để hấp thu chất xơ từ đậu đỏ.
  • Người có tiền sử dị ứng đậu: Cần tránh hoàn toàn.
  • Người có cơ địa lạnh, hệ tiêu hóa yếu, chướng bụng, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa: Nên ăn ít, nấu loãng và hạn chế dùng nước cốt dừa để tránh đầy bụng, khó tiêu.
  • Người bị viêm loét dạ dày: Có thể khiến dạ dày tăng tiết axit, gây buồn nôn, đau dạ dày. Cần cân nhắc kỹ.
  • Phụ nữ mang thai: Cần nấu chín kỹ đậu đỏ và hạt sen (nếu có) để loại bỏ vi khuẩn và độc tố. Hạn chế lượng đường thêm vào.

3. Chè đậu đỏ kị món ăn nào? Tiêu thụ bao nhiêu chè đậu đỏ thì hợp lý?

Đậu đỏ kị dạ dày dê: Đây là một trong những món ăn "đại kỵ" với đậu đỏ. Đậu đỏ có chứa saponin, chất này có thể kích thích niêm mạc đường tiêu hóa. Nếu ăn cùng dạ dày dê, có thể gây buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, thậm chí phù nề.

Đậu đỏ kị kiều mạch: Một số nguồn thông tin còn nhắc đến việc không nên kết hợp đậu đỏ với kiều mạch, tuy nhiên thông tin này ít phổ biến hơn so với dạ dày dê.

Dù chè đậu đỏ bổ dưỡng nhưng không nên lạm dụng. Các chuyên gia khuyến nghị chỉ nên ăn khoảng 2-3 lần mỗi tuần, mỗi lần khoảng 1 chén nhỏ hoặc tương đương 100g đậu/hạt mỗi ngày. Việc ăn quá nhiều có thể gây đầy bụng, khó tiêu do lượng chất xơ dồi dào, hoặc dẫn đến tăng cân nếu thêm nhiều đường.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

Bếp Bánh Template by Ipietoon Cute Blog Design