Thứ Hai, 28 tháng 1, 2019

Mứt dừa truyền thống ngọt ngào ý nghĩa đoàn viên

Mứt dừa không những thơm ngon, ngọt bùi mà còn mang ý nghĩa quây quần, sum vầy hạnh phúc cho cả gia đình, bạn bè trong năm mới. Cách làm mứt dừa không khó, chi phí nguyên liệu cũng rất tiết kiệm nên cứ năm này qua năm khác được các bà các mẹ cất công làm mứt dừa để đón Tết.


1, Cách chọn dừa ngon làm mứt dừa ngày Tết

Để làm món mứt dừa ngon thì công đoạn chọn dừa vô cùng quan trọng. Bởi mứt dừa có khá nhiều loại như: mứt dừa sợi nhỏ, mứt dừa non lá dừa, mứt dừa nước, mứt dừa kiểu truyền thống… tùy mỗi loại mà bạn sẽ chọn dừa sao cho phù hợp. Sau đây là một số cách chọn dừa cho một số kiểu làm mứt dừa mà bạn có thể tham khảo.

Cách làm mứt dừa truyền thống

Dừa được chọn để làm theo cách này thường là loại dừa bánh tẻ. Vì mứt dừa kiểu truyền thống là những sợi dừa vừa mỏng, vừa dai, dẻo nên dừa bánh tẻ sẽ dễ bào và dễ làm hơn các loại dừa khác. Hãy mua những quả dừa bánh tẻ đã tách vỏ để đảm bảo cùi dừa cứng, có màu trắng ngần chứ không phải những quả có cùi dừa màu trong hoặc màu hơi đục hoặc màu hơi ngà. Bạn cũng có thể dùng móng tay để bấm vào cùi dừa để xem cùi dừa có giòn không. Nếu có thì đó chính là cùi dừa tươi, thích hợp để làm món mứt dừa kiểu truyền thống.

Cách làm mứt dừa non hay cách làm mứt dừa lá dứa

Đây là món mứt dừa rất dễ tạo hình nên bạn chỉ cần chọn những dừa có cùi non, dày. Như vậy dừa sẽ ngon, ngọt hơn là những loại có cùi dày nhưng già, cứng. Loại dừa để làm món này là dừa nước. Tuy nhiên nếu dừa nước có cùi quá non và mỏng thì bạn không nên mua đâu nhé. Để chọn dừa ngon bạn cũng có thể bấm móng tay vào cùi dừa để kiểm tra độ giòn của cùi. Nếu bạn vẫn không biết cách làm thì có thể hỏi người bán dừa để lựa chọn dừa ngon.

Cách làm mứt dừa sữa

Để làm mứt dừa sữa nghe có vẻ khó nhìn nhưng thực ra khá đơn giản. Nhưng để làm món này ngon bạn phải biết kết hợp nguyên liệu sao cho sữa và đường hòa quyện với nhau.

2, Cách làm mứt dừa truyền thống


Bước 1: Dừa sau khi mua về đem rửa sạch, bỏ vỏ lấy cùi rồi dùng nạo, nạo xung quanh trái dừa thành các sợi dừa dài.

Bước 2: Rửa lại dừa sau khi đã nạo một lần nữa rồi ngâm dừa vào nước ấm khoảng 2 đến 3 tiếng để làm sạch lớp dầu có trên dừa.

Bước 3: Vớt dừa rồi để vào rổ cho ráo nước.

Bước 4: Sau khi dừa ráo nước thì chúng ta tiến hành ướp dừa để làm mứt bằng cách cho đường vào dừa vào bát rồi ướp dừa với đường khoảng vài tiếng để đường tan. Trong thời gian đó bạn nên đảo dừa để dừa được ngấm đều đường.

Bước 5: Cho chảo lên bếp. Vặn lửa vừa phải để đun nóng chảo. Đổ dừa đã ngâm đường vào rồi cho sữa ông thọ vào. Dùng đũa đảo đều để dừa không bị cháy.

Bước 6: Khi nước đường và sữa bắt đầu cạn thì bạn vặn lửa nhỏ lại rồi tiếp tục đảo để đường và sữa cạn hết.

3, Những lưu ý khi làm mứt dừa tại nhà

Khi ngâm rửa dừa

Khi nạo dừa xong, bạn cần rửa dừa khoảng 3 đến 4 lần và ngâm dừa vào nước ấm để dừa bớt dầu dừa. Thời gian ngâm từ 30 phút đến vài giờ tùy vào số lượng mứt dừa bạn làm. Ngoài ra, khi ngâm dừa nên ngâm bằng nước ấm thay vì bằng nước lạnh.

Ngâm dừa với đường

Ngâm dừa với đường cần có tỉ lệ chính xác để dừa không quá ngọt và đường có thể kết tinh, không bị vón cục. Cứ mỗi kg dừa sẽ ướp vời 500 đến 600 gram đường. Không nên cho đường nhiều hoặc ít quá. Bạn nên ngâm dừa cho đến khi thấy cùi dừa có màu trong, đường tan hết là có thể bắt đầu tạo mứt dừa.

Chế biến mứt dừa

Khi bắt đầu làm mứt dừa, bạn nên để lửa vừa phải. Khi thấy đường và sữa ông thọ gần tan thì giảm lửa xuống để dừa không bị cháy. Ngoài ra bạn cần phải đảo liên tục và đều tay để dừa dẻo, ngọt đều. Khi đảo nên đảo nhẹ tay để các sợi mứt dừa không bị đứt. Khi thấy đường trắng kết tinh xung quanh sợi dừa thì nên tắt bếp ngay và để nguyên mứt dừa trên chảo. Vẫn đảo đều liên tục khoảng 3 phút để đường mau khô và kết tinh lại.

Lưu ý: Các bạn nên dùng chảo to và dày thay vì dùng chảo mỏng và nhỏ. Nên dùng chảo chống dính là tốt nhất. Ngoài ra, nếu bạn muốn tạo màu cho dừa có thể dùng các bột màu.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

Bếp Bánh Template by Ipietoon Cute Blog Design