Hiển thị các bài đăng có nhãn mứt cóc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn mứt cóc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 23 tháng 12, 2019

Học người miền Nam làm mứt cóc non chua cay nhâm nhi ngày Tết

Cách làm mứt cóc non chua cay đúng như cái tên, có vị chua giòn của có non kết hợp cùng vị ngọt của đường và cay nồng của những sợi gừng tươi.

Mứt cóc non chua cay là 1 trong những món mứt truyền thống ngày Tết của người dân Nam Bộ, với vị cay cay ấm áp rất thích hợp với thời tiết miền Bắc, thế nên các mẹ hãy thử làm phong phú thêm thực đơn món ngon ngày Tết Nguyên đán Bắc Bộ với cách làm mứt cóc non chua cay dưới đây xem sao nhé!

Tác dụng hữu ích của trái cóc đối với sức khỏe con người

  • Cung cấp protein và chất béo: Quả cóc có chứa chất đạm và chất béo. Mặc dù hàm lượng không nhiều nhưng ít nhất chúng cũng có thể đảm bảo đủ lượng protein và chất béo mà cơ thể đòi hỏi ở mức tối thiểu.
  • Duy trì tốt hệ thống miễn dịch: Trong trái cây này cũng có chứa lượng vitamin C khá cao, góp phần tạo ra bạch cầu, là loại tế bào duy trì và vận hành hệ miễn dịch. Ngoài ra, nó cũng chứa các chất chống oxy hóa và collagen rất hữu ích để thúc đẩy việc chữa lành vết thương.
  • Tốt cho người tiểu đường: Quả cóc có hàm lượng đường sucrose tự nhiên nên chắc chắn là loại đường lành mạnh, tốt cho cơ thể. Đó chính là lý do tại sao nó được khuyến khích một ly sinh tố cóc mỗi ngày đối với bệnh nhân tiểu đường.
  • Giảm ho: Trong quả cóc có thành phần long đàm tự nhiên. Nếu bạn hoặc người thân bị ho, hãy ăn hoặc uống sinh tố cóc vừa giúp trị ho vừa ngon miệng.
  • Trị tiêu chảy: Để chữa bệnh tiêu chảy người ta dùng vỏ cây sấu tầu sắc lấy nước uống trong ngày.
  • Làm tươi mới cảm xúc và chống lại cơn buồn ngủ: Với vị chua dôn dốt của trái cây khiến người ta cảm thấy sảng khoái và rất hiệu quả giúp cơ thể chống lại cơn buồn ngủ, hơn nữa còn tạo cho người ta cảm giác nhẹ nhõm và thanh mảnh. Loại axit của trái cây này có tác dụng thanh lọc cơ thể.
  • Phòng ngừa các bệnh nguy hiểm: Một số hàm lượng chất dinh dưỡng của quả cóc đóng vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh mãn tính và ác tính.
  • Chăm sóc sức khỏe đôi mắt: Vitamin A trong quả cóc đóng vai trò quan trọng đối với sức khoẻ của nhận thức thị giác con người. Loại vitamin này giúp phân bố các hình ảnh được tiếp nhận bởi võng mạc mắt và truyền tải tới não. Hợp chất đóng vai trò chính trong lĩnh vực này là retinol.
  • Tăng độ dẻo dai cho cơ thể: Với hàm lượng chất dinh dưỡng chứa trong đường của quả cóc, thành phần này ở dạng sucrose nên rất quan trọng trong việc cung cấp năng lượng và sự dẻo dai cho cơ thể.
  • Là một chất chống oxy hoá: Nhờ có hàm lượng vitamin A cao mà quả cóc có thể hoạt động như một chất chống oxy hoá. Ngoài vitamin A, quả cóc cũng có chứa vitamin C. Hai loại vitamin này hoạt động như một chất chống oxy hoá có thể chống lại các gốc tự do phát sinh từ oxy hóa cơ thể cũng như ô nhiễm từ bên ngoài.
  • Làm mau lành vết thương: Với hàm lượng vitamin A cao, quả cóc giúp duy trì các mô trong cơ thể chúng ta khỏe mạnh. Do đó loại quả này có thể giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương.
  • Tốt cho người thiếu máu: Hàm lượng sắt trong 100 gram thịt quả cóc lên đến 30 mg, có thể hỗ trợ sự hình thành các tế bào hồng cầu.Ngoài sắt, quả cóc cũng chứa vitamin B1 có thể giúp sản xuất các tế bào hồng cầu và tăng lượng oxy trong cơ thể, đồng thời ngăn ngừa thiếu máu.
  • Ngăn ngừa lão hóa sớm: Không chỉ kiwi và xoài là chứa hàm lượng vitamin C cao, mà trong quả cóc cũng có rất nhiều loại vitamin này. Vitamin C có thể bảo vệ các phân tử quan trọng, chẳng hạn như protein, chất béo, carbohydrate và axit nucleic (DNA và RNA) khỏi những thiệt hại do các gốc tự do, chất độc, hoặc chất gây ô nhiễm gây ra. Các gốc tự do là một trong những nguyên nhân gây lão hóa sớm.
  • Kiểm soát mức cholesterol: Ngoài chống lão hóa, vitamin C chứa trong cũng giúp chuyển hóa cholesterol thành axit mật, có thể có liên quan đến mức cholesterol trong máu và tỷ lệ sỏi mật. Vì vậy loại quả này rất hữu ích để kiểm soát mức cholesterol của bạn.
  • Phục hồi cơ thể: Để phục hồi cơ thể thì không thể tách rời vitamin C. Với hàm lượng cực cao loại vitamin thần thánh này trong quả cóc nên khi đưa loại quả này vào danh sách ăn uống của bạn là một lựa chọn tốt cho sức khỏe và tốt cả cho túi tiền của bạn. Quả cóc có thể giúp duy trì hệ thống miễn dịch và thậm chí còn giúp các vận động viên trong quá trình phục hồi sau một thời gian tập luyện vất vả.
  • Duy trì xương và răng khỏe mạnh: Điều này là do hàm lượng phốt pho chứa trong quả cóc, rất có lợi cho việc duy trì xương và răng khỏe mạnh.

Nguyên liệu làm mứt cóc non cay

  • 1 kg cóc non (cóc xanh)
  • 1 thìa ớt bột
  • 1 cục vôi tôi
  • 400g đường
  • 1 nhánh gừng

Cách làm mứt Tết - Cách làm mứt cóc non chua cay


Bước 1: Sơ chế cóc, gừng
– Vôi tôi cho vào trong bát rồi hòa tan cùng với nước lạnh, để khoảng chừng 15 phút để cho phần nước vôi tôi được lắng đọng xuống phía đáy, rồi tiến hành lọc lấy phần nước vôi trong suốt bên trên, bỏ hết phần cặm.
– Gừng tươi rửa sạch, cạo vỏ dùng dao thái thành sợi.
– Dùng nạo gọt sạch vỏ, bổ làm đôi trái cóc, tách bỏ hạt đi rồi mang ngâm cóc vào trong một thau nước vôi tôi khoảng chừng từ 5 đến 6 tiếng. Sau đó các bạn vớt cóc ra và xả lại nhiều lần với nước lạnh, rồi đổ ra rổ cho thật ráo nước.
Bước 2: Ngâm cóc với đường trắng
–  Cho cóc và đường trắng vào trong một cái nồi, trộn đều lên, rồi tiến hành ướp cóc khoảng chừng từ 4 đến 6 tiếng.
Bước 3: Sên khô mứt cóc non cay 
– Bắc một nồi cóc vừa ướp với đường lên trên bếp tiến hành đun sôi, rồi cho thêm gừng tươi vào, đun với mức lửa nhỏ.
– Cho tiếp một chút ớt bột vào rồi đảo đều, đun đến khi thấy nước đường dần dần chuyển sang màu vàng và phần nước đường có được độ sền sệt lại thì tắt bếp.
– Xếp mứt cóc ra vỉ cho thật ráo, để hong khô khoảng chừng 2 tiếng rồi cho vào trong lọ đậy kín dùng dần.

Chúc các bạn thực hiện thành công cách làm mứt cóc non chua cay hài hòa và có một khay mứt Tết Nguyên đán độc đáo và ngon miệng nhé!

Chua cay trọn vị cách làm mứt cóc không cần vôi

Thay vì Tết nào cũng phải mua mứt cóc vừa tốn tiền lại không đảm bảo vệ sinh thì các bạn có thể tự tay làm mứt cóc tại nhà, với cách làm mứt cóc không cần vôi rất đơn giản từ Bếp Bánh dưới đây

Nguyên liệu làm mứt cóc cay không cần vôi

  • 1 kg cóc xanh, cóc non
  • 1 kg đường
  • 10g ớt bột
  • 50g muối hạt

Cách làm mứt cóc không cần vôi cho Tết trọn vị chua cay

  1. Cóc gọt vỏ, bỏ cuống, vạt bớt ngang hai đầu trái cóc. Chẻ dọc trái cóc làm tám, đường xẻ ôm sát vào ruột cóc, trẩy múi cóc ra, khéo tay cho múi cóc không gãy, xắt lại múi cóc thành lát dày chừng 2mm.
  2. Ngâm cóc với 1 lít nước + 50g muối trong khoảng nửa giờ. Vớt ra xả lại nước lạnh để ráo.
  3. Trộn đều cóc với 1 kg đường cát trắng + 10g ớt bột trong chảo. Việc cho nhiều hay ít ớt phục thuộc vào sở thích của bạn và gia đình nhé. Ðể cho đến khi thấy tan đường, trộn kỹ lại. Mứt cóc nên làm chua hơn ngọt một chút, vị sẽ hấp dẫn hơn mà vẫn không làm hư mứt dù để lâu.
  4. Bắc chảo mứt lên bếp, nhỏ lửa, đảo đều tay cho đến khi gắp thử miếng mứt lên thấy đường kéo theo thành sợi là mứt bắt đầu được. Gỡ rời mứt, vắt lên thành chảo. Ðể đến khi chảo nguội, gỡ mứt ra cất vào lọ thuỷ tinh.




Cách làm mứt cóc không cần vôi không khó chút nào phải không ạ?? Mứt cóc chua chua, cay cay sẽ là món nhâm nhi thú vị cho cả gia đình trong những ngày lạnh của dịp Tết Nguyên đán đó các mẹ ạ!

3 mẹo hay làm mứt cóc bao tử non ngon không kém hàng

Trái cóc xanh vốn là món quà vặt của thế hệ học trò, nhờ sự sáng tạo của ẩm thực thứ quả rẻ tiền ấy có thể thực hiện nhiều cách làm mứt cóc ăn Tết Nguyên đán. Như cách làm mứt cóc bao tử non chua chua dẻo dẻo vô cùng hấp dẫn mà Bếp Bánh dưới đây.


1. Nguyên liệu làm mứt cóc bao tử non ăn Tết

  • Cóc bao tử: 1 ký
  • Vôi (dùng để ăn trầu): 100 gam
  • Đường trắng: 400 g
  • Gừng: một nhánh
  • Bột ớt khô: hai đến ba muỗng
  • Chảo hoặc nồi chống dính
Để làm được mứt cóc bao tử non thì chúng cần lựa chọn kiểu cóc Thái hoặc cóc bao tử, trái sẽ nhỏ và hạt mềm thì làm mới được nha.

2. Cách làm mứt cóc bao tử non nhâm nhi ngày Tết

Bước 1: Sơ chế cóc, gừng
- Cóc cạo bỏ lớp vỏ phía ngoài đi, rồi dùng dao bổ cóc ra làm tư miếng, xắt lấy luôn cả hột bên trong vì hột cóc loại này rất mềm.
- Gừng tươi gọt vỏ, rửa sạch và thái chỉ.
- Đổ vôi cho vào trong 1 thau nước sau đó trộn để cho tan hết vôi, chờ vôi lắng đọng xuống dưới và bạn chắt gạn lấy nước trong sang qua một thau khác.
- Cho cóc vào thau nước vôi trong ở trên và ngâm cóc trong khoảng bốn cho đến 6 tiếng đồng hồ. Ngâm cóc vào nước vôi trong để khi sên cóc làm mứt cóc bao tử non vẫn giữ được độ giòn như cóc tươi.

Bước 2: Ngâm cóc với đường
- Sau khi đem cóc lên khỏi nước vôi trong ta xối lại ở dưới vòi nước cho thật sạch, rồi vớt ra rá để cho ráo nước.
- Cho cóc vào nồi hoặc chảo chống dính rồi cho đường vào, sử dụng tay trộn đều lên và để ngâm ướp thêm chừng bốn cho đến 5 giờ đồng hồ nữa cho các lát cóc ngấm đều đường.
Bước này nếu ta muốn thưởng thức chua hơn thì dùng một ký cóc tương đương với 300 hoặc 350 gam đường thôi nha
Bước 3: Sên mứt cóc bao tử non
- Cho chảo cóc lên bếp rồi vặn bếp để cho ở mức lửa lớn, cho tất cả hỗn hợp sôi lên thì bắt đầu cho lửa nhỏ lại, cứ lâu lâu dùng đũa trộn cho thật đều.
- Khi tất cả hỗn hợp bắt đầu sánh lại thì cho gừng và cùng với ớt bột vào, lúc này chúng ta trộn nhiều lần và nhanh tay và liên tục hơn.
- Cứ tiếp tục cho tới khi mứt cóc đặc quánh quánh lại, đảo trông thấy nặng tay lúc này đảo nhanh hơn nữa cho đến thấy lúc mứt kẹo lại hoàn toàn thì tắt bếp, để hết nóng.

3. Cách bảo quản mứt cóc bao tử non được lâu và ngon

Cũng giống như các loại mứt Tết Nguyên đán khác, sau lúc để cho mứt cóc bớt nóng hẳn thì ta mới cho vô bình thủy tinh hoặc nhựa để cất giữ, để ý đậy kín nắp sau khi đổ mứt cóc vào.

Mỗi lúc muốn lấy mứt cóc ra dùng thì các bạn lấy đũa gắp từng lát cóc cho ra dĩa, rồi lại đóng nắp kín lại tiếp tục bảo quản và lấy dần.

4. 3 mẹo hay làm mứt cóc bao tử non ngon như ngoài hàng

  1. Nên ngâm cóc với nước vôi trong để cho cóc vẫn còn vị giòn sau lúc sên mứt cóc dẻo tới, mặc dù cóc sau khi sên khi hoàn thành chúng ta xem thấy cóc keo lại tuy nhiên lúc cắn 1 lát thì rất giòn.
  2. Ngâm đường nên để đúng thời gian, để càng lâu nếu có thời gian đến khi quan sát đường thấm vào miếng cóc sẽ dẻo và trong trở lại rất đẹp.
  3. Sên mứt cóc cũng cần phải chú ý đến lửa và trộn cóc cho đều tránh bị cháy. Muốn cất giữ mứt cóc cần phải đợi cóc sau khi sên khi làm xong để thật hết nóng sau đó mới bỏ vô lọ để cho bảo quản.
Cách làm mứt cóc bao tử tận dụng được vị chua không gắt đặc trưng của cóc bao tử, hòa quyện cùng đường trắng được sên cẩn thận làm món mứt Tết ăn hoài không chán.

Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2019

Cách làm mứt cóc khô cay độc đáo đãi khách quý ngày Tết Nguyên đán

Cách làm mứt cóc khô chua cay thơm ngon vừa có vị chua của cóc lại cay cay của ớt bột mang lại hương vị độc đáo lạ miệng cho gia đình bạn trong dịp Tết Nguyên đán

Nguyên liệu làm mứt cóc khô chua cay đón Tết

  • 1kg cóc thường hoặc cóc bao tử
  • 400gr đường trắng
  • 1 cục vôi tôi
  • 1 nhánh gừng nhỏ
  • Ớt bột (tùy theo khẩu vị ăn cay của gia đình)

Cách làm mứt cóc khô cay ăn Tết

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Cóc bạn nên chọn mua loại cóc chua nha, nạo sạch vỏ rồi dùng dao nhọn và sắt tách cóc thành miếng vừa miệng
Lưu ý: do cóc tươi nên sẽ có rất nhiều nhựa dễ bị trơn nên khi tách cóc bạn có thể dùng 1 cái khăn tay nhở giữ lấy cóc, đều này giúp quá trình tách cóc trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
- Gừng bạn cạo bỏ sạch vỏ, rửa sạch và cát thành sợi.
- Cho vôi tôi và nước lọc vào một cái chậu, khuấy đều lên cho vôi tôi hòa tan đều vào nước. Sau đó, bạn để yên hỗn hợp nghĩ khoảng 15 đến 20 phút cho vôi lắng cặn xuống. Cuối cùng lọc lấy phần nước vôi tôi bên trên, đổ bỏ đi phần cặn.
- Cho cóc vào nước vôi trong ngâm 5-6 tiếng

Bước 2: Ướp đường làm mứt cóc khô
- Sau khi cóc đã được ngâm đủ thời gian, bạn đem cóc ra rửa lại thật sạch bằng nước lạnh, sau đó vớt cóc ra để vào rổ cho ráo nước.
- Cho cóc đã ráo nước vào một cái nồi inox và cho đường vào đó, sóc mạnh tay cho đường được hòa hợp với cóc. Ngâm cóc từ 5 đến 6 giờ cho đường được ngấm vào cóc. Tùy vào sở thích và khẩu vị mà bạn có thể điều chỉnh lượng đường tùy theo ý thích nha!


Bước 3: Sên mứt cóc khô
- Đặt nồi cóc lên bếp mở lửa nhỏ. Cho thêm vào ít gừng vào cho thơm, sau đó mới cho ít ớt bột. Thi thoảng bạn nên dùng đũa hoặc muỗng đảo đều tay.
- Đun cho đến khi nước đường chuyển màu vàng của cánh gián, phần nước đường sền sệt lại thì bạn tắt bếp, để nguội trong khoảng 2 tiếng.

Nếu đã biết cách làm mứt có dẻo, cách làm mứt cóc non hay cách làm mứt cóc bao tử rồi thì công thức làm mứt cóc khô cay mới toanh và vô cùng hấp dẫn này sẽ khiến bạn chết mê đó ;). Tham khảo thêm các món mứt cóc hấp dẫn dưới đây và thực hiện cho khay mứt Tết nhà mình nhé. Chúc các bạn thành công!

5 bước làm mứt cóc dẻo đặc biệt ngon miệng và các món ngon từ cóc

Cách làm các món ngon làm từ cóc - thứ quả dân giã, rẻ tiền nhưng có nhiều công dụng cho sức khỏe và đặc biệt vừa miệng. Thích hợp nhất là 5 bước làm mứt cóc dẻo đón Tết cố truyền.

Bếp Bánh sẽ giới thiệu cho các bạn công thức 4 món ngon làm từ cóc có tác dụng tốt vào Tết Nguyên đán. Mứt cóc dẻo chua cay giải ngán các món ăn nhiều đạm, nước cóc ép có tác dụng giả rượu khi quá chén, cóc dầm nhâm nhi ăn vặt cực hợp cho chị em và món gỏi cóc xanh ngon miệng hợp vị cho mâm cơm ngày Tết thêm phần trọn vẹn.

1, 5 bước làm mứt cóc dẻo ăn Tết

Nguyên liệu làm mứt cóc dẻo

  • Cóc xanh: 5 quả
  • Đường: 30g
  • Muối: 1 thìa
  • Ớt băm: ½ thìa

Cách làm mứt cóc dẻo

  1.  Cóc xanh gọt vỏ, bỏ hạt, chẻ thành miếng nhỏ. Sau đó chần sơ, để ráo.
  2. Cho muối, đường và ớt băm vào trộn đều, để khoảng 15 phút cho ngấm.
  3. Bắc bếp, cho cóc vào nồi đảo đều trong lửa nhỏ, khi cóc hơi dẻo thì vớt ra, cho vào lò nướng sấy khô.
  4. Lấy cóc ra khỏi lò nướng, lăn qua đường cát khô, để nguội.
  5. Cho vào lọ để khoảng một tuần thưởng thức sẽ ngon hơn.

2, Cách làm nước cóc xanh ép giải nhiệt giã rượu ngày Tết

Có lẽ nhiều người đã chỉ biết rằng cóc có khả năng giải cảm chứ ít ai biết được nó đã cũng có thể giải rượu bia cực tốt. Nước ép cóc là một loại nước uống khá là dễ làm và nó có rất là nhiều vitamin. Tác dụng của trái cóc là sẽ giúp cho người say rượu bia có thể giảm được cơn đau đầu, nhức mỏi cơ thể. Không chỉ vậy, mà đối với những người không say, đây cũng là một loại thức uống rất là dinh dưỡng và tốt cho cơ thể.

Nguyên liệu làm nước cóc xanh ép

  • Cóc xanh: 500g
  • Đường: 100g
  • Muối
  • Đá bào

Cách làm nước cóc xanh ép

  1. Cóc xanh gọt vỏ, rửa sạch, để ráo nước. Dùng dao sắc tách lấy phần thịt cóc, cắt thành miếng nhỏ.
  2. Cho cóc, đường và đá bào vào máy xay sinh tố, xay cho đến khi nhuyễn, lọc bỏ bã lấy phần nước cốt.
  3. Khi uống cho thêm chút muối để hương vị đậm đà và thưởng thức.
Nếu không thích xay, bạn có thể cho cóc vào máy ép lấy nước, rồi pha thêm đường, muối và đá để dùng ngay. Chúc các bạn giải nhiệt mùa hè với món thức uống bổ dưỡng này!

3, Tự làm cóc dầm tại nhà

Đây là món dầm hấp dẫn với đủ các vị ngọt, mặn, chua, cay được rất nhiều người yêu thích. Bạn có thể sử dụng công thức chế biến này với các loại trái cây khác như: sấu, xoài...

Nguyên liệu làm cóc dầm

  • Cóc xanh: 10 quả
  • Ớt: 5 quả
  • Muối: 3 thìa cà phê
  • Đường: 3 thìa canh

Cách làm cóc dầm tại nhà

  1. Cóc gọt vỏ, bỏ hạt, bổ miếng cau vừa ăn. Muối và ớt giã chung cho thật nhuyễn.
  2. Cho cóc vào bát to, lấy ½ lượng muối ớt cho vào trộn đều, để trong 40 phút cho nước cóc ứa ra. Chú ý: Thỉnh thoảng lại xóc cóc một lần.
  3. Chắt bỏ nước cóc, cho nốt số muối ớt còn lại, làm tương tự như lần trước.
  4. Cho đường vào cóc, đảo đều, để trong 3 giờ. Chú ý: Cứ 30 phút lại đảo cóc một lần cho ngấm.
  5. Sau đó, cho tất cả hỗn hợp cóc và nước đường vào lọ, để vào tủ lạnh ăn lai rai.

4, Gỏi cóc xanh giản ngán bữa cơm ngày Tết

Nguyên liệu làm gỏi cóc xanh

  • Cóc xanh: 3 quả
  • Tôm khô non: 50g
  • Ớt băm: 1 thìa cà phê
  • Đường: 2 thìa canh
  • Nước mắm: 1 thìa canh
  • Dấm: 3 thìa canh

Cách làm gỏi cóc xanh

  1. Cóc rửa sạch, gọt vỏ, bào mỏng theo chiều đứng của quả, thái sợi nhỏ, bỏ hột.
  2. Tôm rửa nước ấm, để ráo nước, đem ướp với 1 thìa canh đường và 2 thìa canh dấm, để trong 1 giờ cho ngấm, sau đó cho vào rổ để ráo.
  3. Pha nước trộn gỏi, với: 1 thìa canh dấm, 1 thìa canh đường, 1 thìa canh nước mắm và ớt băm nhỏ.
  4. Trộn đều cóc, nửa phần tôm khô và nước trộn gỏi, sau đó cho ra đĩa, rắc phần tôm khô còn lại lên trên, trang trí và thưởng thức.
Món gỏi này có thể kết hợp với nước mắm chua ngọt hoặc tương ớt để tạo thành món khai vị hoàn hảo. Chúc các bạn ngon miệng!
 

Bếp Bánh Template by Ipietoon Cute Blog Design