Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2018

Tất tần tật chi tiết về nhân thập cẩm trong bánh trung thu

Thay vì đóng tiền vài trăm nghìn đến hơn triệu để đi học, các bạn nên dùng số tiền đó mua nguyên liệu và thực hành, các bạn sẽ thấy thú vị, thấy cần phải hỏi và nắm bắt cái gì là chính từ những kinh nghiệm của những người đã thất bại và đã thành công. Mình khuyên chân tình đấy. Biết rồi hãy nên đi học, học để nâng cao chứ cơ bản thì 1 buổi các bạn chưa nhớ hết bài nếu không có thực hành đâu!!!
Dưới đây là một chút ít những gì về nhân thập cẩm mà mình sưu tầm được, mời các bạn tham khảo và hy vọng tìm được thứ mình cần.

>>> Công thức sên nhân đậu xanh chỉ 30 phút
>>> Mẹo hay, kiến thức làm bánh trung thu
>>> Công thức bánh trung thu - Moon cake Recipe

1, Các loại nhân thập cẩm

Với nhân thập cẩm, bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh theo khẩu vị, thậm chí theo nguyên liệu bạn có. Nhân thập cẩm này không nhất thiết phải theo đúng định lượng, hay thành phần của nhân theo từng công thức. Cách làm thì lại rất đơn giản, và không đòi hỏi bất kỳ một technique nào, chỉ cần một vài lưu ý và một vài “nguyên tắc” nho nhỏ sau đây, bạn sẽ tự làm được những chiếc bánh trung thu nhân thập cẩm ngon tuyệt và đặc biệt là hoàn toàn theo khẩu vị của cá nhân, hay gia đình bạn.

Đối với nhân thập cẩm, có thể chia làm 2 loại:
- Nhân thập cẩm các loại mứt, hoa quả khô
- Nhân thập cẩm kiểu truyền thống

tat-tan-tat-chi-tiet-ve-nhan-thap-cam-bep-banh-1


Để làm rõ hơn về nhân thập cẩm, ta hãy tạm chia các thành phần trong nhân thập cẩm làm 2 nhóm sau:
- Nhóm 1: tất cả các nguyên liệu, thành phần cơ bản của nhân, như các loại hạt, mỡ đường, lá chanh, v.v..., hay các loại mứt, hoa quả khô trong trường hợp làm nhân thập cẩm mứt hoa quả
- Nhóm 2: chất kết dính

2, Nguyên liệu cơ bản trong nhân thập cẩm

Thành phần của nhóm này, như đã nói ở trên, bạn hoàn toàn có thể tự do điều chỉnh cả về thành phần và định lượng của từng loại theo khẩu vị cá nhân. VD như bạn thích ăn nhiều mỡ đường, bạn hoàn toàn có thể tăng thêm, k cần làm đúng theo định lượng công thức, hoặc các thành phần khác cũng tương tự. Không thích, bạn có thể giảm bớt đi, hoặc thậm chí, bỏ qua cũng không sao. Tất nhiên, trong trường hợp thay đổi định lượng và thành phần này, nó sẽ làm thay đổi mùi vị của nhân bánh bạn làm.

Trong Nhóm 1 này, mình chia làm 2 phần khác nhau:

a, Nhân thập cẩm các loại mứt, hoa quả khô

Chỉ đơn giản là các loại mứt hoa quả khô như: Nho, cranberry, kiwi, mận, mứt vỏ cam, xoài, v.v.... kết hợp thêm với các loại hạt như: hạnh nhân, hạt điều, hạt bí, hạt dưa, v.v...
Với loại nhân này, chúng ta không cần dùng lá chanh, hay mỡ đường vì nó sẽ không được hợp lắm.

b, Nhân thập cẩm kiểu truyền thống

Mình muốn nhấn mạnh “Nhân thập cẩm KIỂU TRUYỀN THỐNG” vì thực tế, bạn nghĩ nó là truyền thống cũng được, mà lai căng cũng không sai. Bởi truyền thống ở chỗ, sẽ có mỡ đường, lá chanh, mứt bí, mứt sen, lạp xưởng, vừng.... Và nó lại căng ở chỗ, bạn có thể cho thêm các loại hạt như hạt điều, hạt hạnh nhân, óc chó... mà những loại hạt này, trong bánh “truyền thống” xưa, không có.

Với nhân thập cẩm này, những nguyên liệu “cổ truyền” nêu trên, không nên thiếu. Vì chính nó sẽ tạo ra hương vị “truyền thống” cho chiếc bánh của bạn. Những nguyên liệu khác bạn hoàn toàn có thể tự điều chỉnh theo sở thích của mình.

tat-tan-tat-chi-tiet-ve-nhan-thap-cam-bep-banh-2

3, Chất kết dính trong nhân thập cẩm

Để có thể “vê/nắm tròn” các thành phần của nhân thập cẩm ở trên, bạn cần có chất kết dính, để dính các thành phần đó lại. Thành phần của chất kết dính này, cơ bản sẽ là:
- Bột bánh dẻo (bột nếp rang chín)
- Chất lỏng (nước, rượu, dầu ăn)
- Mứt nhuyễn (mứt mơ, mứt cam, v.v.. cho nhân thập cẩm mứt hoa quả)

4, Các bước thực và lưu ý

Đối với cả 2 loại nhân thập cẩm nêu trên, các bước thực hiện đều theo một qui trình tương tự nhau:

Bước 1: Các loại hạt cần được rang chín và để nguội trước khi làm.

Bước 2: Cắt nhỏ các nguyên liệu dạng hạt, sao cho nhỏ bằng khoảng đầu đũa là được. Lưu ý không cắt to, vì chúng sẽ khó kết dính hơn, và sẽ làm “sần” mặt bánh và dễ bị lộ khi đóng bánh, làm ảnh hưởng tới hình thức của bánh.

Bước 3: Lá chanh thái chỉ.

Bước 4: Cho các thành phần của Nhóm 1 vào tô trộn lớn.

Bước 5: Cho đường hoặc muối vào, theo công thức bạn thực hiện. Trộn đều. Tới bước này, bạn lại có thể thực hiện theo 2 cách như sau:
- Xào nhân
- Trộn “sống”

Xào nhân

Bước 6: Cho các nguyên liệu trên vào chảo, thêm chút dầu ăn, nước vào, trộn đều
Bước 7: Để lửa trung bình nhỏ, đảo đều
Bước 8: Tiếp tục cho rượu vào. Cuối cùng là bột bánh dẻo.
Bước 9: Chỉ cần đảo tới khi thấy nhân có sự liên kết, dính với nhau là được. Điều chỉnh lượng chất lỏng và bột bánh dẻo cho phù hợp. Không cho nhiều bột bánh dẻo, nhân sẽ bị cứng khi nguội

Trộn sống

Bước 6: Cho dầu ăn, rượu vào tô nhân, trộn đều. 

Bước 7: Rắc từng thìa bột bánh dẻo vào tô, đeo găng tay nylon, bóp đều. Vừa làm vừa cho thêm từng thìa nước. Cứ cho dần, tới khi nắm thử một viên nhân, thấy các thành phần liên kết lại với nhau là được. Không cho nhiều bột bánh dẻo, nhân sẽ bị cứng.

tat-tan-tat-chi-tiet-ve-nhan-thap-cam-bep-banh-3

Lưu ý về RƯỢU

- Bạn hãy sử dụng rượu Mai quế lộ trong nhân thập cẩm truyền thống
- Rượu Rhum hoặc Constreau cho nhân thập cẩm mứt hoa quả.

Hy vọng những chia sẻ về nhân thập cẩm trong bánh trung thu này giúp ích cho các bạn trong mùa trăng tròn này!!!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

Bếp Bánh Template by Ipietoon Cute Blog Design