Thứ Hai, 22 tháng 10, 2018

Công thức làm Le Paris Breat - bánh su hình vòng tròn bánh xe

Bánh su kem - Choux à la crème là một món tráng miệng đặc trưng của Pháp và rất được ưa chuộng trên toàn Thế giới. Với tính cách cầu kỳ và hoàn mĩ thì người Pháp đã sáng tạo ra rất nhiều biến thể sang chảnh cho chiếc bánh "bắp cải" này. Và Paris Brest là một trong số đó.

Bánh su kem Le Paris Breat này được sáng tạo vào năm 1891 để kỉ niệm cuộc đua xe đạp từ Paris đến Brest, chính vì vậy nên chiếc bánh này có vòng tròn hình bánh xe rất đặc trưng.

1, Pate choux dough

Nguyên liệu

• 275gr bơ lạt Anchor
• 250gr sữa tươi Anchor 
• 250gr nước
• 10gr muối
• 20pc đường cát
• 275gr bột mì đã rây
• 500gr trứng gà

Cách làm


Bước 1: Nấu sôi nước, bơ lạt, muối và đường. Cho bột mì đã rây vào.

Bước 2: Tiếp tục khuấy bột đều và nhanh tay cho đến khi bột quyện đều thành 1 khối tròn.

Bước 3: Cho bột vào cối đánh khoảng 3 phút cho bột nguội bớt.

Bước 4: Chuyển xuống tốc độ chậm cho trứng vào từng ít một, đánh đều trước khi cho thêm đợt trứng tiếp theo.

Bước 5: Dùng đuôi sao tạo hình, phết trứng và rắc 1 ít hạt hạnh nhân cắt lát.

2, Vanilla custard

Nguyên liệu

• 250gr sữa tươi Anchor
• 250gr kem tươi Anchor
• 100gr lòng đỏ
• 80gr đường cát
• 50gr bột custard sư tử

Cách làm


Bước 1: Nấu chung kem tươi và sữa tươi.

Bước 2: Trộn đều lòng đỏ trứng gà, đường và bột custard sư tử.

Bước 3: Cho chung vào hỗn hợp sữa, nấu cho sôi khoảng 1 phút.

Bước 4: Làm nguội.

3, Hazelnut Cream

Nguyên liệu

• 210gr bơ lạt Anchor
• 100gr Hazelnut praliné
• 300gr Vanilla custard cream

Cách làm

Bước 1: Đánh bông mềm bơ lạt và praline.

Bước 2: Trộn đều và mịn vanilla custard cream.

Bước 3: Sau đó trộn đều hai hỗn hợp.


Bánh sau khi nướng xong để nguội cắt đôi bánh theo chiều cao bơm nhân vào và trang trí tùy thích. Chúc các bạn thành công với thật nhiều công thức làm bánh từ Bếp nhé!!!

Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2018

Thơm nồng nàn nước cam quế mật ong tốt cho sức khỏe

Nước cam quế mật ong ngoài vị cam, mật ong chua ngọt quen thuộc, hương quế thơm nồng sẽ không chỉ giúp bạn giải khát mà còn giúp tinh thần dễ chịu. Với cách làm không quá khó, chỉ khoảng 20 phút là có ngay món thức uống thơm nồng nàn và vô cùng tốt cho sức khỏe rồi.


Quế là loại hương liệu thường được dùng trong các món ăn quen thuộc của người Việt. Quế nhìn tuy sần sùi nhưng lại mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Các tinh chất có trong quế giúp giảm lượng đường trong máu, tăng sức đề kháng cho cơ thể… Ngoài ra, sau bữa ăn quá giàu chất béo, bạn có thể dùng quế để giảm những tác động của những chất có hại cho cơ thể. Khi mua quế, nếu có điều kiện, bạn có thể dùng dao gọt ngang ống quế, nếu có tinh dầu tươm ra chính là quế chất lượng. Khi không được dùng dao thử, bạn có thể đưa quế lên mũi ngửi, quế chất lượng có mùi thơm đặc trưng nhưng không gây cảm giác nồng.

>>> 4 bước làm hồng trà tắc (hồng trà quất) giải cảm ngày mưa
>>> 2 công thức pha chế đồ uống từ gừng ấm áp cả ngày đông
>>> Ấm sực cách làm hồng trà ô mai ngày đông lạnh

Nguyên liệu làm nước cam quế mật ong

- 50ml nước cam

- 25ml mật ong

- 3 – 4 khúc quế (đun quế trên bếp để ra tinh dầu)

- 10ml nước đường

- Đá viên

- Dụng cụ: Nồi, bình lắc, ly thủy tinh


Cách làm nước cam quế mật ong

Bước 1: Cam vắt khoảng 50ml nước, lược bỏ hạt. Có thể cắt 1 – 2 lát cam để trang trí. Để chọn được những quả cam tươi mọng nước, khi mua bạn bóp nhẹ vào quả cam thấy có dầu tinh dầu tiết ra. Cam tươi khi vắt sẽ cho nhiều nước, vị ngọt, màu đẹp mắt.


Bước 2: Rửa sơ quế để loại bỏ bớt bụi bẩn, cho quế vào nồi cùng một lượng nước ngập quế rồi để lên bếp đun khoảng 2 - 3 phút cho ra hết tinh dầu quế. Khi nước chuyển sang màu nâu đỏ thì bạn tắt bếp. Dùng rây lọc vỏ quế và cặn quế để nước quế trong và đẹp mắt.

Bước 3: Cho nước đường, nước cam, nước quế, đá viên vào bình lắc, lắc đều khoảng 30 giây rồi cho ra ly. Sau khi lắc, bạn có thể lấy vỏ quế để vào trà để tăng hương vị. Trang trí trên ly một vài lát cam và vỏ quế.

Nếu không thích uống trà từ cam tươi, bạn có thể thay bằng cách nấu vỏ cam phơi khô với quế trên bếp, sau đó thêm mật ong vào. Như vậy bạn sẽ có ngay ly trà cam quế nóng dậy mùi tinh dầu, đánh thức mọi giác quan.

Cùng nằm trong dầu trà giúp tinh thần sảng khoái, trà cam khô cũng là một gợi ý không thể bỏ qua. Tương tự cách làm trà cam quế nóng, khi pha trà cam khô, bạn chỉ cần dùng vỏ cam phơi khô nấu lên với nước, sau đó thêm ít đường vào hoặc kết hợp nấu vỏ cam khô với trà đen đều được.

>>> Xem thêm menu đồ uống mùa đông tại Bếp

Ấm sực cách làm hồng trà ô mai ngày đông lạnh

Hồng trà ô mai là sự kết hợp mới mẻ giữa vị trà đắng chát nhẹ với vị ô mai chua chua ngọt ngọt tạo nên món thức uống lạ miệng. Cách pha hồng trà ô mai mà Bếp Bánh hướng dẫn dưới đây có thể áp dụng cho cả khi uống nóng lẫn uống lạnh. Để thức uống khi thêm đá không vị nhạt, bạn nên cho thêm đường và mật ong. Còn lại các nguyên liệu và các pha đều không có gì thay đổi.

Cách chọn ô mai ngon làm hồng trà ô mai

Ô mai hay còn gọi là xí muội. Trước đây, ô mai chỉ được sử dụng như một vị thuốc trong Đông Y nhưng càng về sau càng được nhiều người ưa chuộng vì có vị chua, ngọt, mặn dễ ăn. Ô mai có thể chế biến từ nhiều loại trái cây như mận, chanh, me, cóc, đào, sấu, trám, quất, khế, xoài, mít, táo ta, dứa,… Ô mai là một vị thuốc giảm ho, viêm họng, khan tiếng… Đặc biệt khi kết hợp ô mai với nhiều nguyên liệu khác như mật ong, gừng sẽ giúp giảm được các triệu chứng cảm lạnh, viêm họng.


Ô mai ngoài ngậm trực tiếp còn có thể nấu với nước. Tận dụng đặc tính pha chế này, nhiều người đã nghĩ ra cách pha hồng tra ô mai vừa giải khát vừa giúp cổ họng khỏe mạnh hơn trong những ngày giao mùa, mưa nắng thất thường.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại ô mai khác nhau nên bạn cần bỏ túi một số bí quyết để mua được ô mai chất lượng. Không nên chọn những loại ô mai ẩm nước, có mùi lạ và đặc biệt đề phòng với những loại ô mai có màu sắc quá sặc sỡ vì bản chất ô mai được làm bằng cách xao khô nên không thể giữ được nguyên màu ban đầu.

>>> Thơm nồng nàn nước cam quế mật ong tốt cho sức khỏe
>>> Công thức pha chế trà bạc hà đơn giản tại nhà
>>> 4 bước làm hồng trà tắc (hồng trà quất) giải cảm ngày mưa

Nguyên liệu làm hồng trà ô mai

- 2 – 3gr trà đen hoặc 3 gói trà túi lọc

- 5gr ô mai

- 20ml mật ong

- 5ml nước đường

- Dụng cụ: lược trà, bình nấu nước, bình đựng nước, bình trà, ly thủy tinh.

Cách làm hồng trà ô mai

Bước 1: Nấu nước sôi rồi cho vào “rửa trà” theo hướng dẫn sau: Cho một lượng nước vừa đủ ngập trà sau đó chao nhẹ bình rồi đổ bỏ nước vừa cho vào. Rửa trà sẽ giúp loại bỏ được những cặn trà, bụi bẩn lẫn vào trà trong quá trình sản xuất.

Tùy vào sở thích uống trà đậm hay nhạt mà bạn cho tiếp nước sôi vào ủ trà trong khoảng 3 – 5 phút. Sau khi nước trà chuyển sang màu nâu đỏ thì dùng miếng lọc lọc riêng phần nước và phần bã trà.

Bước 2: Ô mai, mật ong, đường cho vào đáy ly, sau đó chế trà nóng vào, khuấy đều. Nếu thích ô mai dậy mùi và hòa vị vào nước hơn, bạn có thể dùng chày dầm cho ô mai tơi ra rồi mới để nước trà vào. Hồng trà ô mai sẽ thơm ngon hơn nếu bạn nhâm nhi lúc còn ấm.

Trong trường hợp sử dụng trà túi lọc, bạn có thể cho hẳn ô mai và trà túi lọc vào nồi nấu khoảng 10 phút rồi lọc lấy phần nước cho ra ly. Nếu pha cho người lớn tuổi trong gia đình vừa uống trà vừa trò chuyện, sau bước rửa trà, bạn cho ô mai vào bình sau đó cho nước sôi vào ủ ô mai và trà chung với nhau.


Vào những buổi sáng cuối tuần trời mưa không thể ra ngoài, bạn có thể dọn một dĩa ô mai kề bên ly hồng trà ô mai ấm nóng, vừa nhâm nhi vừa trò chuyện cùng nhau. Vị ô mai chua ngọt mặn hòa cùng vị trà chát nhẹ sẽ mang đến cho bạn cảm giác thư thái, dễ chịu. Những ngày mưa hè sẽ trở nên ấp ám và dễ chịu hơn hẳn.

>>> Xem thêm menu đồ uống mùa đông tại Bếp

4 bước làm hồng trà tắc (hồng trà quất) giải cảm ngày mưa

Làm hồng trà tắc phòng ngừa cảm cúm, giảm cân hiệu quả

4 bước làm hồng trà tắc (hồng trà quất) đơn giản và nhanh chóng dưới đây sẽ giúp bạn tiếp nước cho cả ngày làm việc vừa giúp ngăn chặn cảm cúm. Thay vì để bị cảm phải uống thuốc và trải qua những ngày cơ thể mất sức, bạn nên ưu tiên chọn dùng những loại thực phẩm có tác dụng tăng sức đề kháng, ngăn ngừa virus cúm xâm nhập.

Bếp rất khuyến khích làm hồng trà tắc, làm hồng trà quất sử dụng mỗi ngày nếu muốn phòng ngừa cảm cúm tự nhiên. Bởi trong tắc có nhiều vitamin C tăng sức đề kháng cho cơ thể, trong trà đen chứa hợp nhất tannins chống lại các virus cảm cúm..

Tuy nhiên, những người đau dạ dày nên cẩn trọng, khi pha hồng trà tắc cho người đau dạ dày cần lưu ý giảm lượng nước cốt tắc để tránh sau khi pha hồng trà có vị quá chua.

Nguyên liệu pha hồng trà tắc giảm cân giữ dáng

  • 2 – 3gr trà đen
  • 20ml nước cốt tắc
  • 20ml mật ong
  • 10ml nước đường
  • Dụng cụ: lược trà, bình nấu nước,bình đựng nước, dao, thớt, bình lắc (nếu có), ly thủy tinh hoặc ly nhựa.


Cách làm hồng trà quất giải cảm ngày mưa

Bước 1: Để trà vào ấm hoặc ca thủy tinh, nấu nước sôi, sau đó cho nước vào ngập trà, chao nhẹ vài giây rồi đổ hết nước ra ngoài. Bước này giúp loại bỏ các cặn trà, giúp trà khi ủ xong sẽ trong hơn.

Bước 2: Ủ trà trong khoảng 3 – 5 phút rồi dùng rây lọc bỏ phần xác trà.

Bước 3: Tắc vắt lấy khoảng 20ml nước cốt tắc, lược bỏ hạt. Sau khi vắt có thể giữ lại 1 – 2 vỏ tắc để trang trí

Bước 4: Cho nước cốt trà, tắc, đường, mật ong, đá viên vào bình lắc đều rồi đổ ra ly, thêm đá.

Tác dụng giảm cân hiệu quả của hồng trà tắc (quất)

Làm hồng trà tắc (hồng trà quất) sử dụng hàng ngày còn giúp tăng khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa, đẩy nhanh quá trình hấp thu chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tắc (quất) chứa hàm lượng cao chất xơ, vitamin, hàm lượng calorie thấp nên giúp ích nhiều trong quá trình giảm cân, có thể làm hồng trà tắc để thay cho những thức uống chứa nhiều đường, chất béo khác.


Trà đen vừa có màu sắc đỏ rượu vang đẹp mắt vừa có nhiều công dụng nên thường được sử dụng nhiều trong pha chế. Nồng độ caffeine trong trà đen khá thấp đủ thúc đẩy hệ tuần hoàn đưa máu lên não giúp cơ thể luôn trong tình trạng tỉnh táo. Trà đen còn giúp giảm cân, giữ dáng nhưng vẫn duy trì năng lượng cho cơ thể. Không dừng lại ở đó, loại trà này còn là một “trợ thủ” góp phần bảo vệ xương chắc khỏe và ngăn ngừa các bệnh về khớp.

>>> Xem thêm menu đồ uống mùa đông tại Bếp

Công thức pha chế trà bạc hà đơn giản tại nhà

Trà bạc hà từ lâu đã được biết đến là thức uống với rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như tăng cường hệ tiêu hóa, giảm bớt cholesteron và co thắt, sát trùng, giảm đau, giảm stress, ngủ ngon, chữa khó tiêu và giải cảm.


Để pha chế thức uống này vừa thơm ngon, vừa bổ dưỡng này tại nhà, bạn chú ý:

  1. Chọn nguyên liệu tươi như lá bạc hà và chanh phải đủ độ tươi xanh sẽ giúp thức uống thơm và ngon hơn.
  2. Lượng đường trong thức uống có thể tăng giảm tùy thích. Tuy nhiên bạn chú ý khi bổ sung đường vào, bạn nên cho nước đường để dễ dàng hòa tan, tránh trường hợp đường chưa tan khi thêm đá vào thì đường không tan nữa.
  3. Để dễ dàng lấy túi lọc ra sau khi ngâm thì trước đó bạn có thể buộc chúng lại với nhau trước khi nhúng vào nồi, tránh trường hợp túi trà bị rã hoặc rách khi lấy ra.

Nguyên liệu tự làm trà bạc hà tại nhà


  • 30ml nước đường (có thể tăng giảm tùy khẩu vị)
  • 700 ml nước suối tinh khiết
  • 2 – 3 gram trà bạc hà khô
  • 15ml siro bạc hà
  • 2 – 3 gói trà bạc hà túi lọc cozy (hoặc dilamh)
  • 1/2 quả chanh tươi
  • 3 – 4 lá bạc hà tươi
  • Dụng cụ: ly, nồi, bếp, bình thủy tinh, thìa khuấy, dầm pha chế, rây lọc

Cách làm trà bạc hà đơn giản tại nhà

Bước 1: Đun nóng nước suối khoảng 80 độ C, bạn cho 2 – 3 gói trà túi lọc cozy vào. Bạn cũng có thể dùng trà bạc hà dilamh thay thế. Sau đó, bạn cho khoảng 2 – 3 gram lá trà bạc hà khô vào rồi tắt bếp. Để hỗn hợp trà từ từ ngấm 3 – 5 phút cho ra ra nước thì bạn vớt các túi trà ra.


Bước 2: Đợi trà nguội một lát, bạn rót trà qua rây lọc vào bình, vắt 1/2 quả chanh lấy nước cốt cho vào bình. Sau đó cho thêm 15ml siro bạc hà + 30ml nước đường vào. Nếu thích, bạn có thể cho thêm một ít mật ong vào thức uống. Trà này khi kết hợp với các loại cỏ ngọt, cam thảo, chanh, hoa cúc, đường phèn, mật ong hay gừng đều giúp trà đặc biệt thơm ngon hơn.

Bước 3: Cuối cùng, thêm vào thức uống một vài lá bạc hà tươi và lát chanh mỏng vào bình, có thể uống ấm ngay hoặc thêm đá tùy thích. Tuy nhiên, khi thêm đá, bạn cần tăng độ ngọt lên trước khi thưởng thức.

Những lưu ý khi sử dụng trà bạc hà


Tuy là thức uống cực kỳ tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng loại trà này, nhất là uống tùy thích. Đối với những người bị trào ngược axit dạ dày, người bị hen suyễn, phụ nữa có thai và cho con bú thì không nên uống trà bạc hà, dễ gây nguy hiểm cho sức khỏe. Đối với những người đang sử dụng các loại thuốc khác… nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống trà này.

Ngoài ra, bạn chú ý không sử dụng quá liều, lý tưởng nhất, mỗi ngày bạn chỉ nên uống từ 1 – 2 tách trà để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Không chỉ đem lại hương vị mát lạnh, cảm giác tươi mới, trà bạc hà chứa nhiều tinh chất cineol, limonene và dihydrocarvone… giúp giảm cảm giác buồn nôn, chống ói, có đặc tính nhẹ nhàng tự nhiên để giảm stress, giúp bạn thư giãn và đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng. Ngoài ra, trà còn có tác dụng tăng cường trao đổi chất, làm đẹp da, giảm mụn, chữa bỏng, phát ban và nhiều bệnh khác.

>>> Xem thêm menu đồ uống mùa đông tại Bếp

Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2018

Các loại hoa ứng dụng trong pha chế đồ uống

Ngoài trà hoa cúc, bạn còn biết những loại hoa nào có thể pha chế thành thức uống thơm ngon, đẹp mắt và bổ dưỡng? Hãy cùng khám phá sự thú vị của các loại thức uống làm từ nguyên liệu xinh đẹp này và trải nghiệm các hương vị độc đáo của các loại thức uống từ hoa để cảm nhận được sự thanh khiết từ thiên nhiên.

>>> Menu đồ uống mùa hè mát lạnh sảng khoái
>>> Thơm nồng ấm áp với menu đồ uống mùa đông

1. Sakura - Hoa anh đào

Sakura hay hoa anh đào là Quốc hoa đồng thời là biểu tượng văn hóa Nhật Bản. Ngoài việc ngắm các cánh hoa anh đào khoe sắc, người ta còn biến những cánh hoa xinh đẹp ấy thành nguyên liệu cho các món thức uống ngon, đẹp mắt. Có khá nhiều sản phẩm được pha chế từ hoa anh đào như:

Sakura Tea

Trà hoa anh đào được làm từ hoa anh đào muối để giữ được nguyên vẹn hình dáng và mùi thơm. Có vị gần giống như hồng trà nhưng thanh khiết và đặc trưng hơn. Hoa anh đào làm trà tạo nên vẻ đẹp lãng mạn, rất thích hợp với những buổi tiệc cưới và mang ý nghĩa chúc may mắn cho mọi người. Ngoài ra, trà hoa anh đào còn giúp giảm béo hiệu quả nên rất được phái nữ ưa thích.

Sakura Float

Sakura Float có màu hồng nhạt, tươi mát nhờ kết hợp với soda và một viên kem hoa anh đào phía trên. Tổng thể của loại nước này trong trẻo, nhìn thôi đã thấy sảng khoái. Người ta thường dùng loại syrup hoa anh đào để tạo nên mùi vị và màu sắc đẹp cho loại nước này.

Kem Hoa anh đào

Kem vốn là món ăn tráng miệng được yêu thích ở Nhật. Tại đây, mỗi mùa hoa anh đào nở, ngay lặp tức trở thành chất tạo màu và tạo mùi tự nhiên cho kem. Kem hoa anh đào rất được yêu thích bởi hương vị thơm mát đặc biệt, mà còn có màu sắc đẹp mắt. Trên viên kem ấy tất nhiên có bóng dáng của những cánh hoa anh đào muối làm tang thêm sự hấp dẫn.

Rượu hoa anh đào

Không chỉ có Sa Kê mà còn có rượu hoa anh đào. Rượu được pha chế bằng cách ngâm cách hoa anh đào tỏng rượu. Loại rượu hoa anh đào giàu vitamin A và C, ngoài tác dụng làm đẹp, tang cười trao đổi chất còn có khả năng chữa bệnh hiệu quả.

2. Hoa hồng

Hoa hồng có nhiều công dụng làm đẹp, bên cạnh đó là một nguyên liệu để pha chế các thức uống độc đáo. Ngoài việc giúp tinh thần sảng khoái, hoa hồng còn được điều chế như một loại thuốc tốt cho sức khỏe.

Trà hoa hồng

Hoa hồng sấy khô là một trong những nguyên liệu thường thấy để tạo ra những trang trí đẹp mắt. Một muỗng cánh hoa hồng khô cho vào nước sôi tạo thành loại trà hoa hồng có tác dụng chữa cảm lạnh, viêm họng, viêm phổi, giúp chữa các chứng rối loạn thần kinh chứa năng. Ngoài ra, hoa hồng nhung nấu trà uống có thể trị các bệnh về khí ở gan, dạ dày, đau đầu, thấp khớp lâu không khỏi.

Rượu hoa hồng

Dùng hoa hồng nhung ngâm chung với rượu nho giúp tinh thần hương phấn. Ngoài ra, lấy cánh hoa hồng nhung nấu với rượu giúp trị tức ngực, sung đau ngực, kinh không đều.

Các thức uống cải thiện sức khỏe từ hoa hồng: Lấy cánh hoa hồng trắng chưng với đường phèn và quất chin, nghiền nát gạn lấy nước cho trẻ uống mỗi ngày một ít sẽ trị được bệnh ho. Hoa hổng nhung tươi ninh với đường phèn, trị ho, thổ huyết, kiết lị, gan, dạ dày khó chịu, đau đầu.

Ngoài ra cũng giống như hoa anh đào, hoa hồng được tinh chế thành các loại mứt, syrup để góp mặt trong những ly cocktail hấp dẫn.

3. Hoa atiso đỏ

Nói về các loại hoa dùng để pha nước uống thơm ngon không thể bỏ qua loại hoa atiso đỏ với nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Nguyên liệu hoa dễ tìm, dễ pha chế lại có mùi vị rất được ưa thích. Hoa atiso dùng để thanh nhiệt là cực chuẩn. Hoa atiso đỏ còn gọi là Hibiscus, một loại thảo dươc có nhiều công dụng chữa và phòng bệnh.

Trà hoa atiso đỏ

Cách pha trà hoa atiso đỏ là chọn 3 – 5 đài hoa, được thu hoạch trong vòng 15 – 20 ngày sau khi hoa nở, vì nếu để lâu dược liệu sẽ kém phẩm chất. Rửa sạch bằng nước ấm cho đó đun nước sôi rồi cho đài hoa vào. Thêm vài lát gừng, mật ong sau đó khuấy đều và dùng vào buổi sáng sẽ rất tốt cho những người bị cao huyết áp, mỡ máu hoặc tiểu đường.

Rượu atiso đỏ

Hoa atiso đỏ ngâm rượu có tác dụng phòng các bệnh về xương khớp. Trong rượu chứa lượng lớn các vitamin như A, B1, C, D, E, F,… cung cấp cho cơ thể có rất nhiều công dụng như: Cung cấp các chất điện giải cân bằng lượng pH trong máu, chữa đầy hơi, táo bón, trướng bụng, khó tiêu, viêm bang quang và hạn chế tối đa sự tạo sỏi ở đường tiết niệu, giúp trẻ hóa làn da nhờ Flavonoid, giảm nguy cơ ung thư một cách hiệu quả.

4. Hoa đậu biếc

Trà hoa đậu biếc như trà lam hồ điệp (Butterfly Pea Pea) được biết đến là một loại thức uống nổi tiếng ở Thái Lan và Miến Điện có màu xanh đẹp mắt, giúp cải thiện lưu thong máu, tránh rụng tóc, bạc tóc cho mái tóc mượt mà, đen nhánh.

Trong loại hoa này chứa nhiều Flavonoid có tác dụng chống oxy hóa cao gấp nhiều lần so với vitamin C và E, không chỉ ngăn chặn các tác động có hại của gốc tự do mà còn ngăn ngừa nguy cơ ung thư và các bệnh mã tính khác.

Dùng hoa đậu biếc để pha trà là một trong những cách để chúng ta bảo vệ sức khỏe và thưởng thức được thức uống ngon.

5. Hoa cúc

Nếu bỏ qua hoa cúc đó là sự thiếu sót lớn. Hoa cúc là loại thảo dược nổi tiếng có giá trị chữa bệnh về tâm thần. Nó làm dịu tâm trạng và giãn cơ. Ngoài nhiều tác dụng khác rất tốt mà bạn nên tham khảo, hoa cúc là một trong những nguyên liệu làm ra các món nước thanh mát, giải nhiệt.

Trà hoa cúc

Trà hoa cúc làm dịu tâm trạng, giúp dễ ngủ, tốt cho da và mắt, giảm chứng chuột rút trong kì kinh nguyệt. Trà hoa cúc rất dễ nấu chỉ cần vài bông hoa cúc khô, hãm với trà thêm đường là có thể dùng được. Tuy rất tốt nhưng Học viện Quốc gia Hoa Kỳ Y tế khuyến cáo phụ nữ mang thai không nên tiêu thụ loại trà này, vì nó có thể gây ra các cơn co thắt tử cung. Người bị hen suyễn và có làn da nhạy cảm, người bị rối loạn chảy máy hoặc chất làm loãng máu cũng không nên uống loại trà hoa cúc.

Rượu hoa cúc

Rượu hoa cúc có tên khác là Hoàng hoa tửu được làm từ những hoa cúc vàng nhỏ, đẹp và thơm. Rượu có vị cay, đắng và hậu ngọt tạo nên hương vị thanh tao. Mùi hoa cúc thoang thoảng sẽ lưu lại thật lâu trong khoang miệng để để ai đã nếm thử đều cảm thấy rung động. Một lưu ý khi làm rượu hoa cúc bạn phải chọn những bông hoa vừa, không quá lớn, quá già, được hái vào sang sớm như vậy mới cho ra hương rượu thơm ngon được.

Ngoài công dụng trang trí, hoa còn là một trong những nguyên liệu pha chế thức uống độc đáo. Hãy khám phá những điều thú vị ẩn chứa sau các loại hoa xinh đẹp, quen thuộc thường thấy nhé

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2018

2 công thức pha chế đồ uống từ gừng ấm áp cả ngày đông

Gừng là thảo mộc tự nhiên được sử dụng làm thuốc trong nhiều thế kỷ qua nhờ chứa hàm lượng cao chất dinh dưỡng và các hợp chất mạnh mẽ có hiệu quả trong chữa bệnh. Gừng được xem là liều thuốc giảm đau và kháng viêm tự nhiên cực kỳ hiệu quả. Bên cạnh đó, gừng có chứa chất chống oxy hóa cao, có tác dụng hiệu quả trong việc loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Bạn có thể bổ sung gừng vào chế độ ăn uống hàng ngày với 2 công thức pha chế đồ uống từ gừng ấm áp cả ngày đông dưới đây, đặc biệt, nó còn phát huy hiệu quả hơn khi bạn dùng nước gừng khi đói.

>>> Thơm nồng nàn nước cam quế mật ong tốt cho sức khỏe
>>> Công thức pha chế trà bạc hà đơn giản tại nhà
>>> 4 bước làm hồng trà tắc (hồng trà quất) giải cảm ngày mưa

Sữa gừng đông

Công thức đơn giản, dễ dàng cách làm sữa gừng đông thơm ngon độc đáo rất có lợi cho cơ thể của bạn.

Nguyên liệu

– 120ml sữa tươi.

– 30ml nước gừng xay.

– 1 tbsp đường.

– ½ tsp bột quế.

– Một ít mật ong.

Dụng cụ

– Dao bào.

– Rây.

– Nồi.

– Tô.

– Đĩa.

Cách làm

Bước 1: Gừng rửa sạch, gọt vỏ rồi dùng dao bào để mài nhuyễn gừng. Sau đó lọc gừng mài nhuyễn qua rây để chắt lấy nước cốt (đủ 30ml nước gừng là được), bạn có thể cho gừng gọt vỏ vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn cùng một ít nước, sau đó lọc qua rây để thu được nước gừng nhé!


Bước 2: Đặt 1 cái nồi lên bếp, cho sữa tươi vào nồi, đun nóng đến nhiệt độ 80 độ C thì cho thêm đường vào khuấy đều, tuyệt đối không đun sữa sôi trào lên.

Bước 3: Đổ hỗn hợp sữa vừa đun vào tô nước gừng rồi đậy 1 chiếc đĩa lên tô trong khoảng 5-10 phút.


Bước 4: Sau 5-10 phút thì nhấc đĩa ra, dùng 1 chiếc thìa đặt lên mặt sữa gừng, nếu thìa không chìm xuống thì món sữa gừng đông đã đạt chuẩn. Trước khi thưởng thức, bạn rắc lên trên mặt chút bột quế là hoàn thành!

Trà sữa gừng

Trà sữa gừng có mùi thơm đặc trưng của gừng, vị ngọt nhẹ nên uống rất ngon. Vào mùa lạnh, khi mới đi mưa về nhà hay cơ thể đang bị cảm lạnh, thì một ly nước trà gừng sẽ giúp cơ thể bạn được ấm lên nhanh chóng.

Nguyên liệu

- 1 nhánh gừng tươi

- 1 gói trà lipton

- 2 muỗng Sữa đặc

- 1 muỗng Đường

- 1 muỗng mật ong

Cách pha trà sữa gừng

Bước 1: Đầu tiên, bạn đem gừng đi rửa sạch và loại sạch vỏ. Sau đó, bạn thái lát mỏng. Chuẩn bị một nồi nước đun sôi khoảng 300ml, cho gừng vào đun khoảng 10 phút để ngấm vào nước, hoặc bạn có thể cho gừng vào máy xay nhỏ, chắt lấy nước gừng rồi đun cùng 300ml nước đều được nhé.

Bước 2: Lọc qua rây lấy nước gừng để loại bỏ cặn còn sót lại. Ngay khi vừa tắt bếp, nước còn nóng bạn đem ngâm túi trà lipton khoảng 10 phút để cho trà ngấm đều ra nước gừng.

Bước 3: Sau khi ngâm được hồn hợp nước trà gừng, bạn đổ ra ly. Cho 2 muỗng sữa đặc cùng 1 thìa mật ong khuấy đều.

Lưu ý khi làm trà sữa gừng

– Lượng đường và sữa các bạn hãy tự điều chỉnh tùy thuộc vào khẩu vị của bản thân nhé.

– Yêu cầu: nước trà có màu gần giống cà phê sữa là được.


Hãy ghi chép ngay công thức đơn giản mà cực kỳ bổ ích của trà gừng để thưởng thức ngay khi cần nhé.

>>> Xem thêm menu đồ uống mùa đông tại Bếp

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2018

Cuối tuần rảnh rang học làm bánh Chocolate Brownies

Hương vị ngọt ngào, đăng đắng đầy quyến rũ cùng với màu sắc nâu sệt bóng đặc trưng đã khiến chocolate trở thành món ăn yêu thích của nhiều người. Và cũng là nguyên liệu cảm hứng để làm nhiều loại bánh trên khắp Thế giới, Brownie là một trong số những loại bánh đó.


Trước khi bắt tay vào cách làm bánh Brownie, Bếp muốn lưu ý rằng, trong thế giới tráng miệng, Brownie có 3 phiên bản đó là:

* Bánh Brownie Fudge: Nhiều bơ và socola nhưng ít bột.
* Bánh Brownie Cakey: Ít bơ, socola, nhiều bột, để tạo ra độ xốp
* Brownie Chewy khi thay thế đường trắng bằng đường nâu trong không thức Fudge để tạo độ dai.

1, Công thức làm bánh Brownie Fudge

** Nguyên liệu

Phần bánh

- 113 gram bơ cắt nhỏ

- 115 gram socola được thái nhỏ

- 160 gram đường trắng

- 4 gram bột vanilla hoặc một teaspoon Vani dạng lỏng

- 2 quả trứng lớn (60gram/quả)

- 65 gram bột mì

Phần Creamcheese

- 227 grams Creamcheese

- 65 gram đường trắng

- 1 quả trứng lớn

** Cách làm bánh Brownie

Bước 1: Đun cách thủy chocolate với bơ.

Đun cách thủy tức là dùng hơi nước để đun. Cho bơ và chocolate vào một cái bát hoặc âu trộn. Lấy 1 cái nồi cho 1/3 nước. Đặt âu hỗn hợp lên cái nồi đấy và bắt đầu đun. Hơi nóng từ nước sẽ làm 2 nguyên liệu kia tan và hòa quyện vào với nhau.

Bước 2: Nhấc âu hỗn hợp ra, quấy đều, để nguội chút
Nhớ phải để nguội nhé. Sau khi nguội hơn rồi, trộn hỗn hợp với đường. Dùng phới lồng để trộn thật đều nhé. Quấy tầm 2, 3 phút là đường tan ra ngay.

Bước 3: Đập trứng vào hỗn hợp.
TỪNG QUẢ MỘT. Trộn đều quả này xong mới đập tiếp quả khác nhé. Nếu không bạn sẽ không bao giờ đánh tan được cả 2 quả một lúc đâu. Rất lâu và nó khiến chai mất hỗn hợp.

Bước 4: Đổ bột vào và trộn đều.
Lúc này, các bạn sẽ để ý thấy hỗn hợp của mình bắt đầu dày và nặng và bóng hơn lúc ban đầu. Đây chính là hỗn hợp Brownie đấy. Brownie ăn bình thường sẽ ngon nhưng nếu bạn nào có điều kiện có thể mua tầm 100 gram lạc hoặc hạt điều, (bất kì hạt khô nào), nghiền nhỏ ra và trộn cùng với hỗn hợp.

Bước 5: Chuẩn bị khuôn bánh
Không như Cookies hay choux, các bạn cần khuôn để làm Brownie. Khuôn vuông, tròn, tùy theo điều kiện và lót giấy bạc, mình dùng ở đây là khuôn 20x20 và giấy bạc nhé không phải giấy chống dính bình thường đâu. Vì giấy bạc sẽ giữ được nhiệt và hương vị của chocolate trong Brownie hơn.

Bước 6: Nướng bánh (làm nóng lò ở nhiệt 160 độ trước 15-20')
Đổ hỗn hợp vào khuôn đã lót giấy. Cho vào lò để ở khay nhiệt giữa, và đợi 25'. Khi hết thời gian, các bạn có thể lấy que tăm, chọc vào giữa bánh để test xem chín chưa. Nếu thấy tăm có dính chút xíu bột bánh, bạn có thể nhấc ra luôn được rồi.

Chú ý: Nếu các bạn đang vội hay muốn nguội, hãy tìm một cái khay to hơn khuôn của mình, cho nước đá vào, và đặt khuôn bánh còn nóng của mình vào đấy. Để đảm bảo và chắc chắn hơn, hãy lấy một miếng giấy bạc thật to để bọc khuôn trước khi cho vào khay, tránh tính trạng khuôn có chỗ hở, khiến nước tràn vào.

Bước 7: làm Creamchesse
- Cho Creamcheese, trứng và đường vào một âu khác và dùng máy đánh trứng đánh lên với tốc độ nhỏ nhất. Đánh sao cho mọi thứ tan và vô cùng mịn.
- Dàn hỗn hợp lên hỗn hợp bánh Brownie và dùng Spatula để dàn ra. Đến bước này, nếu các bạn lo Creamcheese sẽ ảnh hưởng đến lớp Brownie ở dưới thì không sao nhé.


Dưới phần Creamchesse lên bánh hoặc để cạnh bánh đặt trên đĩa là đã hoàn thành rồi đó nhé, tặng các bạn thêm 2 video hướng dẫn làm bánh Brownie dưới đây nữa nhé!!! Còn có cả những looic thường gặp và các mẹo hay nữa ạ!!!

Chocolate Coconut Brownies

Sự kết hợp hòa quyện giữa Chocolate bơ dừa và kem tươi tạo nên hương vị cực kì hấp dẫn, nghe đã thấy ngon rồi, hứa hẹn là bữa tráng miệng lý tưởng cho gia đình và những người thân yêu quý.


Cheesecake brownies nướng cùng sốt phúc bồn tử

Dành cho ai yêu thích hương vị châu Âu đậm đà. Vị ngậy béo của bánh phomai, vị đắng nhẹ của brownies cùng chút chua ngọt hài hòa từ sốt phúc bồn tử sẽ khiến vị giác của bạn thực sự bùng nổ.

2, Những lỗi hay mắc phải

Đối với Brownie, bánh của chúng ta thường sẽ là

Không đợi hỗn hợp Socola và bơ nguội

Có lẽ trong lúc cao hứng, hay vội,  vừa nhấc hỗn hợp ra, các bạn đã đập ngay quả trứng vào. Hành động này sẽ khiến trứng chín ngay lập tức và hỗn hợp sẽ hỏng. Thành quả của bạn sẽ mất đi độ mượn, mịn do trứng mang lại, nên lưu ý nhé.

Chọn khuôn "hơi" sai

Như đã nói ở trên, làm Brownie cần khuôn nhưng khuôn nào mới là vấn đề. Công thức trên là dành cho khuôn vuông 20x20. Các bạn tìm khuôn nào vừa khoảng như thế vì nếu chọn khuôn to quá, hỗn hợp sẽ bị dàn ra dễ cháy. Chọn khuôn bé quá, bánh sẽ bị dày và khó chín vào phần bên trong.

Hơi chín quá

Trong bước 7 nếu tăm của các bạn cắm vào và rút ra không có chút nào đọng lại, tức là bánh bạn đã hơi chín quá và khả nặng bị vụn là rất cao. Vậy nên, đừng lo khi thấy tăm của bạn còn ướt một chút socola hay một chút bột nhé. Khi bỏ ra khỏi lò, nhiệt còn lại của bánh sẽ giúp chín phần bên trong.

Cắt bánh, bị nát

Hãy để bánh nguội một chút rồi mới bắt. Khi đấy, cấu trúc bánh đã được hoàn chỉnh và cứng lại rồi. Một mẹo nữa là để khi bắt không bị vụn, hãy hơ nóng con dao để cắt bánh nhé. Hoặc có thể dùng chỉ nha khoa cũng được, hữu ích lắm đấy.

3, Mẹo hay làm bánh  Brownies

Những chiếc bánh brownie thơm mềm, béo ngậy luôn làm cho trái tim của các tín đồ mê chocolate rung rinh. Nhưng nếu bạn đang trong thời gian ăn kiêng mà vẫn chẳng thể nào từ bỏ món bánh này thì hãy làm bánh brownie bằng cách thay thế lượng nước, dầu ăn và trứng trong công thức làm bánh bằng loại coca dành cho người ăn kiêng, đảm bảo bánh vẫn mềm ngon mà bạn thì không lo tăng cân!

Bạn muốn những chiếc bánh phủ chocolate của mình bóng đẹp? Vậy bạn hãy đặt máy sấy tóc cách chiếc bánh khoảng 60cm và bật máy cho hơi nóng tỏa đều quanh chiếc bánh phủ chocolate (nhớ là lớp chocolate đã được đông lạnh rồi nhé!), chiếc bánh sẽ bóng đẹp tuyệt vời luôn đấy!

Đối với việc bảo quản, nếu chưa ăn hay sử dụng, hãy Brownie bằng giấy bạc và cho vào tủ lạnh nhé. Bánh có thể bảo quản lên đến 1 tuần trong trường hợp điều kiện bình thường.

Chúc các bạn thành công với công thức cách làm bánh Brownie này nhé!!!

Công thức làm bánh mì bí đỏ hấp dẫn ngọt ngào

Cách làm bánh mì bí đỏ giàu dinh dưỡng, với hình dáng bắt mắt và phần nhân mịn màng ngọt ngào,chỉ cần ăn thử 1 lần là mê liền đó ạ. Các mẹ nên bổ sung ngay công thức làm bánh mì bí đỏ này để làm cho các bé măm măm nha, đặc biệt là siêu dễ dụ các bé lười ăn rau.

cong-thuc-lam-banh-mi-bi-do-hap-dan-ngot-ngao-1

Nguyên liệu làm bánh mì bí đỏ bánh mì bí ngô

A - Nhân bánh

  • 50g bí đỏ
  • 50g khoai lang
  • 30g đường

B - Vỏ bánh

  • 250g bột mì 
  • 30g bí đỏ
  • 15g đường
  • 1 thìa cafe men nở
  • 1 lòng đỏ trứng
  • 150ml sữa tươi
  • 20g bơ
  • 2g muối
  • 8 hạt bí để trang trí

Cách làm bánh mì bí đỏ bánh mì bí ngô

A - Làm nhân bánh

cong-thuc-lam-banh-mi-bi-do-hap-dan-ngot-ngao-2cong-thuc-lam-banh-mi-bi-do-hap-dan-ngot-ngao-3

Bước 1: Khoai lang và bí đỏ gọt vỏ, cắt miếng nhỏ. Cho khoai vào luộc trước khoảng 3 phút thì cho bí đỏ vào vì bí đỏ nhanh chín hơn. Khi kiểm tra thấy bí đỏ và khoai đã chín thì chắt bỏ nước.

Bước 2: Sau đó nghiền mịn rồi cho đường vào trộn cùng cho đều.

Bước 3: Chia bột thành 8 phần bằng nhau, vo tròn lại rồi dùng màng bọc thực phẩm phin lại cho nhân không bị khô.

B - Làm vỏ bánh

cong-thuc-lam-banh-mi-bi-do-hap-dan-ngot-ngao-4cong-thuc-lam-banh-mi-bi-do-hap-dan-ngot-ngao-5

Bước 4: Trong 1 tô cho bột mì, sữa tươi vào trộn đều. Sau đó thêm bơ đã quay nóng chảy cùng với lòng đỏ trứng, đường, bí đỏ nghiền, men nở trộn đều. Cho vào máy nhồi bột nhồi cho tới khi được cục bột mịn mượt. Nếu không có máy bạn có thể nhồi bằng tay cho tới khi bột mịn màng là được.

Bước 5: Lấy một khăn ẩm phủ lên mặt bột, ủ bột 40 phút cho bột nở gấp đôi. Chia bột thành 8 viên nhỏ. Sau đó cán mỏng, đặt nhân bánh vào giữa miếng bột, vo tròn lại.

Bước 6: Dùng dây sợi buộc viên bánh lại thành 8 miếng.

Bước 7: Buộc chặt lại. Để bột nghỉ thêm 30 phút nữa sau đó ấn hạt bí lên trên mặt bánh giống như núm của quả bí đỏ.

Bước 8: Bật lò nướng ở 180 độ C trước 10 phút. Nướng bánh từ 15 - 20 phút là bánh chín. Dùng kéo để cắt bỏ phẩn dây buộc.

cong-thuc-lam-banh-mi-bi-do-hap-dan-ngot-ngao-6cong-thuc-lam-banh-mi-bi-do-hap-dan-ngot-ngao-7

cong-thuc-lam-banh-mi-bi-do-hap-dan-ngot-ngao-8

Chúc các bạn thành công và thực hiện thêm nhiều công thức làm bánh mì ngon - bổ - rẻ nữa nha !!!
 

Bếp Bánh Template by Ipietoon Cute Blog Design