Thứ Năm, 23 tháng 9, 2021

Cách làm bánh đúc Tàu Hải Phòng món ăn gây thương nhớ

Bánh đúc Tàu luôn lọt TOP các món ăn nhất định phải ăn khi tới Hải Phòng, mang một vẻ rất riêng, hoàn toàn khác biệt với các loại bánh đúc nóng Hà Nội hay bánh đúc lá dứa... Món ăn cực kỳ gây thương nhớ cho người Hải Phòng xa xứ!!!

cach-lam-banh-duc-tau-hai-phong-1

Nguyên liệu

Phần bột bánh đúc Tàu Hải Phòng

  • 300g Bột gạo lọc
  • 650ml Nước ấm 35 – 40 độ C
  • ½ thìa cafe Muối

Phần nhân bánh đúc Tàu Hải Phòng

  • 400g Đu đủ xanh/su hào
  • 250g Tôm rửa sạch, cắt bỏ phần đầu
  • 250g Thịt ba chỉ cắt nhỏ
  • 20g Nấm mèo cắt nhỏ
  • Hành khô
  • Gia vị: màu điều, muối, mắm, hạt tiêu, bột nêm,…

Nước chấm bánh đúc Tàu Hải Phòng

  • Tỏi, ớt, giấm, nước mắm, đường

Cách làm

Bước 1: Pha bột làm bánh đúc Tàu Hải Phòng
- Hòa tan bột, muối với nước ấm. Dùng phới lồng khuấy cho bột tan đều, lược qua rây để loại bỏ hoàn toàn phần bột vón cục.
- Để bột nghỉ trong khoảng thời gian từ 30-60'. Sau đó khuấy đều bột lại một lần nữa trước khi mang đi hấp.

Bước 2: Hấp bột làm bánh đúc Tàu Hải Phòng
- Cho khuôn bánh vào nồi hấp và làm nóng trong khoảng từ 5-10'. Khi nước trong nồi hấp sôi thì khuấy đều bột, thêm vào lớp bột thứ nhất với độ dày khoảng 0.5cm. Lưu ý dùng khăn phủ kín miệng nồi hấp để tránh tình trạng nước rơi rớt vào bột.
- Khi thấy lớp bột đặc lại thì tiếp tục thêm lớp bột thứ hai, thứ 3… lặp lại cho đến khi hết bột. Không cần phải đợi lớp bột chín mới cho lớp bột tiếp theo vào vì như vậy bánh dễ bị tách lớp, ăn không ngon. Thời gian hấp cho mỗi lớp bánh khoảng 4 – 5 phút với lửa trung bình lớn.
- Khi đã cho hết bột vào nồi hấp, nấu thêm trên bếp từ 20-30' để các lớp bột chín hoàn toàn. Dùng que xuyên qua lớp bột, nếu que có bám một ít bột đặc là đã bột đã chín. Lấy bột ra khỏi nồi hấp, để nguội.

Bước 3: Làm nhân bánh đúc Tàu Hải Phòng
- Đu đủ/su hào xanh gọt vỏ, rửa sạch và cắt hạt lựu. Sau đó mang đi luộc trên bếp cho chín tới khoảng 2-3', không luộc quá lâu sẽ mất đi độ giòn. Vớt ra cho ngay vào nước lạnh, rửa lại với nước sạch và để ráo nước. Thêm 3 thìa cafe màu điều, trộn đều.
- Trộn thịt và tôm cùng với nhau rồi nêm gia vị gồm: 1 thìa cafe hạt nêm, ⅓ thìa cafe muối, ⅓ thìa cafe đường rồi trộn đều. Sau đó cho 2 thìa cafe dầu màu điều để tạo màu sắc cho nhân bánh. Để 30 phút cho nhân ngấm gia vị.

cach-lam-banh-duc-tau-hai-phong-2

Bước 4: Xào nhân bánh đúc Tàu Hải Phòng
- Bắc chảo lên bếp, thêm dầu và phi thơm với hành. Cho phần nhân tôm thịt vào và đảo đều trên lửa lớn, xào cho đến khi phần tôm thịt chín hoàn toàn, khô nước thì hạ lửa trung bình.
- Sau đó, tiếp tục xào ở lửa trung bình nhỏ cho tới khi nhân hơi quắt lại là được. Cho nấm mèo vào xào cùng và đảo đều. Có thể nêm nếm lại gia vị cho phù hợp với khẩu vị.

Bước 5: Làm nước chấm bánh đúc Tàu Hải Phòng
- Cho 4 chén nước lọc vào tô lớn, thêm 1 chén đường. Tiếp tục thêm ¼ chén nước mắm và ¾ chén giấm vào tô rồi khuấy đều cho đường tan.
- Cho tỏi, ớt băm nhuyễn vào là hoàn tất phần nước chấm. Lượng ớt tỏi hay tỷ lệ nước chấm có thể thay đổi tùy thuộc vào khẩu vị của bạn.

cach-lam-banh-duc-tau-hai-phong-3

Lấy bột bánh đúc Tàu trong khuôn, cắt nhỏ thành miếng vừa ăn. Cho phần nhân lên trên mặt bánh, trước tiên là đủ đủ, sau đó là thịt tôm nấm mèo. Thêm mắm, hành phi và đánh chén!!!

Thứ Sáu, 3 tháng 9, 2021

Cách làm bánh cheesecake vị tiramisu

Để mà nói về dóng bánh lạnh thì có quá nhiều công thức làm bánh ngon, và cũng không cần phải miêu tả hoa mĩ về hương vị của dòng bánh này nữa. Thế nhưng để kết hợp được với các loại bánh khác nhau, làm tôn lên mĩ vị đặc trưng của mỗi loại bánh, thì chắc chỉ có tiramisu.

Công thức làm bánh phô mai vị tiramisu - cheesecake tiramisu dưới đây sẽ là một minh chứng cho các baker!

cach-lam-banh-cheesecake-vi-tiramisu

Nguyên liệu làm bánh cheesecake tiramisu

  • 250gr bánh sampa (có thể tự làm tại nhà bánh lady fingers)
  • 3 tbs bơ chảy
  • 6 tbs rượu sữa Baileys
  • 680gr cream cheese
  • 227gr mascarpone cream cheese
  • 160gr đường trắng
  • 2 quả trứng
  • 4 tbs bột mì đa dụng
  • Khuôn tháo đế 21-23cm

Cách làm bánh cheesecake tiramisu

Bước 1: Bật lò nhiệt 175 độ. Đặt sẵn khay nướng có đổ nước ngập đến 1 nửa khay ở vị trí thấp của lò.

Bước 2: Cách làm đế bánh cheesecake

- Cho bánh sampa vào máy sinh tố xay vụn, đem trộn đều với bơ chảy rồi cho thêm 1/3 rượu vào.

- Ấn đều hỗn hợp bánh chặt xuống đáy khuôn.

Bước 3: Cách làm phần cheese

- Dùng máy đánh trứng đánh hỗn hợp cream cheese, mascarpone và đường cho nhuyễn đều. Cho nốt số rượu còn lại vào, trộn đều.

- Cho từng quả trứng và bột vào hỗn hợp kem vừa đánh, dùng cái vét bột trộn thật từ từ cho hỗn hợp quện đều. Không trộn quá lâu hoặc quá kĩ.

- Đổ hỗn hợp cheese vào khuôn bánh sampa ở bước trên.

Bước 4: Nướng bánh cheesecake tiramisu

- Có thể đặt khuôn ngập trong khay nướng để nướng kiểu cách thủy hoặc đặt khuôn ở vị trí giữa lò (khay nướng có nước để ở vị trí thấp nhất tạo hơi nước liên tục trong lò). Nướng 40-45 phút.

- Để bánh nguội dần trong lò 20-25 phút rồi đem ra ngoài cho nguội hẳn.

Cất bánh ngăn mát tủ lạnh, để lạnh qua đêm sẽ ngon hơn. Khi mang ra dùng có thể trang trí bánh bằng bột cacao, vụn chocolate, kem tươi, trái cây tươi cho đẹp mắt. Chúc các bạn thành công!

Cách làm bánh đúc keto không sợ béo

Thèm ăn bánh đúc mà sợ béo? Thì triển ngay cách làm bánh đúc keto chứ còn gì nữa!!! Ngọt thì làm bánh đúc lá dứa keto, mặn thì làm bánh đúc mặn nhân tôm thịt đầy đủ, gì cũng chiều lòng luôn!!!

1, Cách làm bánh đúc gân lá dứa keto

Nguyên liệu làm bánh đúc lá dứa keto cho người ăn kiêng

  • 400ml nước cốt dừa
  • 200ml nước cốt lá dứa
  • 1 gói bột rau câu dừa 
  • 11 gói đường ăn kiêng 
  • 1/2 muỗng cf bột nở 
  • 1/2 muỗng cf bột cacao 
  • 1 ít bột vani 
  • 85g dầu dừa
  • 1 ít mè trắng rang
cach-lam-banh-duc-keto-khong-so-beo-banh-duc-la-dua-keto

Cách làm bánh đúc lá dứa keto ít calo không sợ béo

Bước 1: Khuấy bột bánh đúc rau câu
- Cho 5 gói đường ăn kiêng và gói bột rau câu vào tô rồi đỏ từ từ 700ml nước vào.
- Chia đôi phần bột rau câu và cho vào một phần 200ml nước cốt dừa, phần còn lại cho 200ml nước cốt lá dứa sau đó khuấy đều 2 hỗn hợp.
- Nấu 2 hỗn hợp với lửa vừa cho nóng để bột rau câu tan ra hết thì múc 2 phần rau câu ra.

Bước 2: Đổ bánh đúc lá dứa keto
- Cho phần rau câu nước cốt dừa vào một cái khuôn và để nguội.
- Khi phần rau câu trắng se mặt thì cho phần rau cân lá dứa vào. dùng muỗng khuấy để tại vân cho món bánh thêm đẹp mắt.

Bước 3: Nấu nước cốt và nước đường
- Nấu 200ml nước cốt dừa còn lại cùng 3 gói đường ăn kiêng vào nồi rồi lên bếp nấu với lửa vừa cho nước cốt nóng sệt lại và đường tan hết.
- Trộn 85g dầu, 3 gói đường ăng kiêng, 1/2 muỗng cà phê bột nở, 1/2 muỗng cà phê bột cacao, 1/2 ống bột vani khuấy đều.
- Cho hỗn hợp dầu dừa lên bếp khuấy tan/

Cắt bánh đúc lá dứa ra, rưới nước cốt dừa và nước đường lên trên, rắc thêm ít mè nữa là hoành thành rồi!

2, Cách làm bánh đúc mặn keto rất ngon mà không sợ béo

Nguyên liệu làm bánh đúc mặn keto

** Nhân bánh
  • 150gr thịt nạc thăn
  • 30gr tôm khô
  • 3 cái nấm hương
  • 50gr cà rốt
  • 1 củ hành tây
  • 1 muỗng canh tỏi băm
  • 5gr đường ăn kiêng
  • 1 muỗng cf nước mắm
  • 1 muỗng cf dầu điều
  • 2 cây hành lá
** Bột bánh
  • 2 lòng trắng trứng
  • 10gr bột rau câu dẻo
  • 5gr đường ăn kiêng
  • 1 muỗng cf hạt nêm
  • 1 muỗng cf muối
  • 400ml nước cốt dừa
  • 700ml nước lọc

Cách làm bánh đúc mặn keto

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Thịt nạc và tôm khô rửa sạch, băm nhỏ.
- Nấm hương, cà rốt, hành tây xắt hạt lựu.

Bước 2: Xào nhân bánh đúc mặn keto
- Phi thơm tỏi băm rồi cho thịt và tôm vào xào đến khi thịt săn lại.
- Cho thêm cà rốt, nấm hương, hành tây, cùng các gia vị nước mắm + đường ăn kiêng + dầu điều vào tiếp tục đảo đều.
- Cuối cùng cho vào hành lá rồi tắt bếp.

Bước 3: Khuấy bột bánh đúc mặn keto
- Cho vào tô các nguyên liệu khô, trộn đều rồi thêm lòng trắng trứng vào đánh tan
- Lần lượt cho nước cốt dừa và nước lọc vào hỗn hợp, dùng phới lồng khuấy đều cho nguyên liệu hòa quyện với nhau. Có thể thêm nước lọc nếu muốn bánh mềm hơn.
- Lọc hỗn hợp qua rây cho mịn. Bắc nồi bột lên bếp, khuấy đều trên lửa vừa trong khoảng 5 - 6 phút cho bột chín.

Bước 4: Cách đổ bánh đúc mặn keto
- Chuẩn bị khuôn phết 1 chút dầu cho đỡ dính, sau đó đổ phần bột vừa nấu vào.
- Chờ cho phần bột đông cứng lại, phủ thêm 1 lớp nhân lên trên là hoàn tất.

cach-lam-banh-duc-keto-khong-so-beo-banh-duc-man-nhan-tom-thit-keto

Cắt bánh thành nhiều miếng nhỏ, ăn cùng nước chấm và dưa góp.

3, Ăn bánh đúc có béo không? bánh đúc chứa bao nhiêu calo?

Rất rất nhiều câu hỏi là ăn bánh đúc có béo không? ăn bánh đúc chay có mập không? bánh đúc bao nhiêu calo? bánh đúc lạc ăn chay bao nhiêu calo?

Bánh đúc được làm từ bột gạo, bột năng cùng các gia vị và topping. Cho nên mỗi loại bánh đúc lại chứa một lượng calo khác nhau, cụ thể:

  • 100g bánh đúc lạc chứa 285 calo
  • 100g bánh đúc trắng chứa 270 calo
  • 100g bánh đúc mặn chứa 290 calo
  • 1 bát bánh đúc nóng (ăn kèm thịt, mộc nhĩ, nước dùng và rau mùi) chứa 485 calo

=> Vậy nên ăn bánh đúc có béo/mập nha!!! Một người trưởng thành sẽ cần phải nạp khoảng 2000 calo/ngày, trong trường hợp nếu bạn ăn 3 bữa chính thì mỗi bữa cần cung cấp khoảng 677 calo cho cơ thể. Trong khi bánh đúc chỉ là món ăn chơi, ăn xế và để no bụng thì vẫn cần ăn bữa chính, như vậy tổng lượng calo tiêu thụ của 1 bữa bánh đúc + 1 bữa chính sẽ lớn hơn rất nhiều.

4, Mang bầu ăn bánh đúc được không?

Ăn bánh đúc khi mang thai có hại không? Thắc mắc này có rất nhiều mẹ bầu quan tâm và có 2 luồng ý kiến xung quanh vấn đề này, mấu chốt là cách làm bánh đúc có sử dụng hàn the hay không?

Cách làm bánh đúc vẫn thường được thêm hàn the để tăng độ dai cho bánh và chất phụ gia này không hề tốt cho cả mẹ và thai nhi. Nếu bà bầu hấp thụ nhiều hàn the trong thời gian mang thai có thể dẫn đến dị tật thai nhi, sinh non, thai nhi chậm phát triển,…

Ngược lại, cách làm bánh đúc không sử dụng hàn the thì mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn được! Tốt nhất là tự làm bánh đúc tại nhà để đảm bảo vệ sinh và an toàn, lưu ý lượng calo trong bánh đúc đã nói ở trên để tính ra khẩu phần ăn đa dạng dinh dưỡng cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Chúc các bạn thành công với 2 công thức làm bánh đúc keto độc đáo trên đây nhé!

Bánh đúc lạc công thức dùng vôi và không cần vôi

Bánh đúc thì có quá nhiều phiên bản, mỗi vùng miền lại có một cách làm bánh đúc khác nhau, nhưng tựu chung thì đều gây thương nhớ cho người thưởng thức.

Dưới đây Bếp Bánh sẽ chia sẻ cho các bạn 2 công thức làm bánh đúc lạc đơn giản nhưng cực kỳ là ngon và được yêu thích. 2 công thức làm bánh đúc lạc sử dụng vôi và không sử dụng vôi, cách ăn bánh đúc lạc nữa nhé! 

banh-duc-lac-cong-thuc-dung-voi-va-khong-can-voi-1

1. Công thức làm bánh đúc lạc sử dụng vôi truyền thống

Cách làm bánh đúc truyền thống thường sử dụng nước vôi trong để giúp bánh có độ cứng và giòn ngon. Bánh đúc lạc chấm tương bần là đúng chuẩn kiểu bánh đúc ăn chay thanh nhẹ, thường bán vào những ngày rằm và mùng 1 trên các tuyến phố Hà Nội.

Nguyên liệu làm bánh đúc lạc miền Bắc truyền thống

  • 100g lạc
  • 50g vôi bột
  • 1lít nước lọc
  • 500g bột gạo
  • 50g bột năng
  • 5g muối trắng
  • 70ml dầu ăn

Cách làm bánh đúc lạc dùng vôi truyền thống

Bước 1: Lạc ngâm với nước lạnh 3 tiếng cho mềm. Sau đó rửa sạch, cho vào nồi luộc với xíu muối cho chín thật kỹ. Sau đó xả sạch lại với nước rồi để khô.

Bước 2: Lấy 250ml nước hòa tan vôi bột. Đợi vôi lắng xuống gạn lấy phần nước vôi trong.

Bước 3: Cho bột gạo + bột năng + 750ml nước còn lại + phần nước vôi trong đã gạn được + muối trắng + dầu ăn khuấy thật đều.

Bước 4: Bắc nồi bột lên bếp nấu sôi với lửa vừa. Khi sôi thì hạ lửa nhỏ, khuất đều tay và liên tục khoảng 30 phút, bột bắt đầu có độ đặc dần, có màu nâu nhạt thì cho toàn bộ phần lạc đã luộc chín vào, đảo thật đều và khuấy thêm 5 phút nữa.

Bước 5: Tắt bếp và cho phần bột đã chín vào khuôn để nguội là được bánh đúc lạc đặc quánh, mềm ngon. Cắt bánh đúc lạc thành miếng vừa ăn.

banh-duc-lac-cong-thuc-dung-voi-va-khong-can-voi-2

2. Cách làm bánh đúc lạc không cần vôi

Nguyên liệu làm bánh đúc lạc ăn chay không cần vôi

  • 100gr lạc (đậu phộng)
  • 1 thìa cf muối
  • 125gr bột gạo lọc
  • 125gr bột khoai tây
  • 1 lít nước nước
  • 1 chút dầu ăn

Cách làm bánh đúc lạc chay không cần nước vôi

Bước 1: Trộn bột làm bánh đúc lạc không cần vôi
- Rây mịn bột vào tô lớn, thêm 500ml nước, dùng phới lồng khuấy đều hỗn hợp bột cho đến khi tan hết.
- Có thể lược qua rây để loại bỏ hoàn toàn phần bột bị vón cục. Ngâm bột trong thời gian 30 phút.
Lưu ý: tỉ lệ bột gạo và bột khoai tây là 1:1, nếu không có bột khoai tây thì sử dụng 100% bột gạo, nhưng nhớ nên ngâm bột cho bột mềm hơn.

Bước 2: Nấu lạc (đậu phộng) làm bánh đúc
- Ngâm lạc 5 tiếng hoặc ngâm qua đêm. Vớt lạc ra, rửa lại bằng nước sạch.
- Cho lạc vào nấu sôi trong thời gian 2 – 5 phút, sau đó trút bỏ phần nước luộc lạc và thêm vào 500ml nước lọc + 1 thìa cafe muối. Nấu tiếp 5 – 10 phút cho đến lạc mềm thì tắt bếp.
- Vớt lạc ra tô, để ráo. Phần nước luộc giữ lại để khuấy bột bánh đúc.

Bước 3: Quấy bột bánh đúc
- Cho từ từ phần nước luộc lạc còn nóng vào phần bột, đồng thời khuấy đều. Không cho hết nước vào một lần vì như vậy bột sẽ bị chín không đều.
- Dùng một nồi to để khuấy bột bánh đúc, bắc nồi lên bếp, đổ toàn bộ phần bột vào nồi và quấy liên tục ở mức lửa trung bình. Khi thấy có hơi nước bốc lên, bột dính đáy nồi thì hạ lửa xuống mức thấp hơn.
- Khuấy liên tục để bột không bị bén nồi, sau 5 – 10 phút, bột sẽ đặc dần, mịn. Lúc này tăng nhiệt lên mức trung bình và quấy liên tục cho bột dẻo quánh, trong hơn và tạo thành khối đặc là được.
- Thêm 1 thìa canh dầu ăn vào bột, tiếp tục quấy cho bột trong hơn, dẻo, đặc và sôi lên thì thêm phần lạc vào trộn đều. Lúc này bột thành khối đặc rất khó trộn, có thể dùng máy đánh trứng để trộn sẽ dễ dàng hơn.

Sau khi bột đã đạt yêu cầu đặc, không chảy thì đổ ngay phần bột bánh đúc lạc còn nóng ra mặt phẳng rộng, có thể là lá chuối hoặc mâm. Dàn mỏng bột có độ dày từ 1 – 1.5cm. Để bột nguội hoàn toàn mới cắt bánh vì khi nóng bột dẻo rất khó cắt.

3. Bánh đúc chấm gì? Cách pha nước chấm ăn bánh đúc lạc

Thắc mắc bánh đúc ăn chay được không? Thì chính là phiên bản bánh đúc lạc chấm tương bần, kiểu bánh đúc miền Bắc đó ạ.
  • Cách pha tương bần chấm bánh đúc: Cho 2 thìa cf tương bần + 3 thìa cf nước ấm + 1 thìa cf đường rồi khuấy đều. Sau đó, bạn vắt 1 ít nước cốt chanh là đã có thể dùng chấm bánh đúc được rồi.
Ngoài ra, bánh đúc lạc còn ăn với mắm tôm hoặc chấm mắm tôm cũng vô cùng gây thương nhớ cho những ai đã ăn thử. Bánh đúc ăn với ăn với mắm tôm thì khá phổ biến ở Sài Gòn, nhưng mà bánh đúc mắm tôm thì không phải ăn chay nha.
  • Cách pha mắm tôm chấm bánh đúc: Cho 2 thìa cf mắm tôm + 1,5 thìa cf đường + vắt quất + ớt + 1 thìa cf nước ấm rồi khuấy đều là được.
banh-duc-lac-cong-thuc-dung-voi-va-khong-can-voi-3

banh-duc-lac-cong-thuc-dung-voi-va-khong-can-voi-4

Chúc các bạn thành công!

Thứ Năm, 2 tháng 9, 2021

Vào thu làm bánh đúc nóng Hà Nội

Mấy chục ngày giãn cách từ hè sang thu làm thèm quá trời món, thèm nhất là bát bánh đúc nóng hổi, mềm mềm dẻo dẻo ăn vào mỗi buổi chiều sau khi tan làm. Quà chiều Hà Nội thực sự đúng là thứ khiến chúng ta nhung nhớ mà... Bánh đúc nóng ở  Hà Nội có bán nhiều, Bếp thì ăn ở chợ Thành Công vì gần nhà nhưng thấy hơi mặn (do ăn rất nhạt) và thi thoảng ăn bánh đúc nóng Lê Ngọc Hân thì vừa miệng hơn.

Mà bây giờ tuân thủ giãn cách thì mặn hay vừa thì vẫn tự làm bánh đúc tại nhà thôi, không khó chút nào đâu!!! Một số bạn cứ hỏi bánh đúc làm từ bột gì? thì là bột gạo và bột năng nha, rất phổ biến mà.

vao-thu-lam-banh-duc-nong-ha-noi-1

Nguyên liệu làm bánh đúc nóng Hà Nội

Phần bột làm bánh đúc nóng

  • 100gr bột gạo tẻ
  • 50gr bột năng
  • 1/2 thìa cf muối
  • 600-650ml nước
  • 60ml dầu ăn

Phần nhân bánh đúc nóng Hà Nội

  • 200gr thịt lợn xay
  • 1/2 củ hành tây
  • Hành khô phi
  • 5 cây nấm hương
  • 3 cái mộc nhĩ
  • Mùi ra, hành lá
  • Hạt nêm, bột canh, hạt tiêu

Phần nước chan bánh đúc nóng

  • 500ml nước ninh xương (có thể dùng xương gà hoặc lợn)
  • 1 thìa dấm
  • 1 thìa canh đường
  • 2 thìa canh nước mắm
  • Đường, mắm, muối, tiêu, ớt, giấm... hoặc nước cốt chanh. (Không có nước ninh xương thì ăn cùng nước mắm chua ngọt)

Cách làm bánh đúc nóng Hà Nội

Bước 1: Trộn bột làm bánh đúc nóng
- Trộn đều bột gạo, bột năng và muối rồi thêm nước. Đổ nước từ từ cho bột tan hết.
- Để bột trong 1-1,5 giờ hoặc qua đêm (để bột nở đều).

Bước 2: Cách làm nhân bánh đúc nóng Hà Nội
- Ướp thịt băm với 1 thìa cf bột nêm, 1/2 thìa cf bột canh, 1/2 thìa cf bột tiêu. Trộn đều ướp 15 phút cho ngấm.
- Mộc nhĩ, nấm hương ngâm nở, rửa sạch, thái sợi, băm nhỏ.
- Hành tây băm nhỏ. Rau mùi, hành lá thái nhỏ.
- Đun nóng dầu ăn trong chào, đổ hành tây vào xào qua, tiếp đến xào thịt băm chín tới thì đổ nấm hương mộc nhĩ vào. Cho hành lá thái nhỏ, đảo qua rồi tắt bếp.

Bước 3: Khuấy bánh đúc
- Phần bột sau khi để đủ thời gian thì sẽ thấy có nước trắng phía trên, chắt bỏ phần nước này và thêm vào nước sạch.
- Cho bột vào nồi khuấy đều, khi hơi đặc thì hạ nhỏ lửa (có thể cho thêm nước nếu thấy bột quá đặc). Cho dầu ăn vào, tiếp tục đảo cho đến khi bột quện với dầu ăn mịn màng và chín thì tắt bếp.

Bước 3: Cách làm nước chan bánh đúc nóng
- Đổ nước ninh xương vào nồi, thêm nước mắm, đường, dấm khuấy đều, đun sôi, nêm nếm cho vừa khẩu vị rồi tắt bếp.
- Nếu không làm nước xương thì có thể làm nước mắn chua ngọt để chan.

vao-thu-lam-banh-duc-nong-ha-noi-2

Khi ăn múc bánh đúc ra bát, thêm phần thịt băm xào thơm, hành khô, rau mùi thái nhỏ, chan nước chan đã đun sôi, tất cả các nguyên liệu phải nóng bánh sẽ luôn mềm thơm ngon. Chúc các bạn thành công!

Chủ Nhật, 29 tháng 8, 2021

Tươi mát cách pha cold brew cam sả

Cold brew cam sả là một biến tấu thú vị với những nguyên liệu đơn giản, dễ tìm. Vị chua dịu của cam và hương thơm của sả giúp ly cà phê trở nên tươi mát hơn nhiều.

Cold brew là cách pha cà phê lạnh, sử dụng nước lạnh hoặc nước ở nhiệt độ phòng. Cà phê được ủ trong một khoảng thời gian dài để tạo ra hương vị mượt mà và ngọt ngào hơn, ít chua hơn so với cà phê pha nóng. Thời gian ngâm càng lâu thì chiết xuất cafe ra càng nhiều, vì thế vị chua tự nhiên cũng nhiều hơn, nên tùy thuộc vào khẩu vị mà xác định thời ngâm phù hợp.

tuoi-mat-cach-pha-cold-brew-cam-sa-1

NGUYÊN LIỆU PHA COLD BREW CAM SẢ

  • 2-3 nhánh sả
  • 1 trái cam Mỹ
  • 4-5 muỗng cà phê đường
  • 100ml cà phê cold brew
  • Đá viên

CÁCH PHA CHẾ COLD BREW CAM SẢ

Cách pha Cold Brew tại nhà không cần dụng cụ chuyên dụng

Để pha coffee cold brew các bạn cần chuẩn bị bột cà phê rang xay và nước lạnh theo tỉ lệ 1:10, cứ 100gr cà phê thì 1000ml nước lạnh.

Đầu tiên, lần lượt cho xen kẽ 50gr bột cà phê với 500ml nước lạnh vào bình hãm, cho xen kẽ đến khi hết số bột cafe đã chuẩn bị. Dùng đũa khuấy đều cho bột cà phê ngấm nước, sau đó dùng 1 miếng vải hoặc khăn sạch đậy kín miệng bình, ngâm từ 12-24 tiếng.

Sau khi ngâm đủ thời gian thì tiến hành lọc bã cafe là đã có được phần cà phê cold brew để làm cold brew cam sả rồi.

tuoi-mat-cach-pha-cold-brew-cam-sa-2

Bước 1: Sả cây rửa sạch, đập dập đầu, cắt khúc nhỏ. Cam rửa sạch cắt thành lát, độ dày khoảng 0,3 - 0,5cm

Bước 2: Cho cam và sả vào cốc, dùng chày nhỏ dầm mạnh khoảng 10 lần

Bước 3: Khuấy đều 5-6 muỗng cà phê đường với 100ml cold brew

Bước 4: Cho đá vào cốc cam sả phía trên rồi đổ hỗn hợp cold brew vào. Có thể trang trí thêm bằng cam cắt lát và 1 nhánh hương thảo

Chúc các bạn thành công!

Thứ Bảy, 28 tháng 8, 2021

4 công thức làm chè chuối ngon bá cháy

Để thực hiện cách nấu chè chuối ngon nhất, chị em nên lưu ý vài điểm sau đây nhé: nên chọn chuối sứ (chuối tây) chín sẽ thơm và dẻo hơn chuối tiêu. Bột sắn dây để làm cho chè sánh mịn hơn, nhưng nếu không có thì thay thế bằng bột ngô, bột năng cũng được.

1. CHÈ CHUỐI CỐM RANG

Nguyên liệu làm chè chuối cốm rang cho 4 người

  • 4 quả chuối sứ 
  • 50gr cốm
  • 200gr gạo nếp
  • 150ml nước cốt dừa
  • 6 thìa cà phê đường trắng 
  • 1/3 thìa cà phê muối
  • 4 miếng lá chuối 
  • 2 thìa cà phê bột năng

4-cong-thuc-lam-che-chuoi-ngon-ba-chay-che-chuoi-com-rang

Cách làm chè chuối cốm rang

Bước 1: Gạo nếp vo sạch, ngâm qua đêm

Bước 2: Chuối lột bỏ vỏ, ướp với 1 thìa cà phê đường trắng trong 15 phút cho ngấm

Bước 3: Gạo sau khi ngâm, vớt ra, trộn cùng 1/3 thìa cà phê muối, hấp chín. Thi thoảng đảo đều, nếp chín, cho nước cốt dừa vào, tiếp tục dùng đũa xới đều rồi cho ra đĩa và để nguội

Bước 4: Trải 1 tấm màng bọc thực phẩm, cho cơm nếp vào dàn mỏng đều. Sau đó, đặt chuối vào giữa và gói cho kín chuối lại

Bước 5: Trải từng miếng lá chuối đã rửa sạch, cho từng trái chuối đã bọc nếp lên, gói lại

Bước 6: Xếp lên khay nướng, bỏ vào lò đã bật nóng ở 250°C, nướng đến khi nếp chín vàng

Bước 7: Cốm cho vào chảo, rang vàng

Bước 8: Cho 200ml nước cốt dừa vào nồi, thêm 5 thìa cà phê đường, 2 thìa cà phê bột năng vào khuấy đều. Vừa đun, vừa khuấy đến khi nước cốt dừa sánh đặc

Bước 9: Cắt chuối thành từng khoanh nhỏ vừa ăn, cho vào chén, chan nước cốt dừa và rắc cốm lên trên rồi thưởng thức

2. CHÈ CHUỐI CHƯNG

Nguyên liệu làm chè chuối chưng

  • 5-6 trái chuối sứ
  • 400ml nước
  • 400ml nước cốt dừa
  • 50gr bột báng
  • 50gr bột khoai
  • 120gr đường
  • 1 muỗng cà phê muối
  • 2 nhánh lá dứa
  • Đậu phộng rang đã giã
4-cong-thuc-lam-che-chuoi-ngon-ba-chay-che-chuoi-chung

Cách làm chè chuối chưng

Bước 1: Rửa sạch, ngâm bột khoai và bột báng trong nước ấm khoảng 2 tiếng

Bước 2: Cắt chuối thành lát tròn, ướp cùng muối và muỗng canh đường trong 15 phút

Bước 3: Đun sôi 400ml nước với lá dứa, thêm nước cốt dừa, chuối, đường và nấu trong 5 phút

Bước 4:  Khi chuối đã chín khoảng 70%, thêm bột khoai, bột báng vào và tắt bếp sau 10 phút

Bước 5:  Rải đều đậu phộng đã giã lên và thưởng thức

3. CHÈ CHUỐI TRÂN CHÂU

Nguyên liệu làm chè chuối trân châu cho 3 người ăn

  • 6 quả chuối chín
  • 1 lon nước cốt dừa
  • 1lit nước
  • Thạch rau câu, hạt trân châu, hạt é, dừa tươi bào sợi, dừa khô, lạc rang
  • Đường, muối, bột sắn dây
4-cong-thuc-lam-che-chuoi-ngon-ba-chay-che-chuoi-tran-chau

Cách làm chè chuối trân châu

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

- Chuối lột vỏ, cắt tròn hoặc xéo tùy ý thích

- Ngâm chuối trong nước muối pha loãng chừng 15-20 phút cho bớt chát và chuối cũng đậm đà hơn. Sau đó với ra để ráo nước

- Có thể đem rán chuối qua với một chút bơ hoặc socola để chuối lại hơi dai và thơm ngon nhất

Bước 2: Cho nước vào nồi đun sôi thì cho đường và bột sắn dây vào khuấy đều tay cho đến khi hỗn hợp này hơi sánh lại là được. Bột sắn dây có độ nở rất cao, cho nên bạn hãy cho một cách vừa phải để không bị đặc quá

Bước 3: Cho thêm 1 ít muối (tùy ý, có thể có hoặc không). Đây chính là bí quyết của cách nấu chè chuối chưng nước cốt dừa đậm đà, béo ngậy

Bước 4: Khi nước chè sánh lại thì cho chuối vào vào khuấy đều tay trong khoảng 10 phút

Bước 5: Cho tiếp nước cốt dừa vào và đun thêm 5 phút nữa thì tắt bếp. Nhớ khuấy đều tay để nước cốt dừa hòa đều trong nồi chè. Nêm lại đường cho vừa ăn

4. CHÈ CHUỐI KHOAI LANG

Nguyên liệu làm chè chuối khoai lang

  • 4 quả chuối sứ
  • 1 củ khoai lang vàng
  • 400-500ml nước cốt dừa
  • 100gr bột báng
  • Đường đỏ hoa mai (tùy theo khẩu vị ngọt nhạt)
  • 100gr đậu phộng rang
  • 1 ống vani
  • 1 ít muối
4-cong-thuc-lam-che-chuoi-ngon-ba-chay-che-chuoi-khoia-lang

Cách làm chè chuối khoai lang

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Chuối để nguyên vỏ, luộc với chút xíu muối để giữ được hương vị và màu trắng đặc trưng của chuối. Chuối chín thì vớt ra, lột vỏ, cắt miếng xéo cho đẹp mắt rồi cho chuối vào tô và ướp với 2 muỗng canh đường trong khoảng 20 phút

– Bột báng ngâm trong nước khoảng 10 phút cho nở mềm

– Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch, ngâm nước cho sạch phần nhựa bên ngoài, để ráo và cắt thành những miếng vuông vừa ăn, đem đi hấp chín. Tùy theo sở thích màcó thể hấp cho khoai mềm hoặc vừa đủ để giữ lại độ giòn

– Đậu phộng rang đãi vỏ, giả hơi nát

Bước 2: Nấu chè chuối khoai lang nước cốt dừa

– Cho 300ml phần nước cốt dừa vào nồi với lượng nước tương đương, thêm vài hạt muối và nấu cho sôi lên. Nếu muốn ăn ngọt thì cho thêm 1,5 muỗng đường

– Khi nước cốt dừa sôi thì cho bột báng vào nấu cùng, lưu ý trong quá trình nấu thì nên khuấy liên tục, nếu không phần bột báng sẽ dính vào đáy nồi

– Tiếp theo, cho chuối + khoai lang + phần nước cốt dừa còn lại vào nấu tiếp đến khi bột báng nở đều, trong suốt là đạt

Bước 3: Hoàn thành chè chuối khoai lang nước cốt dừa

– Nêm nếm độ ngọt vừa ăn rồi tắt bếp cho vani vào, khuấy nhẹ

– Múc chè ra chén và rắc phần đậu phộng lên là có thể dùng. Chè chuối khoai lang ăn nóng hay lạnh đều ngon

5. HƯỚNG DẪN TỰ LÀM NƯỚC CỐT DỪA TẠI NHÀ

Nguyên liệu làm nước cốt dừa

  • 2 quả dừa già (khi chọn dừa bạn phải chọn quả dừa khá nặng và bạn có thể nghe thấy tiếng nước sóng sánh bên trong)
  • 4 bát nước ấm
cach-lam-nuoc-cot-dua-bep-banh

Cách làm nước cốt dừa

Bước 1: Đầu tiên là lấy nước dừa. Có thể để uống nhưng nước dừa già nước thường hơi chua. Bỏ vỏ cứng của dừa, gọt vỏ nâu

Bước 2: Sau khi bóc tất cả các lớp vỏ nâu thì rửa sạch thịt dừa bằng nước

Bước 3: Đặt dừa vào máy xay sinh tố tốc độ cao với 4 bát nước ấm. Bật máy xay sinh tố cho một vài phút, dần dần tăng tốc độ cho đến khi nó đạt đến thiết lập cao nhất. Đến khi được màu trắng sữa gần giống như sinh tố là được

Bước 5: Đem lọc thật kỹ, đến khi bã dừa khô và tơi lên. Cất nước cốt dừa vào hộp kín, bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh. Sử dụng trong vài ngày, nước cốt dừa để tủ lạnh sẽ làm cho chất béo bắt đầu tách ra khỏi sữa một chút và gây váng, nhưng chỉ cần lắc nhẹ trước khi sử dụng là được nhé.

Chúc các bạn thành công!

Thứ Sáu, 27 tháng 8, 2021

Cách làm crepe lá dứa nhân sầu riêng mịn béo

Bánh crepe lá dứa nhân sầu riêng là một món tráng miệng mang đậm hương vị nhiệt đới, kết hợp giữa sắc xanh dịu mát của lá dứa và độ béo thơm đặc trưng của sầu riêng. Vỏ bánh mềm mịn, nhân kem lạnh tan ngay trong miệng tạo cảm giác vừa thanh mát vừa quyến rũ.

Công thức làm crepe lá dứa nhân sầu riêng cực kỳ đơn giản, bạn hoàn toàn có thể tự tay làm món bánh này tại nhà để chiêu đãi gia đình hoặc dùng làm món ăn vặt đặc biệt dịp cuối tuần.

cach-lam-crepe-la-dua-nhan-sau-rieng-1

Công thức làm crepe sầu riêng lá dứa

Nguyên liệu làm vỏ bánh crepe lá dứa

  • 2 quả trứng
  • 20g đường
  • 100ml sữa tươi
  • 100ml nước cốt dừa
  • 100ml nước cốt lá dứa
  • 100g nột mì
  • 1 chút bơ để tráng bánh

Nguyên liệu làm nhân bánh crepe sầu riêng

  • 150g sầu riêng
  • 150ml whipping cream
  • 15g đường

Cách làm crepe sầu riêng lá dứa

Bước 1: Trộn bột bánh
- Cho tất cả các nguyên liệu (trừ bột mì) vào tô lớn, dùng cây đánh trứng trộn đều hỗn hợp
- Tiếp tục cho thêm 100g bột mì vào tô, rồi đánh đều tay cho đến khi hỗn hợp quyện đều vào nhau
- Rây hỗn hợp bột qua rây lọc nhiều lần để loại bỏ cặn, để vỏ bánh mịn và đẹp. Sau đó, bỏ vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 30 phút

Bước 2: Đánh bông kem whipping
- Ở một tô khác, cho 100ml whipping cream (50gr còn lại làm nhân bánh) + đường vào đánh hỗn hợp bằng máy đánh trứng cho đến khi kem bông cứng, đạt được độ đặc, mịn mượt và tạo vân rõ nét

Bước 3: Tráng bánh crepe lá dứa
- Đặt chảo chống dính lên bếp, đợi chảo hơi nóng cho 1 ít bơ vào, láng đều bơ khắp mặt chảo rồi giảm nhỏ lửa
- Dùng muôi múc hỗn hợp bột đổ vào chính giữa chảo, sau đó nghiêng chảo để phần bột tỏa tròn đều ra các phía
- Khi thấy mặt bánh hơi se lại, khéo léo trở mặt bánh ngược lại. Vì bánh mỏng nên rất nhanh chín nên bạn phải chú ý để lấy bánh ra
- Khi lấy vỏ bánh crepe ra, dùng giấy thấm dầu làm sạch bề mặt chảo và tiếp tục tráng vỏ bánh cho đến khi hết bột

cach-lam-crepe-la-dua-nhan-sau-rieng-2

Bước 4: Cuộn bánh crepe sầu riêng lá dứa
- Úp mặt bánh mịn đẹp xuống dưới, sau đó cho 1 ít sầu riêng và 1 muỗng kem vào giữa vỏ bánh
- Gói 2 mép bánh ở hai bên rồi tiếp tục gói mép trên, mép dưới để hoàn thiện bánh.

Bánh crepe lá dứa nhân sầu riêng bảo quản được bao lâu?

Với cách làm crepe lá dứa nhân sầu riêng này có thể bảo quản bánh được 2-3 ngày, chỉ cần cho vào hộp rồi đậy kín để bánh không bị khô, sau đó bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Không nên để quá lâu vì phần kem dễ chảy và mất độ tươi ngon.

Nếu để ở nhiệt độ thường, bánh chỉ bảo quản được từ 3-4 tiếng, vì nhân bánh rất dễ bị chua.



3 công thức làm kem sầu riêng không cần máy

Với 3 công thức làm kem sầu riêng mà không cần đến máy này chị em tha hồ mà nhẩn nha chiếc kem mát lạnh, giải nhiệt ngày hè rồi!

Cách làm kem sầu riêng không cần máy - Công thức 1

Nguyên liệu làm kem sầu riêng que

  • 3 múi sầu riêng lớn
  • 180ml sữa tươi có đường
3-cong-thuc-lam-kem-sau-rieng-khong-can-may-1

Cách làm kem sầu riêng que

Bước 1: Đầu tiên, lọc lấy phần thịt sầu riêng sau đó cho vào cối xay sinh tố xay nhuyễn.

Bước 2: Tiếp đến bạn thêm sữa vào cối xay, dùng thìa khuấy đều rồi nhấn nút xay thêm 30 giây nữa cho hỗn hợp quyện mịn thì đổ vào khuôn kem.

Bước 3: Cuối cùng, gắn phần que vào rồi cho vào tủ lạnh trong khoảng 4 giờ đồng hồ, khi kem đông cứng hoàn toàn thì bạn có thể lấy ra và tưởng thức!

Cách làm kem sầu riêng không cần máy - Công thức 2

Nguyên liệu làm kem sầu riêng đơn giản không cầu kỳ

  • 300g thịt sầu riêng
  • 6 lòng đỏ trứng
  • 500ml sữa
  • 250ml whipping cream
  • 80g đường
3-cong-thuc-lam-kem-sau-rieng-khong-can-may-2

Cách làm kem sầu riêng đơn giản không cầu kỳ

Bước 1: Dùng phới đánh trứng, đánh tan lòng đỏ trứng với đường.

Bước 2: Sữa cho vào nồi đun cách thủy cho nóng già, sau đó cho vào hỗn hợp trứng đường ở bước 1, đánh đều đến khi bạn thấy hỗn hợp hơi đặc và chuyển màu trắng ngà.

Bước 3: Thêm thịt sầu riêng xé nhỏ vào, trộn đều.

Bước 4: Thêm kem tươi vào, dùng máy đánh trứng đánh đều. Đến khi bạn có được một hỗn hợp đặc và đồng nhất là được.

Bước 5: Đổ hỗn hợp vào khuôn và cho vàp ngăn đá tủ lạnh khoảng 5 6 tiếng là được. Nếu cầu kỳ hơn, cứ cách khoảng 2 tiếng bạn lấy kem ra xới đều một lần; lặp lại khoảng 3 lần món kem sầu riêng sẽ tơi xốp và ngon hơn rất nhiều.

Cách làm kem sầu riêng không cần máy - Công thức 3

Nguyên liệu làm kem sầu riêng mát mịn không đá dăm

  • 200g thịt quả sầu riêng
  • 200ml sữa tươi
  • 200g kem tươi
  • 50g đường cát trắng
  • 2 lòng đỏ trứng gà
3-cong-thuc-lam-kem-sau-rieng-khong-can-may-3

Cách làm kem sầu riêng mát mịn không đá dăm

Bước 1: Nghiền nhuyễn thịt quả sầu riêng thành bột nhão. Trứng đập vỡ, bỏ lòng trắng, chỉ dùng lòng đỏ.

Bước 2: Đổ sữa ra bát, thêm lòng đỏ trứng, dùng phới lồng đánh tan hỗn hợp trứng, sữa.

Bước 3: Đổ hỗn hợp này vào chảo sâu lòng hoặc nồi nhỏ, đun sôi nhẹ quanh mép. Vừa đun vừa khuấy, lửa thật nhỏ đến khi phần hỗn hợp sữa và lòng đỏ hơi sánh đặc thì tắt bếp.

Bước 4: Trút sầu riêng vào hỗn hợp trứng sữa, trộn cho đến khi chúng hoàn toàn hòa quyện vào nhau.

Bước 5: Kế đó đổ kem tươi vào khuấy đều. Đổ hỗn hợp sữa vào âu thủy tinh sạch hoặc dụng cụ có nắp đậy, để nguội, đậy kín nắp cho vào tủ đông đá, khoảng 1-2 tiếng bạn lấy ra dùng muỗng trộn đều hỗn hợp kem cho tan đá dăm, tiếp tục đậy kín đến khi kem đông cứng hẳn.

Cực kỳ dễ cách làm panna cotta sầu riêng

Để làm panna cotta sầu riêng thì đúng chỉ cần sầu riêng phải mua thôi, còn các nguyên liệu khác Bếp Bánh nào cũng có luôn!!! Whipping cream, gelatin hay đường sữa thì quá là sẵn rồi.

Tranh thủ mùa sầu làm ngay món panna cotta sầu riêng cực kỳ đơn giản nhưng vô cùng ngon lành này thôi nào!

cuc-ky-de-cach-lam-panna-cotta-sau-rieng-1

Nguyên liệu làm panna cotta sầu riêng

  • 100g thịt sầu riêng
  • 200ml sữa
  • 200ml whipping cream
  • 50gr đường
  • 12gr bột gelatin
  • Vài lá bạc hà trang trí
cuc-ky-de-cach-lam-panna-cotta-sau-rieng-2

Cách làm panna cotta sầu riêng

Bước 1: Cho thịt sầu riêng vào máy xay cho đến khi nhuyễn mịn.

Bước 2: Chuẩn bị một nồi nhỏ, cho một nửa lượng sữa, whipping cream và đường đem đun sôi rồi để một bên.

Bước 3: Chuẩn bị một bát, cho nốt phần sữa còn lại và bột gelatin vào, hấp cách thủy cho đến khi bột hoàn toàn tan chảy.

Bước 4: Chuẩn bị một bát trộn, cho hỗn hợp sữa và thêm sầu riêng vào trộn đều theo một hướng thành hỗn hợp sánh đều.

Bước 5: Đổ hỗn hợp vào ly thủy tinh hoặc dụng cụ chứa mà bạn muốn, đặt vào ngăn mát tủ lạnh cho đến khi hỗn hợp đông lạnh.

Bước 6: Lấy panna cotta ra, trang trí bằng vài lá bạc hà phía trên cho đẹp mắt.

Chúc các bạn thành công!

Công thức bánh sầu riêng crepe ngàn lớp

Mùi vị thơm ngậy đặc trưng của sầu riêng hòa quyện với kem beo béo... tất cả cách hương vị đó được hội tụ trong cách làm bánh crepe sầu riêng ngàn lớp. Tráng bánh hơi mỏi tay tí thôi nhưng đã nghiện sầu thì món này bao đỉnh luôn!

cong-thuc-banh-sau-rieng-crepe-ngan-lop-1

Nguyên liệu làm crepe sầu riêng ngàn lớp

  • 3 quả trứng gà
  • 160g bột mì đa dụng
  • 140g đường cát
  • 30g tinh bột ngô
  • 50g bơ nhạt, đun chảy
  • 400ml sữa tươi không đường
  • 3 múi sầu riêng
  • 200ml kem whipping

Cách làm crepe sầu riêng ngàn lớp

Bước 1: Trong một âu trộn, cho trứng và 100g đường vào đánh tan bằng phới lồng. Khi trứng chuyển màu vàng nhạt mịn mượt thì rây hỗn hợp bột mì đa dụng và tinh bột ngô vào, khuấy đều.

Bước 2: Thêm sữa vào, khuấy đều bằng phới sao cho hỗn hợp thật mịn, không bị vón cục. Rót bơ đun chảy vào, khuấy đều lần nữa rồi cho âu bột vào tủ lạnh trong vòng 30 phút.

Bước 3: Bắc chảo không dính lên bếp, cho 1 xíu dầu vào, dùng giấy thấm dầu thoa đều dầu khắp chảo, chỉ còn một lớp dầu mỏng bám trong chảo. Khi chảo hơi nóng, tráng 1 lớp bột mỏng. Khi thấy mặt bột khô ráo thì lấy bánh xếp ra dĩa. Tương tự làm cho đến khi hết bột.

Bước 4: Sầu riêng bỏ hạt, lấy phần thịt cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Cho kem whipping và 40g đường vào âu, dùng máy đánh trứng đánh cho đến khi bông cứng thì thêm sầu riêng xay nhuyễn vào trộn đều bằng phới dẹt.

cong-thuc-banh-sau-rieng-crepe-ngan-lop-2

Bước 5: Đặt một chiếc bánh crepe lên đĩa, phết đều kem sầu riêng lên mặt, rồi nhẹ nhàng xếp tiếp một lớp bánh crepe khác lên. Làm lần lượt cho đến khi hết số bánh thì che lại bằng màng bọc thực phẩm và cho vào tủ lạnh khoảng 3 tiếng đồng hồ trước khi thưởng thức.


Nếu vẫn mê sầu nhưng muốn một hương vị thanh mát hơn các bạn có thể tham khảo công thức làm bánh crepe lá dứa nhân sầu riêng nhé, mát mắt hương thơm lá dứa thoang thoảng. Chúc các bạn thành công!

Loaf bread - Bánh mì nho khô

Loaf bread là loại bánh mì có dạng hình khối chữ nhật, tạo ra một ổ bánh lớn và có thể thêm nguyên liệu mặn hoặc ngọt rồi đem nướng. Công thức phổ biến bao gồm các nguyên liệu: bột mì, bột nở, kem tươi, kem bơ, trứng, đường. Bánh thường được cắ lát và ăn kèm với mứt.

Bếp Bánh sẽ tiếp tục chia sẻ cho chị em thêm một công thức loaf bread ngon miệng, dễ ăn nữa, đó chính là cách làm bánh mì nho khô nha!!!

loaf-bread-banh-mi-nho-kho-1

Nguyên liệu làm bánh mì nho khô

  • 350gr bột mì số 13
  • 4gr men
  • 150-170ml sữa
  • 1 quả trứng
  • 50-100gr nho khô
  • 50gr bơ
  • 2gr muối
  • 30gr đường
  • 10gr nước cốt chanh
loaf-bread-banh-mi-nho-kho-2

Cách làm loaf bread bánh mì nho khô

Bước 1: Pha sữa tươi với nước cốt chanh, khuấy đều và để lắng trong 10-15 phút.

Bước 2: Cho các nguyên liệu vào tô lớn theo thứ tự bột mì, men, sữa, trứng, đường, muối. Trộn đều các nguyên liệu để tạo thành khối.

Bước 3: Nhồi bột trong khoảng 10 phút, tiếp tục thêm bơ và lặp lại việc nhồi đến khi bột mịn, dai. Thêm nho vào và tiếp tục nhồi bột đều.

Bước 4: Vo tròn khối bột và ủ lần 1 trong 60 phút.

Bước 5: Cán bột mỏng và chia thành 6 phần bằng nhau, tạo hình và đặt vào khuôn nướng.

Bước 6: Tiếp tục ủ bột lần 2 trong 50-60 phút sau đó quét hỗn hợp gồm lòng đỏ trứng và sữa tươi lên bề mặt bánh.

Bước 7: Nướng nhiệt 180 độ C, thời gian 25-30 phút.

loaf-bread-banh-mi-nho-kho-3

Chúc các bạn thành công và nếu muốn tiêu thụ hết số nho khô còn dư thì mời các bạn tham khảo Cách làm bánh ngàn lớp cuộn nho khô Pain Aux Raisins hấp dẫn này nữa nhé!

Mới mẻ công thức làm bánh mì vị cà phê

Bình thường ăn bánh mì uống cafe, thì nay mình làm luôn bánh mì vị cafe xem có ra cái gì không nào?! Công thức làm bánh mì vị cà phê này là một dạng loaf bread, nên bánh rất mềm và thơm mùi cà phê nha.

moi-me-cong-thuc-lam-banh-mi-vi-ca-phe

Nguyên liệu làm bánh mì cà phê

  • 350gr bột mì số 13
  • 40gr đường
  • 4gr men
  • 160ml sữa
  • 10ml cà phê hòa tan đậm đặc
  • 1 quả trứng
  • 40gr bơ
  • 2gr muối

Cách làm bánh mì cà phê

Bước 1: Cho các nguyên liệu vào tô lớn và trộn đều theo thứ tự bột mì, men, đường, muối. Tiếp tục thêm trứng, sữa, cà phê vào và nhồi bột đến khi tạo thành khối.

Bước 2: Nhồi bột trong khoảng 10 phút sau đó thêm bơ vào và tiếp tục thao tác như vậy cho đến khi bột mịn và dai.

Bước 3: Vo tròn khối bột và ủ trong 1 tiếng.

Bước 4: Cán bột mỏng, tạo hình bánh và xếp trong khuôn.

Bước 5: Ủ bột lần 2 trong 1 tiếng, sau đó quét hỗn hợp lòng đỏ trứng và sữa tươi lên bề mặt bánh.

Bước 6  Nướng bánh nhiệt 170, thời gian 25 phút. Lấy bánh ra lò quét thêm một lớp bơ lên bề mặt để tăng độ bóng.

Chúc các bạn thành công và tỉnh táo hơn nhờ sự kết hợp làm bánh mì và cà phê này nhé!

 

Bếp Bánh Template by Ipietoon Cute Blog Design